Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tuyên ngôn Độc lập (Phần 2) SVIP
II. Tìm hiểu chi tiết
2. Tính luận chiến và tính cảm xúc
- Tính luận chiến thể hiện ở những lí lẽ và bằng chứng nêu lên trong bản Tuyên ngôn với từ ngữ và lời văn như chất vấn, kết tội kẻ thù. Ví dụ: "Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.".
- Tính cảm xúc thể hiện ở từ ngữ, lời văn khi thì dạt dào tình cảm, cảm xúc, lúc thì sục sôi, quyết liệt,... Ví dụ: "Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta."
3. Những thành công về nghệ thuật
Thành công về nghệ thuật trong văn bản Tuyên ngôn Độc lập được thể hiện trên những phương diện như: từ ngữ, biện pháp tu từ, câu khẳng định và câu phủ định.
* Từ ngữ: Thuần Việt, giản dị, trong sáng, dễ hiểu.
* Biện pháp tu từ: Sử dụng nhiều biện pháp tu từ đa dạng và hiệu quả:
- Liệt kê, điệp từ ngữ và cấu trúc:
+ Về chính trị - Chúng tuyệt đối không cho dân ta một chút tự do dân chủ nào.
+ Chúng thi hành những pháp luật dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân ta đoàn kết.
+ Chúng lập ra nhiều nhà tù nhiều hon trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
+ Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.
+ Chúng dùng thuốc phiện, rượu, cồn, để làm cho nòi giống ta suy nhược.
+ Về kinh tế - Chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xác xơ, tiêu điều.
...
- Lặp cấu trúc: Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập! Biện pháp lặp cấu trúc "Một dân tộc đã gan góc..." có tác dụng nhấn mạnh ý chí chiến đấu kiên cường, bền bỉ của dân tộc ta, để từ đó Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định dân tộc ta xứng đáng được hưởng nền độc lập, tự do, hạnh phúc.
- Ẩn dụ: Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học; Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. Biện pháp tu từ ẩn dụ được thể hiện ở chỗ dùng từ "nhà tù" để chỉ sự kìm kẹp, giam hãm của thực dân Pháp đối với dân ta, dùng từ "tắm" để nói về sự tàn ác, dã man của thực dân Pháp đối với những cuộc nổi dậy của nhân dân ta. Như vậy, biện pháp tu từ ẩn dụ ở đây có tác dụng làm tăng tính gợi hình và tính hàm súc cho câu văn.
* Câu khẳng định và câu phủ định: Hầu như đại đa số các câu văn trong bản Tuyên ngôn đều diễn đạt bằng câu khẳng định và câu phủ định.
4. So sánh, mở rộng về nội dung
So sánh bản Tuyên ngôn Độc lập với Sông núi nước Nam (khuyết danh) và Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi), chúng ta có thể nhận thấy rằng bản Tuyên ngôn của Chủ tịch Hồ Chí Minh có chung tư tưởng và cảm hứng so với hai tác phẩm kể trên, cụ thể:
- Đều tràn đầy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc.
- Thể hiện tinh thần quyết tâm, "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", không chịu sống cuộc sống nô lệ.
- Thể hiện rõ tinh thần nhân đạo, "đối với nước Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo".
=> Từ đó, ta có thể thấy, bản Tuyên ngôn Độc lập là kết tinh tư tưởng không chịu sống quỳ, ý chí quyết tâm giữ gìn độc lập dân tộc, tinh thần yêu nước và nhân ái, khoan dung của truyền thống dân tộc ta từ ngàn xưa.
III. Tổng kết
1. Nội dung
2. Nghệ thuật
- Sử dụng từ ngữ thuần Việt, giản dị, dễ hiểu.
- Kết hợp sử dụng nhiều biện pháp tu từ.
- Sử dụng nhiều câu khẳng định và câu phủ định.
- Thể hiện rõ ràng đặc điểm của văn nghị luận: Tính luận chiến và tính cảm xúc.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây