Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Thực hành tiếng Việt: Biện pháp nói quá SVIP
I. NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC DỤNG CỦA BIỆN PHÁP TU TỪ NÓI QUÁ
1. Đặc điểm của biện pháp tu từ nói quá
Biện pháp tu từ nói quá có đặc điểm: luôn phóng đại tính chất, quy mô của sự vật, hiện tượng được nói tới.
Ví dụ:
Con rận bằng con ba ba
Đêm nằm nó ngáy cả nhà thất kinh.
(Ca dao)
Ở câu ca dao này, độ lớn của con rận và tác động của tiếng ngáy mà nó phát ra là không thể tin được, vì đã được phóng đại đến mức phi lí.
2. Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá
Biện pháp nói quá có tác dụng: gây ấn tượng đặc biệt, tăng sức biểu cảm hoặc gây cười.
Ví dụ:
(1) Dời non lấp biển (Thành ngữ)
(2) Làm trai cho đáng nên trai
Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng.
(Ca dao)
Ở câu (1), thực tế cho thấy dời non lấp biển là một việc quá lớn, phi thường.
Câu (2) vẽ nên một tình huống hài hước: cái gọi là sự nghiệp "lớn lao" của kẻ làm trai ở đây rốt cục chỉ thể hiện ở chỗ cố gắng làm sao để gánh cho nổi hai hạt vừng.
II. BÀI TẬP THỰC HÀNH: BIỆN PHÁP TU TỪ NÓI QUÁ
1. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nói quá trong những câu tục ngữ sau:
a. Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng Mười chưa cười đã tối.
b. Ngày vui ngắn chẳng tày gang.
c. Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn.
2. Cho biết trong những câu sau, câu nào là nói quá, câu nào là nói khoác. Từ đó, nêu sự khác nhau giữa nói khoác và nói quá.
a. Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
(Ca dao)
b. Trời nóng quá, mồ hôi nhỏ xuống ướt sũng cả sàn nhà.
c. Đời người có một gang tay
Ai hay ngủ ngày còn có nửa gang.
(Ca dao)
d. Bài văn này tôi chỉ làm vèo trong năm phút, thể mà vẫn viết được ba trang.
3. Hãy đặt 4 câu, mỗi câu sử dụng một trong các cụm từ có biện pháp tu từ nói quá sau đây.
a. buồn nẫu ruột
b. rụng rời chân tay
c. cười vỡ bụng
d. mệt đứt hơi
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây