Bài học cùng chủ đề
- Tri thức về thơ bốn chữ, năm chữ
- Văn bản: Đồng dao mùa xuân
- Thực hành tiếng Việt từ văn bản Đồng dao mùa xuân
- Văn bản: Gặp lá cơm nếp
- Văn bản: Trở gió
- Thực hành tiếng Việt (Nghĩa của từ ngữ. Biện pháp tu từ)
- Viết: Tập làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
- Viết: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
- Nói và nghe: Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống (được rút ra từ tác phẩm văn học đã đọc)
- Thực hành đọc: Chiều sông Thương
- Phiếu bài tập kĩ năng đọc - Văn bản trong SGK
- Phiếu bài tập kĩ năng đọc - Văn bản trong SGK (tự luận)
- Phiếu bài tập kĩ năng đọc - Văn bản ngoài SGK
- Phiếu bài tập kĩ năng đọc - Văn bản ngoài SGK (tự luận)
- Phiếu bài tập tiếng Việt
- Phiếu bài tập kĩ năng viết
- Phiếu bài tập tổng hợp
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập kĩ năng viết SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Điền tiếng có vần thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện đoạn thơ sau.
Tháng giêng mưa lất phất
Hoa bưởi rộ vườn nhà
Cánh hoa trắng như
Ướp hương từng sợi tóc.
Về mặt hình thức, viết một đoạn văn khác với viết một bài văn như thế nào? (Chọn 2 đáp án)
MẸ
Lưng mẹ còng rồi
Cau thì vẫn thẳng
Cau - ngọn xanh rờn
Mẹ - đầu bạc trắng
Cau ngày càng cao
Mẹ ngày một thấp
Cau gần với giời
Mẹ thì gần đất!
Ngày con còn bé
Cau mẹ bổ tư
Giờ cau bổ tám
Mẹ còn ngại to!
Một miếng cau khô
Khô gầy như mẹ
Con nâng trên tay
Không cầm được lệ
Ngẩng hỏi giời vậy
- Sao mẹ ta già?
Không một lời đáp
Mây bay về xa.
(Đỗ Trung Lai)
Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào dưới đây?
Điền tiếng có vần thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện đoạn thơ sau.
"Giọt mưa long lanh ngọc
Đậu trên lá biếc
Gió khẽ lướt qua cành
Thầm thì mùa xuân đến."
(Theo Bình Nguyên)
Sắp xếp các bước sau theo thứ tự viết một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.
- Tìm hình ảnh để biểu lộ cảm xúc.
- Chỉnh sửa.
- Xác định đề tài và cảm xúc.
- Tập gieo vần.
- Viết bài.
ĐỒNG DAO MÙA XUÂN
Nguyễn Khoa Điềm
Có một người lính
Đi vào núi xanh
Những năm máu lửa.
Một ngày hòa bình
Anh không về nữa.
Có một người lính
Chưa một lần yêu
Cà phê chưa uống
Còn mê thả diều
Một lần bom nổ
Khói đen rừng chiều
Anh thành ngọn lửa
Bạn bè mang theo
Mười, hai mươi năm
Anh không về nữa
Anh vẫn một mình
Trường Sơn núi cũ
Ba lô con cóc
Tấm áo màu xanh
Làn da sốt rét
Cái cười hiền lành
Anh ngồi lặng lẽ
Dưới cội mai vàng
Dài bao thương nhớ
Mùa xuân nhân gian
Anh ngồi rực rỡ
Màu hoa đại ngàn
Mắt như suối biếc
Vai đầy núi non...
Tuổi xuân đang độ
Ngày xuân ngọt lành
Theo chân người lính
Về từ núi xanh...
(Thơ Nguyễn Khoa Điềm, Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn, NXB Văn học, Hà Nội, 2011, tr.85 - 86)
Đọc đề văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới.
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân.
Phần mở đoạn của đoạn văn trên cần nêu nội dung gì?
Phần kết đoạn của đoạn văn trên cần nêu nội dung gì?
Phần thân đoạn của đoạn văn không triển khai nội dung nào sau đây?
GẶP LÁ CƠM NẾP
THANH THẢO
Xa nhà mấy năm
Thèm bát xôi mùa gặt
Khói bay ngang tầm mắt
Mùi xôi sao lạ lùng.
Mẹ ở đâu, chiều nay
Nhặt lá về đun bếp
Phải mẹ thổi cơm nếp
Mà thơm suốt đường con.
Ôi mùi vị quê hương
Con quên làm sao được
Mẹ già và đất nước
Chia đều nỗi nhớ thương
Cây nhỏ rừng Trường Sơn
Hiểu lòng nên thơm mãi...
(Thanh Thảo, Dấu chân qua trảng cỏ, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2015, tr.38 - 39)
Đọc đề văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới.
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nghĩ của em về nỗi nhớ thương của người con trong bài thơ Gặp lá cơm nếp.
Phần thân đoạn của đoạn văn trên cần đảm bảo nội dung gì?
Những ý nào sau đây có thể triển khai được trong phần thân đoạn của đoạn văn? (Chọn 2 đáp án)