Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập cuối chủ đề 3 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Đọc bài và trả lời câu hỏi.
MÃI MÃI TUỔI HAI MƯƠI
Nguyễn Văn Thạc
2.10.1971
Nhiều lúc mình cũng không ngờ nổi rằng mình đã đến đây. Không ngờ rằng trên mũ là một ngôi sao. Trên cổ áo là quân hàm đỏ. Cuộc đời bộ đội đến với mình tự nhiên quá, bình thản quá, và cũng đột ngột quá. Thế là thế nào? Cách đây ít lâu, mình còn là sinh viên. Bây giờ thì xa vời lắm rồi những ngày cắp sách lên giảng đường, nghe thầy Đường, thầy Đạo… Không biết bao giờ mình sẽ trở lại những ngày như thế. Hay chẳng còn bao giờ nữa! Có thể lắm. Mình đã lớn rồi. Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu? Chỉ còm cõi vì trang sách, gầy xác đi vì mộng mị hão huyền. 28 ngày trong quân ngũ mình hiểu được nhiều điều có ích. Sống được nhiều ngày có ý nghĩa. Dọc đường hành quân, có dịp xem lại lòng mình, soát lại lòng mình. Mình bắt đầu sống có trách nhiệm từ đâu, từ lúc nào? Có lẽ từ 9.3.71, tháng ba của hoa nhãn ban trưa, của hoa sấu và hoa bàng lang nước. Những người bạn thân yêu của mình đã lần lượt đi học xa hết cả rồi. Mỗi người một phương. Các bạn đã đi lên phương Bắc. Còn mình, sẽ đi về phương Nam… Cuộc đời bộ đội đâu dễ dàng như thế. Mình đã khóc, nước mắt giàn giụa, khi các bạn tiễn mình đi, khi buỗi lễ kết thúc, khi bài Quốc ca rung bầu không khí trong lành trên trường Tổng hợp. Bản nhạc này đây, bao lần mình đã nghe, đã cúi đầu suy nghĩ. Nhưng hôm nay mới thực hiểu, thực cảm một điều giản dị: Bài Quốc ca của ta, của ta! Khóc, không phải vì hèn yếu, không phải vì buồn bã, mà vì xúc động. Vì buổi chia tay này thiêng liêng quá. Những người bạn thân yêu nhất của mình không thể tiễn mình đi được. Và bàn tay ấy, và đôi mắt ấy, giọng nói ấy… Lên xe rồi, xe nổ máy. Xe Việt Nam sản xuất, tiếng động cơ như tiếng tim mình vậy. Nghẹn thắt vì một cảm giác khó tả, mình ngước nhìn lần cuối cùng cánh cửa sổ, nơi hàng ngày mình bò ra, nhìn xuống lòng đường. Khoảng trời nhỏ của riêng mình đó. Một hôm nào, những hôm nào mình mong chờ nhìn thấy bạn của mình đạp xe qua, để mình gọi… Bây giờ, là chia tay, xe lăn bánh, êm ru, xe đi êm, mà bọn mình xô vào nhau, chen nhau thò tay ra cửa. Ngoài kia, là những khuôn mặt gần gũi, tuy có người chẳng bao giờ mình trò chuyện, chẳng bao giờ mình nghĩ rằng có họ sống ở trên đời… ở đâu, khuôn mặt thân yêu ấy? Bạn đi, mình không gặp được. Đêm 26.7 chỉ là những gương mặt xa lạ, đầy vẻ háo hức và tự mãn. Rối loạn, và thoảng một thứ mùi khó chịu. Mình không dám đứng lâu và đành chịu giữ một nỗi ân hận giày vò… Mình đi, khi bạn đang bước vào năm học mới. Bước lên giảng đường, bạn có nhớ tới mình không?... Đừng, hãy để tâm hồn trọn vẹn thanh thản, mà đón một mùa xuân của lòng mình. Trang đầu của cuộc đời sinh viên, đừng để rơi một giọt mực, đừng để loang lổ một vết ố vàng… Xe ơi, lao nhanh hơn, cho ta chóng tới gia đình lớn. Nơi ta gửi gắm cả thời thanh xuân của mình… Hơn cả khi trên tay phập phồng tờ quyết định. Vui sướng, tự hào, cảm động làm sao khi trên người ta là bộ quân phục xanh màu lá. Anh sinh viên quen màu trắng áo của cánh cò, quen màu xanh da trời tháng nắng… Mình trút bỏ không thương tiếc, và trìu mến khoác lên mình màu xanh ấy. Màu xanh của núi đồi và thảo nguyên, của ước mơ và hy vọng. Màu xanh bất diệt của sự sống. Trên mũ là ngôi sao. Ta lặng ngắm ngôi sao, như hồi nào ta chỉ cho bạn: Kia là sao Hôm yêu dấu… Nhưng khác hơn một chút. Bây giờ, ta đọc trong ngôi sao ấy, ánh lửa cầu vồng của trận công đồn, màu đỏ của lửa, của máu… Ta như thấy trong màu kỳ diệu ấy, có cả hồng cầu của trái tim ta… Ai ra đi cũng với lòng say lý tưởng, và nhẹ nhẹ bên trong là chút ước mơ. Buổi gác đầu tiên là đêm trăng sáng, là bài thơ, là một trang nhật ký… Sung sướng và hãnh diện biết bao, ơi xóm làng yêu quí, ngủ yên, ngủ yên, có anh bộ đội thức canh trời. Những mái nhà nghiêng như mí mắt thân thương, nhắm ngủ ngon lành…
3.10.1971
(Suốt đêm qua không ngủ được. Cứ thức hoài vì những cảm giác nôn nao, rạo rực. 1 giờ sáng, khuya quá rồi. Phải vào màn ngủ. Ừ, cuộc sống bên trong của con người thật kỳ lạ, cứ nhớ, cứ nhớ… Nhớ ai, nào biết… mà sao không ngủ được). Rừng chẳng nên thơ như ta tưởng tượng. Cây cao, xù xì nom rờn rợn. Vực sâu, dây leo chằng chịt, chứa đựng biết bao điều bí ẩn. Cuộc sống của ta sẽ kéo dài ở đó. Dân tộc ở đây là gì? Mán hay Thổ? Ta chỉ mong nhìn thấy một cô gái Sán Dìu, quần đỏ, giữa mênh mông đồi cây. Bỗng nhớ một câu thơ có vần: “Gà đánh trống…/ Khỉ leo thang/ Có những cô nàng/ Váy đỏ yếm trắng…” Sao lại nhớ đến câu ấy? Bạn hỏi vậy. Mình chẳng biết nữa. Hình như màu sắc, âm thanh, hình khối hòa trộn trong đó phù hợp phần nào với những cảnh mà mình đang chứng kiến… Ai đã xây nên những đường hầm xuyên núi, bàn tay của ai đã lần lữa trên những mặt đá này. Ngồi bên cửa sổ tàu chạy nhanh, gió thốc vào lành lạnh, cả hơi đất, hơi đá ẩm ướt, âm u. Toa tàu tối om, không ai hé răng. Vì sợ hay vì lạ? Còn mình thì lạ, cứ thò đầu qua cửa, nhìn về phía cửa hầm. Bụi than bám đen cả mặt. Con tàu phóng nhanh, rung lên bần bật. Ánh nắng đây rồi, hối hả trên từng khuôn mặt. Ngoảnh lại phía sau, là ngọn đồi con tàu vừa chui qua. Vẫn cây lá ấy, bình thản vô tư lự…
Nắng gắt, choang choáng. Ga này cũng không biết tên nữa. Chỉ có bưởi, quả bưởi trên rừng nhỏ như nắm tay và khô. Dùng tạm vậy. Tất nhiên là phải có tiền. Mệt, nhưng mọi người đều hồ hởi và hề hả. Khoan khoái ngồi trong bóng của ngôi nhà lợp nứa. Chẳng có nước. Trời nắng - giở bánh mì ra ăn, nghẹn lại nơi cổ họng… Tạm biệt, con tàu màu xanh, đi đi… Được lệnh hành quân vào rừng. Chỉ 7km thôi. Con đường rừng đầu tiên ta đi, vai nặng ba lô, mồ hôi ướt đẫm ngực, vai và sau lưng áo. Con đường dài và mất hút… Quay lại phía sau, cũng con đường… Con đường xa lạ và gập ghềnh… Khiếp, ba lô chứa gì mà nặng thế, oằn cả lưng anh bộ đội. Mảnh đồi ơi, ta chưa từng quen biết, nhưng hôm nay mồ hôi ta đã nhỏ xuống đất này. Nắng cứ chang chang, con chim gì cứ kêu làm rối lòng người. Đường dốc ngược lên trời. Những ngọn đồi này đây, gần một thế kỷ nay, là nghĩa quân của Hum thiêng Yên Thế. Bà mế ơi, cây súng kíp này có phải của bố ngày xưa đóng khố theo cụ Đề đánh Pháp. Gian nhà trống trải, trơ trọi trên đồi. Nước ở đây ít lắm. Nhòm xuống giếng cứ hun hút. Em có soi gương thì đi ra suối. Cái gương giếng nhà làm chóng mặt em… Cụ chủ nhà già lắm rồi, mái tóc bạc trắng, da mặt hằn nếp thời gian. Cụ cởi trần trùng trục, quấn quanh mình một mảnh vải thô, hai bàn chân khoằm khoằm, đi vòng kiềng mà thật vững. Em gái học lớp 9 trên huyện, vắng nhà… Anh biết vậy vì áo hoa xanh của em không phơi trước cửa, mà gấp ở đầu giường. Núi rừng ơi, Yên Thế… Ta yêu người vì cây chò chỉ, cây lát, cây lim sừng sững, như bộ ngực của nghĩa quân… Ta nằm ngửa mặt cho những giọt nắng đỏ lanh tanh chảy từ kẽ lá. Gốc đa rừng, cái dốc của rừng, bàn chân nào đặt bước đầu tiên trên con đường hỏm hẻm luồn sâu trong lá, để bây giờ đến lượt ta đi… Đường dài đến thế, ta đi mãi, mải miết trèo… Chỉ thấy ba lô nặng trên vai, chỉ thấy mây trắng cuốn về phương Bắc, thấy trời xanh ngút ngàn, và rậm rì là cây, là cỏ… Đã cuối mùa sim. Quả sim tím sẫm, ngòn ngọt. Có phải rừng chiều ta nên kéo dài mùa sim tím cho lính. Miệng cậu nào cũng lép nhép những sim. Xóm làng đây thưa thớt, mái nhà như một đốm nhỏ chìm giữa lá cây… Rải chiếu giữa trời là cây giành giành. Đừng bước vội hái hoa rừng mà gai đùm đũm dọa đấy. Ta đút vội vào ngực áo những chiếc lá rừng mà ta chưa biết gọi tên. Lá héo, mà thơm, phảng phất từ đâu đấy. Bạn có biết ta yêu rừng không vậy… Ôi, cái nắng trong rừng, rưng rưng nhựa. Ai đã viết những câu thơ để bây giờ ta đọc:
“Da bàn tay thường chạm với da cây,
Khuôn mặt người chạm vào mặt lá
Rừng già ơi, rừng già kỳ lạ quá.
Không có những ngày này hồ dễ đã quen nhau…”
(Trích Mãi mãi tuổi hai mươi)
* Tác giả Nguyễn Văn Thạc:
- Sinh năm 1952, tại làng Bưởi, Hà Nội, là con thứ mười trong 14 anh em của một gia đình thợ thủ công. Cha mẹ có xưởng dệt nhỏ nhưng phải bán rẻ hết tất cả để sơ tán về Cổ Nhuế khi Mỹ thực hiện Chiến tranh phá hoại miền Bắc. Thời điểm đó, hợp tác xã không có việc làm, gia đình lại đông con nên chút ít gia sản cũng nhanh chóng cạn kiệt, mẹ của ông phải đi cắt cỏ bán để lấy tiền ăn. Dù nhà nghèo, nhưng anh lại là một người chăm chỉ, nỗ lực, kiên trì. Trong việc học, anh học rất giỏi, đặc biệt là môn Văn. Hằng ngày, anh vừa đi học, vừa đi làm thêm để kiếm tiền phụ giúp gia đình. Những ngày nghỉ, anh thường đi bộ hàng chục cây số đến tận Thư viện Hà Nội để đọc sách.
- Vào khoảng thời gian cuộc Chiến tranh Việt Nam bước vào giai đoạn mới, chiến trường miền Nam ngày càng cam go, ác liệt. Ngày 6 tháng 9 năm 1971, anh đã cùng với hàng ngàn sinh viên các trường đại học khác, tạm gác lại sự nghiệp học hành để tham gia vào lực lượng chiến đấu cho quân đội. Sau 6 tháng huấn luyện, tháng 4 năm 1972, anh bắt đầu hành quân vào chiến trường.
- Trong thời gian nhập ngũ, huấn luyện và hành quân, anh viết cuốn nhật kí "Chuyện đời" từ ngày 2 tháng 10 năm 1971 đến ngày 3 tháng 6 năm 1972; trước khi hành quân vào chiến trường Quảng Trị. Anh đã gửi lại cuốn nhật kí cùng nhiều là thư về cho anh trai. Hai tháng sau, ngày 30 tháng 7 năm 1972 anh đã hi sinh tại chiến trường Quảng Trị.
- Năm 2005, sáng tác của Nguyễn Văn Thạc đã được in thành cuốn sách "Mãi mãi tuổi hai mươi" cùng với nhiều lá thư và hình ảnh về anh. Cuốn nhật kí này đã gây được tiếng vang lớn trong toàn xã hội và trở thành một sự kiện văn học, phát hành kỉ lục bởi giá trị nhân văn, nghệ thuật từ một tâm hồn cao đẹp, thiết tha yêu quê hương, đất nước.
Đoạn trích dưới đây cho thấy tác giả đã lựa chọn lên đường nhập ngũ với thái độ như thế nào?
Mình đi, khi bạn đang bước vào năm học mới. Bước lên giảng đường, bạn có nhớ tới mình không?... Đừng, hãy để tâm hồn trọn vẹn thanh thản, mà đón một mùa xuân của lòng mình. Trang đầu của cuộc đời sinh viên, đừng để rơi một giọt mực, đừng để loang lổ một vết ố vàng… Xe ơi, lao nhanh hơn, cho ta chóng tới gia đình lớn. Nơi ta gửi gắm cả thời thanh xuân của mình… Hơn cả khi trên tay phập phồng tờ quyết định.
(Trích Mãi mãi tuổi hai mươi)
Đoạn trích Mãi mãi tuổi hai mươi được sáng tác theo thể loại
Tính phi hư câu của văn bản trên được thể hiện ở những phương diện nào dưới đây?
Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống.
Trong thời gian nhập ngũ, anh đã viết cuốn nhật kí từ ngày 2 tháng 10 năm đến ngày 3 tháng 6 năm ; trước khi hành quân vào chiến trường. Hai tháng sau, anh đã hi sinh tại chiến trường Quảng Trị. Cuốn nhật kí của anh đã được in thành cuốn sách "Mãi mãi tuổi hai mươi" cùng với nhiều lá thư và hình ảnh về anh vào năm . Và cuốn nhật kí này đã gây được lớn trong toàn xã hội bởi giá trị , nghệ thuật của một tâm hồn cao đẹp, thiết tha yêu quê hương, đất nước được gửi gắm trong tác phẩm.
Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống.
Trên con đường hành quân đầy thiếu thốn, vất vả và gian khổ, người lính - tác giả dường như chẳng thấy mệt, mà trong mắt anh cứ hiện lên bao niềm trước cảnh vật, trước cái lạ kì của núi rừng. Chẳng phải riêng tác giả mà "mọi người đều và hề hả". Có lẽ là bởi những người lính ấy đều xuất thân từ tầng lớp tiểu tư sản nên trong mắt họ, cái đẹp, cái lạ của như át cả đi cái mệt mỏi, rã rời trên con đường hành quân đầy mệt nhọc ấy.
Trong đêm gác đầu tiên của đời lính, tác giả đã ý thức được bản thân
Trong những nhận định sau, nhận định nào đúng, nhận định nào sai khi nói về người lính trong văn bản trên?
(Nhấp vào ô màu vàng để chọn đúng / sai)a) Xuất thân từ tầng lớp trí thức tiểu tư sản của Quảng Trị. |
|
b) Cảm nhận con đường hành quân bằng cái nhìn lãng mạn. |
|
c) Ra đi vì lí tưởng đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc. |
|
d) Có ý thức tiếc nuối, xót thương cho chính tuổi trẻ của mình. |
|
Xác định những thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản trên.
Trong ngày chia tay trước khi nhập ngũ lên đường, tác giả đã bộc lộ những cảm xúc nào dưới đây?
Trong những nhận định sau, nhận định nào đúng, nhận định nào sai khi nói về tác giả Nguyễn Văn Thạc?
(Nhấp vào ô màu vàng để chọn đúng / sai)a) Sáng tác nhiều truyện ngắn sâu sắc. |
|
b) Là người chăm chỉ, nỗ lực, kiên trì. |
|
c) Tham gia nhập ngũ khi mới 21 tuổi. |
|
d) Sinh ra trong một gia đình đông con. |
|
Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống.
Dù sống trong hoàn cảnh , nhưng Nguyễn Văn Thạc luôn cố gắng vừa đi học, vừa đi làm thêm để kiếm tiền phụ giúp cha mẹ. Những ngày nghỉ, hàng thường đi bộ hàng chục cây số đến Thư viện Hà Nội để đọc sách. Vào khoảng thời gian cuộc Chiến tranh Việt Nam bước vào giai đoạn mới, chiến trường miền Nam ngày càng , ác liệt. Ngày 6 tháng 9 năm , anh đã cùng với hàng ngàn sinh viên các trường đại học khác, tạm gác lại sự nghiệp để tham gia vào lực lượng chiến đấu cho quân đội. Sau 6 tháng huấn luyện, tháng năm 1972, anh bắt đầu hành quân vào chiến trường và hi sinh tại chiến trường ngày 30 tháng 7 năm .
Sự kiện có thật nào dưới đây được đề cập tới trong văn bản?
Đoạn trích dưới đây sử dụng ngôn ngữ trang trọng hay ngôn ngữ thân mật?
Mình đi, khi bạn đang bước vào năm học mới. Bước lên giảng đường, bạn có nhớ tới mình không?... Đừng, hãy để tâm hồn trọn vẹn thanh thản, mà đón một mùa xuân của lòng mình. Trang đầu của cuộc đời sinh viên, đừng để rơi một giọt mực, đừng để loang lổ một vết ố vàng…
(Trích Mãi mãi tuổi hai mươi)
Trên con đường hành quân, những người lính đã phải đối diện với những vất vả, khó khăn nào dưới đây?
Thông điệp của văn bản này là gì?