Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập cuối chủ đề 1 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
CHÍN CON RỒNG NHỎ BAY LÊN
(Trần Quốc Toàn)
Ghe ngo vừa nghe trống lệnh
Vẫy gió một trăm khăn hồng
Một trăm mái chèo khuấy nước
Bay lên chín con sông rồng.
Bay lên sông mẹ nghìn giọt
Đi tìm Sóc Trăng đồng chua
Đi tìm Trà Vinh đất khát
Chúng em thay trời làm mưa.
Giọt giọt mồ hôi mặn chát.
Đã ngọt trong cơn mưa vui
Mái dầm thiếu nhi thọc lét
Sông cười sóng reo thành lời.
Sáng nay ghe ngo vào hội
Mặt sông Cửu Long sáng ngời
Nhịp xuân tay đua gắng gỏi
Ghe ngo nối đất với trời...
(In trong Bữa tiệc của loài vật, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008)
Đọc bài thơ trên và trả lời các câu hỏi.
Chủ đề của bài thơ Chín con rồng nhỏ bay lên là gì? (Chọn 2 đáp án)
Hình ảnh nào không xuất hiện trong bài thơ Chín con rồng nhỏ bay lên?
Bài thơ Chín con rồng nhỏ bay lên mở ra không gian như thế nào?
Câu nào nhận xét đúng về bố cục bài thơ Chín con rồng nhỏ bay lên?
Biện pháp tu từ điệp từ kết hợp với nhân hóa qua hai dòng thơ sau thể hiện điều gì?
Bay lên chín con sông rồng
Bay lên sông mẹ nghìn giọt
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Chín con rồng nhỏ bay lên là gì?
Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Hình ảnh "nhịp xuân" trong dòng thơ "Nhịp xuân tay đua gắng gỏi" ẩn dụ cho điều gì?
Bấm chọn từ tượng hình trong đoạn thơ sau.
Cho tôi về chái bếp nhà tôi
Ngọn khói cong ngủ rồi chưa dậy
Nồi cám bao năm mẹ đun dở
Chái bếp nằm nghe nằng nặng đêm.
(Lý Hữu Lương, Chái bếp)
Bấm chọn từ tượng thanh trong đoạn thơ sau.
Chái bếp vườn nhà cha gọi tên
Cho cánh nỏ cong hình lưỡi hái
Cho tuổi mình là hoa là trái
Chái bếp thõng mình xình xịch mưa.
(Lý Hữu Lương, Chái bếp)
Bấm chọn 4 từ tượng hình trong đoạn thơ sau.
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh.
(Tố Hữu, Lượm)
Nối các từ tượng thanh với nghĩa phù hợp.
Nối từ tượng hình với nghĩa phù hợp.
Nhưng đêm nay trời nhiều mây. Lá cây xào xạc. Côn trùng trong lòng đất rỉ rả mãi một điệu buồn. Ai như Tắc Kè khuya khoắt đang gọi cửa. Đêm ở Bờ Giậu thanh vắng đến nỗi nghe rõ cả tiếng Ốc Sên đi làm về, nhẹ nhàng vén tà áo dài trườn qua chiếc lá rụng. Nửa đêm, xíu chút nữa Bọ Dừa thiếp đi thì sương bắt đầu rơi. Lẫn trong tiếng thở dài của gió là tiếng rơi lộp độp của sương. Thật bất ngờ, một giọt sương nhằm trúng cổ ông khách rớt xuống. Bọ Dừa rùng mình, tỉnh hẳn.
(Trần Đức Tiến, Giọt sương đêm)
Các từ tượng thanh được in đậm trong đoạn văn trên có tác dụng gì?
Chọn từ tượng hình thích hợp để hoàn thành câu.
(1) Chú sóc vốn nổi tiếng là nhanh nhẹn, chú chuyền từ cành cây nọ sang cành cây kia.
(2) Chú mèo ngoạm lấy con cá trên bếp, sợ bà chủ thấy sẽ phạt.
(3) Sau một ngày chẳng câu được con cá nào, chú Bảy đi về.
(Kéo thả hoặc click vào để điền)
YÊU CẦU ĐỐI VỚI BÀI THƠ SÁU CHỮ HOẶC BẢY CHỮ VỀ ĐỀ TÀI MÁI TRƯỜNG:
1. Nội dung: Bài thơ đảm bảo viết đúng đề tài mà đề bài yêu cầu (đề tài mái trường).
2. Hình thức:
- Có các dòng thơ sáu chữ hoặc bảy chữ.
- Có nhan đề phù hợp với nội dung văn bản.
- Sử dụng được ít nhất một cách gieo vần.
- Sử dụng một số biện pháp tu từ (so sánh, nhân hóa, ẩn dụ,...).
- Các từ ngữ trong bài thơ thể hiện chính xác điều mà người viết muốn nói.
- Các hình ảnh trong bài thơ sống động, thú vị.
Sáng tác một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ về đề tài mái trường.