Bài học cùng chủ đề
- Tri thức về tản văn và tùy bút
- Cốm Vòng
- Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát
- Thực hành tiếng Việt
- Thu sang
- Mùa phơi sân trước
- Viết bài văn biểu cảm về con người, sự việc
- Nói và nghe: Tóm tắt ý chính do người khác trình bày
- Ôn tập - Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo
- Phiếu bài tập chủ đề 4 - Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập chủ đề 4 - Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Kéo thả các từ sau vào các nhóm.
- quả dứa
- trái khóm
- chúng tôi
- hiện giờ
- hiện chừ
- bầy tui
Từ địa phương
Từ toàn dân
Sự mạch lạc trong văn bản có tác dụng gì? (Chọn 2 đáp án)
Nhấp chuột vào từ ngữ địa phương.
Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng, vẫn sẵn sàng.
(Hồ Chí Minh)
Nhấp chuột vào câu văn không hướng đến chủ đề của đoạn văn sau.
Ghe xuồng ở Nam Bộ vừa là một loại phương tiện giao thông vô cùng hữu hiệu, gắn bó mật thiết với cư dân vùng sông nước, lại vừa ẩn chứa bên trong những giá trị văn hóa vô cùng độc đáo. Chính bởi vậy, ghe xuồng đã "ăn sâu" vào tâm trí bà con Nam Bộ. Một góc chợ thôi mà làm ấm lòng biết bao đứa con xa quê. Mai đây, ở vùng châu thổ này, phương tiện khoa học có phát triển đến mấy đi nữa, đời sống người dân có khấm khá hơn nhưng chắc rằng vai trò của "người bạn đường" này không thể thay thế được.
Gan chi gan rứa, mẹ nờ?
Mẹ rằng: Cứu nước, mình chờ chi ai?
Chẳng bằng con gái, con trai
Sáu mươi còn được chút tài đò đưa
(Mẹ Suốt, Tố Hữu)
Các từ địa phương được in đậm trong bài đọc được sử dụng chủ yếu ở vùng nào?
Sinh ra là người miền cao, vừa cất tiếng khóc chào đời đã thấy núi nên không lạ gì về đá. Những nếm trải đời người dường như thấm đẫm bóng núi với niềm yêu khắc khoải day dứt.
Đá núi dường như gợn sóng từ tiềm thức khi mới thành hình hài trong lòng mẹ. Đá núi bật ngọn vút cao trong tuổi thơ ấu đến trường. Đá núi uốn mình xuống trong bước chân vội vã lên nương của cha. Đá rủ mềm tơi trong hạt mồ hôi ra vườn của mẹ. Hòn đá tảng từ núi về nằm hiền lành biết máng nước đầu sàn để dây trầu quế ngát thơm của bà tựa vào leo lên cây cau thẳng thớm hiên ngang. Đá núi quấn quýt cùng ngọn lửa, hóa thân cùng hương thơm hạt gạo nấu thành cơm. Nhưng để nhìn thấy đá núi cuộn trào, mang hơi thở của miền rừng thì con người phải mất cả đời.
[…]
Thì đã biết là quá quen thuộc với đá, nhưng sao đá núi Hà Giang vẫn mang đến một niềm xúc động khó tả. Cảm giác thấy sự kì vĩ của thiên nhiên ở nơi chỉ có một thứ dáng núi thuần khiết. Đá như bà đỡ xòe tay nâng sự kì diệu của sức lực con người khi sống trên đá, len lách trong đá và làm mềm lòng đá. Tầng tầng lớp lớp, đá ngờm ngợp che khuất tầm nhìn. Trải mênh mông, len lách mọi xó xỉnh, đá lừng lững trong từng rảnh đất bé như chéo tay. Loi nhoi, nhấp nhô, đá rải quằn quại theo con đường nhỏ như sợi chỉ vắt ngang đỉnh núi xa mờ mịt sương. Những con đường xuyên ngang thân đá như sợi chỉ xâu chuỗi, mang những đỉnh núi treo lên chín tầng mây. Cảm giác về đá là sự kết khối lặng lẽ và bền vững, âm thầm mà dữ dội, muôn đời thách đố con người.
[…]
Nghĩ cần nói gì đó với đá từ lâu rồi, lại muốn đợi chờ mong cho cảm xúc được đầy lên, cho đến khi gặp lại núi như người bạn thân đã xa lâu, thấy đá an nhiên bề ngoài, mà cuộn chảy theo từng mạch bề sâu. Ngẫm ra khi từng có tình yêu cùng đá, mới thấu hiểu là đá vẫn ngàn đời thủy chung, cùng với người nương theo bóng núi vượt lên phía mặt trời.
(Sóng đá, Phan Mai Hương)
Đọc đoạn trích trong bài đọc và trả lời các câu hỏi.
Tác giả coi đá như
Cái tôi trong đoạn trích được thể hiện rõ nhất qua
Chi tiết nào về đá không được nhắc tới trong đoạn trích?
Chọn 2 đặc điểm của tùy bút được thể hiện trong đoạn trích.
Chất trữ tình trong văn bản được tạo nên từ (Chọn 2 đáp án)
Nội dung chính của đoạn cuối là gì? (Chọn 2 đáp án)
Biện pháp tu từ so sánh trong câu sau có tác dụng gì?
Đá như bà đỡ xòe tay nâng sự kì diệu của sức lực con người khi sống trên đá, len lách trong đá và làm mềm lòng đá.
Vì sao tác giả lại có hiểu biết rất cặn kẽ về đá?
Người viết ghi chép, miêu tả sự vật nào?
Câu văn nào thể hiện trực tiếp cảm xúc của tác giả?
Gợi ý viết bài văn biểu cảm về một người thân mà em yêu quý nhất:
1. Mở bài: giới thiệu người thân và biểu lộ cảm xúc sâu sắc của người viết.
2. Thân bài: lần lượt thể hiện những cảm xúc, tình cảm sâu sắc, chân thực của người viết.
3. Kết bài: khẳng định lại tình cảm, cảm xúc đối với người thân đó.
Em hãy viết bài văn biểu cảm về một người thân mà em yêu quý nhất.