Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phần tự luận (6 điểm) SVIP
(1,5 điểm)
a. Viết công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp.
b. Cho hai điện trở R1 = 10 Ω, R2 = 20 Ω mắc nối tiếp. Vẽ sơ đồ mạch điện. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
Hướng dẫn giải:
a. Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm 2 điện trở R1, R2 mắc nối tiếp là:
\(R_{tđ}=R_1+R_2\)
b. Vẽ sơ đồ đoạn mạch gồm 2 điện trở nối tiếp:
Điện trở tương đương của đoạn mạch:
\(R_{tđ}=R_1+R_2=10+20=30\Omega\)
(2 điểm) Một bếp điện khi hoạt động bình thường có điện trở R = 80 Ω và cường độ dòng điện qua bếp khi đó là I = 2,5 A.
a. Tính công suất tỏa nhiệt của bếp.
b. Dùng bếp điện trên để đun sôi 1,5 l nước có nhiệt độ ban đầu 25oC thì thời gian đun nước là 20 phút. Coi rằng nhiệt lượng cung cấp để đun sôi nước là có ích. Tính hiệu suất của bếp. Cho biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4200 J/kg.K, khối lượng riêng của nước là D = 1000 kg/m3.
Hướng dẫn giải:
Đổi: \(1,5l=1,5.10^{-3}m^3\); 20 phút = 1200 giây
a. Công suất tỏa nhiệt của bếp là:
\(P=I^2R=2,5^2.80=500W\)
b. Khối lượng của nước là:
\(m=D.V=1000.1,5.10^{-3}=1,5kg\)
Nhiệt lượng thu vào của nước để tăng từ 25oC đến 100oC là:
\(Q_1=mc\left(t_2^o-t_1^o\right)=1,5.4200.\left(100-25\right)=472500J\)
Nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong 20 phút là:
\(Q_{tp}=I^2Rt=2,5^2.80.1200=600000J\)
Hiệu suất của bếp là:
\(H=\dfrac{Q_1}{Q_{tp}}.100\%=\dfrac{472500}{600000}=78,75\%\)
a. (1 điểm) Phát biểu quy tắc xác định chiều của lực điện từ tác dụng lên một dây dẫn đặt trong từ trường.
b. (1,5 điểm) Xác định chiều của lực điện từ, chiều của dòng điện và tên của các từ cực trong các trường hợp dưới đây.
Hướng dẫn giải:
a. Quy tắc xác định chiều của lực điện từ (Quy tắc bàn tay trái): Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 90o chỉ chiều của lực điện từ.
b. Hình 1 cần xác định chiều lực từ tác dụng lên dây dẫn.
Hình 2 cần xác định chiều dòng điện chạy qua dây dẫn.
Hình 3 cần xác định tên các từ cực.