Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phần tự luận (6 điểm) SVIP
(2,5 điểm) Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 64,8 km/h thì hãm phanh chuyển động chậm dần đều, sau 10 giây đạt vận tốc 54 km/h.
a. Sau bao lâu kể từ lúc hãm phanh thì ô tô đạt vận tốc 36 km/h?
b. Sau bao lâu kể từ lúc hãm phanh thì ô tô dừng hẳn?
c. Tính quãng đường ô tô đi được cho đến lúc dừng lại?
Hướng dẫn giải:
Chọn chiều dương là chiều chuyển động của ô tô, gốc thời gian lúc bắt đầu hãm phanh.
Đổi 64,8 km/h = 18 m/s; 54 km/h = 15 m/s; 36 km/h = 10 m/s
a. Gia tốc của ô tô:
\(a=\dfrac{\text{v}_1-\text{v}_0}{\Delta t}=\dfrac{15-18}{10}=-0,3\) m/s2
Thời gian kể từ khi hãm phanh đến khi ô tô đạt vận tốc v2 = 36 km/h = 10 m/s là:
\(\text{v}=\text{v}_0+at\Rightarrow t=\dfrac{\text{v}_2-\text{v}_0}{a}=\dfrac{10-18}{-0,3}=26,7\) s
b. Thời gian kể từ khi hãm phanh đến khi ô tô dừng hẳn \(\text{v}_3=0\) là:
\(t'=\dfrac{\text{v}_3-\text{v}_0}{a}=\dfrac{0-18}{-0,3}=60\) s
c. Ta có: \(\text{v}_2^2-\text{v}_0^2=2as\)
Vậy quãng đường ô tô đi được đến khi dừng hẳn là:
\(s=\dfrac{\text{v}_3^2-\text{v}_0^2}{2a}=\dfrac{0-18^2}{2\left(-0,3\right)}=540\) m
(2,5 điểm) Bảng số liệu dưới đây cho biết độ dịch chuyển theo thời gian của bạn Nam.
Độ dịch chuyển (m) | 0 | 10 | 20 | 30 | 30 | 30 |
Thời gian (s) | 0 | 5 | 10 | 15 | 20 | 25 |
a. Vẽ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của Nam.
b. Mô tả chuyển động của Nam.
c. Tính vận tốc của xe trong 15 s đầu và trong suốt quá trình chuyển động.
Hướng dẫn giải:
a. Vẽ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của Nam.
b. Mô tả chuyển động của Nam:
- Từ 0 – 15 giây: Nam chuyển động thẳng đều với vận tốc: \(\text{v}_1=\dfrac{\Delta d_1}{\Delta t_1}=\dfrac{30}{15}=2\) m/s
- Từ giây thứ 15 đến giây thứ 25: Nam đứng yên (dừng lại).
c. Vận tốc của Nam trong 15 s đầu là:
\(\text{v}_1=\dfrac{\Delta d_1}{\Delta t_1}=\dfrac{30}{15}=2\) m/s
Vận tốc của Nam trong suốt quá trình chuyển động:
\(\text{v}=\dfrac{\Delta d}{\Delta t}=\dfrac{30}{25}=1,2\) m/s
(1 điểm) Một viên đá được thả rơi tự do. Cho biết trong giây cuối cùng trước khi chạm đất, vật đã rơi được đoạn đường dài 14,7 m. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2. Tính thời gian rơi tự do của viên đá.
Hướng dẫn giải:
Gọi \(s\) là quãng đường viên đá đi được sau khoảng thời gian \(t\) kể từ khi bắt đầu rơi tới khi chạm đất
\(s_1\) là quãng đường viên đá đi được trước khi chạm đất 1 s, tức là sau khoảng thời gian \(t_1=t-1\)
Ta có: \(s=\dfrac{1}{2}gt^2\) và \(s_1=\dfrac{1}{2}g\left(t-1\right)^2\)
Quãng đường viên đá đi được trong 1 s cuối trước khi chạm đất là:
\(\Delta s=s-s_1=\dfrac{1}{2}gt^2-\dfrac{1}{2}g\left(t-1\right)^2=gt-\dfrac{1}{2}g\)
\(\Rightarrow t=\dfrac{\Delta s}{g}+\dfrac{1}{2}=\dfrac{14,7}{9,8}+\dfrac{1}{2}=2\) s