Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phần 1 SVIP
CÁCH GIẢI THÍCH NGHĨA CỦA TỪ VÀ CÁCH TRÌNH BÀY TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. LÝ THUYẾT
1. Cách giải thích nghĩa của từ
- Có những cách giải thích nghĩa của từ như sau:
+ Giải thích bằng cách nêu khái niệm mà từ biểu thị.
Ví dụ:
Giải thích từ tượng đài: công trình kiến trúc lớn gồm một hoặc một nhóm tượng, đặt ở địa điểm thích hợp, dùng làm biểu trưng cho một dân tộc, một địa phương, đánh dấu một sự kiện lịch sử hay tưởng niệm người có công lao lớn. (Hoàng Phê (Chủ biên), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2003, tr. 1082).
+ Giải thích trực quan.
Ví dụ: Giải thích nghĩa của từ đàn tính bằng cách cho xem cây đàn thật hoặc hình ảnh cây đàn.
+ Giải thích bằng cách đặt từ cần giải thích vào trong một câu cụ thể nhằm xác lập ngữ cảnh sử dụng.
Ví dụ:
Giải thích nghĩa của từ ngon:
- Ngon: (thức ăn, thức uống) gây được cảm giác thích thú, làm cho ăn hoặc uống không thấy chán. → Món này ngon lắm!
- Ngon: tốt, đẹp, đem lại sự hài lòng. → Xe này vẫn chạy ngon lắm!
+ Giải thích bằng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
Ví dụ:
Giải thích nghĩa của từ phi trường và thất bại:
- Phi trường: sân bay.
- Thất bại: không thành công.
+ Giải thích bằng cách giải nghĩa các thành tố tạo nên từ đó.
Ví dụ:
Giải thích nghĩa của từ tươi trẻ và sơn hà:
- Tươi trẻ: tươi tắn và trẻ trung.
- Sơn hà: sơn là núi, hà là sông→ sơn hà: núi sông, thường dùng để chỉ đất đai thuộc chủ quyền của một nước.
2. Cách trình bày tài liệu tham khảo
- Người viết báo cáo nghiên cứu cần thông tin đầy đủ về các tài liệu mà mình đã tham khảo để bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ của tác giả những tài liệu đó, đồng thời giúp cho nội dung báo cáo thêm thuyết phục.
Ví dụ:
1. Cao Xuân Hạo (2000), Tiếng Việt, văn Việt, người Việt, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Đào Duy Anh phiên chủ (1976), Quốc âm thi tập, trong “Nguyễn Trãi toàn tập”, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
3. Đỗ Đức Hiểu (1990), “Những lớp sóng ngôn từ trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 4, trang 7 – 12.
B. BÀI TẬP
BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO (I)
Bài 1. Chọn ba chú thích giải thích nghĩa của từ trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường) và cho biết mỗi chú thích đã giải nghĩa từ theo cách nào.
Hướng dẫn giải
- Biền: bãi lầy ở ven sông, khi triều lên thì ngập nước.
→ Phân tích nội dung nghĩa của từ.
- Mô tê (từ ngữ địa phương miền Trung): đâu đó.
→ Dùng từ đồng nghĩa với từ ngữ cần giải thích.
- Châu thổ: đồng bằng ở vùng cửa sông do phù sa bồi đắp.
→ Phân tích nội dung nghĩa của từ.
Bài 2. Xác định cách giải thích nghĩa của từ được dùng trong những trường hợp sau:
a. Lâu bền: lâu dài và bền vững.
b. Dềnh dàng: chậm chạp, không khẩn trương, để mất nhiều thì giờ vào những việc phụ hoặc không cần thiết.
c. Đen nhánh: đen và bóng đẹp, có thể phản chiếu ánh sáng được.
d. Tê (từ ngữ địa phương): kia.
đ. Kiến thiết: kiến (yếu tố Hán Việt) có nghĩa là “xây dựng, chế tạo”, thiết (yếu tố Hán Việt) có nghĩa là “bày ra, sắp đặt”; kiến thiết có nghĩa là xây dựng (theo quy mô lớn).
Hướng dẫn giải
Xác định cách giải thích nghĩa trong từng trường hợp:
a. Lâu bền: lâu dài và bền vững.
→ Giải thích nghĩa của các thành tố cấu tạo nên từ.
b.
c. Đen nhánh: đen và bóng đẹp, có thể phản chiếu ánh sáng được.
→ Phân tích nội dung nghĩa của từ.
d. Tê (từ ngữ địa phương): kia.
→ Sử dụng từ đồng nghĩa với từ cần giải thích.
đ. Kiến thiết: kiến (yếu tố Hán Việt) có nghĩa là “xây dựng, chế tạo”, thiết (yếu tố Hán Việt) có nghĩa là “bày ra, sắp đặt”; kiến thiết có nghĩa là xây dựng (theo quy mô lớn).
→ Giải thích nghĩa của các thành tố cấu tạo nên từ.
Bài 3. Điền các từ đăm đăm, giao thương, nghi ngại vào chỗ trống tương ứng với phần giải thích nghĩa phù hợp (làm vào vở):
a. ....…..: giao lưu buôn bán nói chung.
b. ……..: nghi ngờ, e ngại; chưa dám có thái độ, hành động rõ ràng.
c. ……..: có sự tập trung chú ý hay tập trung suy nghĩ rất cao, hướng về một phía hay một cái gì đó.
Hướng dẫn giải
Bài 4. Theo bạn, phần giải thích nghĩa các từ ấp iu và âm u dưới đây đã chính xác chưa? Vì sao?
a. Ấp iu: ôm ấp.
b. Âm u: tối tăm.
Hướng dẫn giải
a. Ấp iu: có nghĩa là ôm ấp và nâng niu.
→ Chỉ dùng từ ôm ấp để giải thích nghĩa của từ ấp iu là chưa đủ.
b.
- Âm u: thiếu ánh sáng tự nhiên, gây một cảm giác nặng nề. → Chỉ dùng nói về khung cảnh.
- Tối tăm: thiếu ánh sáng; không có lối thoát, không có tương lai; không được thông minh hoặc không được sáng sủa. → Là từ đa nghĩa dùng để miêu tả nhiều đối tượng khác nhau.
⇒ Không thể chỉ dùng từ tối tăm để giải thích nghĩa của từ âm u.
Bài 5. Giải thích nghĩa của từ in đậm trong các câu sau và cho biết bạn đã chọn cách giải thích nghĩa nào:
a. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người Huế thường miêu tả.
(Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ai đã đặt tên cho dòng sông?)
b. Đầu và cuối ngõ thành phố, những nhánh sông đào mang nước sông Hương tỏa đi khắp phố thị, với những cây đa, cây cừa cổ thụ tỏa vầng lá u sầm xuống những xóm thuyền xúm xít; từ những nơi ấy, vẫn lập lòe trong đêm sương những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ mà không một thành phố hiện đại nào còn nhìn thấy được.
(Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ai đã đặt tên cho dòng sông?)
c. Những chiếc lá non đu đưa trong gió tưởng như có tiếng chuông chùa huyền hoặc vọng về từ cõi thanh cao u tịch.
(Đỗ Phấn, Cõi lá)
Hướng dẫn giải
Giải thích nghĩa của các từ in đậm và xác định cách giải thích nghĩa đã dùng:
a.
- Phản quang: có khả năng phản xạ ánh sáng.
→ Phân tích nội dung nghĩa của từ.
b.
- Xúm xít: xúm lại rất đông.
- Lập lòe: có ánh sáng nhỏ phát ra, khi loé lên khi mờ đi, lúc ẩn lúc hiện, liên tiếp.
→ Phân tích nội dung nghĩa của từ.
c.
- Huyền hoặc: có tính chất không có thật và mang vẻ huyền bí.
→ Phân tích nội dung nghĩa của từ.
Bài 6. Giải thích nghĩa của những từ sau và xác định cách giải thích nghĩa đã dùng:
a. bồn chồn
b. trầm mặc
c. viễn xứ
d. nhạt hoét
Đặt câu với các từ trên.
Hướng dẫn giải
Giải thích nghĩa của từng từ trên và xác định cách giải thích nghĩa đã dùng:
a. bồn chồn: ở trạng thái nôn nao, thấp thỏm, chờ đợi một việc gì chưa đến, chưa biết ra sao.
→ Phân tích nội dung nghĩa của từ.
- Đặt câu: Nó bồn chồn nghĩ đến giây phút gặp lại gia đình sau nhiều năm xa cách.
b, c, d
BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO (II)
Bài 1. Giải thích nghĩa của các từ in đậm trong những trường hợp sau. Chỉ ra cách giải thích từ ngữ mà bạn đã sử dụng.
a. Hôm nay là ngày của tất cả mọi phụ nữ, mọi thanh thiếu niên nam nữ đã cất cao tiếng nói để bảo vệ quyền lợi của mình.
(Ma-la-la Diu-sa-phdai, Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới)
b. Sức mạnh của giáo dục khiến họ sợ hãi.
(Ma-la-la Diu-sa-phdai, Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới)
c. Có thể thấy bộ kĩ năng đã đặt ra các khối nội dung kiến thức xã hội khá rộng, đòi hỏi sinh viên phải hiểu biết về môi trường đang sống, và phải có liên kết, gắn bó với môi trường xung quanh.
(Đỗ Thị Ngọc Quyên, Nguyễn Đức Dũng, Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ vào thế kỉ XXI)
d. Để chiến thắng được sức mạnh khổng lồ của thiên nhiên, ông lão phải vận dụng hết kinh nghiệm, trí thông minh, lòng dũng cảm của một ngư dân sống cả đời trên biển.
(Lê Lưu Oanh, Hình tượng con người chinh phục thế giới trong “Ông già và biển cả”)
Hướng dẫn giải
Giải thích nghĩa của từng từ in đậm và xác định cách giải thích nghĩa đã dùng:
Bài 2. Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) đã giải thích các nghĩa của từ “quả” (danh từ) như sau:
1. Bộ phận của cây do bầu nhụy hoa phát triển mà thành, bên trong chứa hạt. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây (tục ngữ)
2. Từ dùng để chỉ đơn vị những vật có hình giống như quả cây. Quả bóng. Quả trứng gà. Quả lựu đạn. Quả tim. Đấm cho mấy quả (khẩu ngữ).
3. Đồ để đựng bằng gỗ, hình hộp tròn, bên trong chia thành nhiều ngăn có nắp đậy. Quả trầu. Bưng quả đồ lễ.
4. (kết hợp hạn chế; dùng đi đôi với nhân). Kết quả (nói tắt). Có nhân thì có quả. Quan hệ giữa nhân và quả.
5. (khẩu ngữ) Món lợi thu được trong làm ăn, buôn bán. Thắng quả. Trúng quả. Thua liền mấy quả.
Trả lời các câu hỏi dưới đây:
a. Trong các nghĩa của từ “quả”, nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển?
b. Các nghĩa của từ “quả” được giải thích theo cách nào?
Hướng dẫn giải
a. Trong các nghĩa của từ “quả”, nghĩa số 1 là nghĩa gốc, các nghĩa còn lại là nghĩa chuyển.
b. Các nghĩa của từ “quả được giải thích bằng cách phân tích nội dung nghĩa của từ, nêu phạm vi nghĩa sử dụng, khả năng kết hợp của từ.
Bài 3. Phần giải thích nghĩa của các từ sau đây đã chính xác hay chưa? Vì sao?
a. Đả kích (động từ): việc phê phán, chỉ trích gay gắt đối với người, phía đối lập hoặc coi là đối lập.
b. Khép nép (tính từ): điệu bộ như muốn thu nhỏ người lại để tránh sự chú ý, sự đụng chạm hoặc để tỏ ra vẻ ngại ngùng hay kính cẩn.
c. Trắng (tính từ): màu của vôi, của bông.
Hướng dẫn giải
a. Từ “đả kích” (động từ) được giải thích chưa chính xác, vì phần giải thích “việc phê phán, chỉ trích gay gắt đối với người, phía đối lập hoặc coi là đối lập” là một cụm danh từ, dùng để giải thích một danh từ, chứ không dùng để giải thích một động từ. Nên sử dụng phần giải thích là một động từ/ cụm động từ.
b và c. Cách giải thích từ “khép nép” và “trắng” chưa chính xác, vì phần giải thích là cụm danh từ, không thích hợp để giải thích tính từ. Nên thêm từ “có” vào đầu phần giải thích.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây