Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phần 1 SVIP
NHỚ ĐỒNG - TỐ HỮU
I. Đọc - tìm hiểu chung
1. Tác giả: Tố Hữu (1920 - 2002)
1.1. Tiểu sử
- Tên khai sinh: Nguyễn Kim Thành.
- Quê quán: Thừa Thiên – Huế.
- Năm 1938, ông được kết nạp vào Đảng, giác ngộ lý tưởng Cách mạng, từ đó bắt đầu con đường hoạt động chính trị sôi nổi.
1.2. Sự nghiệp văn học
- Là nhà thơ trữ tình chính trị.
- Là “lá cờ đầu” của thơ ca Cách mạng Việt Nam. Con đường thơ gắn liền với con đường Cách mạng, với những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc.
- Thơ Tố Hữu tha thiết, gần gũi, mang đậm tính sử thi, giàu tính dân tộc, tràn đầy niềm tin ở tương lai.
- Các tác phẩm tiêu biểu: Từ ấy (1946), Việt Bắc (1954), Gió lộng (1961), Ra trận (1972), Máu và hoa (1977), Một tiếng đờn (1992), Ta với ta (2000)...
2. Tác phẩm
2.1. Hoàn cảnh sáng tác
2.2. Thể loại, thể thơ
- Thể loại: thơ trữ tình
- Thể thơ: 7 chữ
2.3. Bố cục
- Phần 1 (11 khổ thơ đầu): nỗi nhớ thế giới bên ngoài với cảnh vật, cuộc sống và bước đường hoạt động cách mạng vừa qua.
- Phần 2 (2 khổ cuối): khao khát tự do và giải phóng dân tộc.
2.4. Đề tài, chủ đề
- Đề tài: viết về nỗi nhớ quê hương đất nước của người tù cộng sản.
- Chủ đề: “Nhớ đồng” thể hiện rõ tâm sự của một người thanh niên yêu nước giàu nhiệt huyết, khao khát tự do, nôn nóng muốn trở về sát cánh với đồng chí, đồng bào lúc phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đang phát triển mạnh mẽ.
II. Đọc - tìm hiểu chi tiết
1. Nhan đề
- Nhớ: nghĩ đến với tình cảm tha thiết muốn được gặp, được thấy.
- Đồng:
→ Hé mở tư tưởng, chủ đề và mạch cấu tứ của tác phẩm.
2. Nhân vật trữ tình
Nhân vật trữ tình trong bài thơ là “tôi”, một chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi, yêu nước đang bị thực dân giam cầm.
3. Bối cảnh
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây