Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Ôn tập giữa học kì I (Tiết 3) SVIP
TIẾT 3
1. Thực hiện yêu cầu:
a. Tra từ điển để tìm nghĩa gốc và 2 – 3 nghĩa chuyển của từ “ăn”.
b. Đặt câu để phân biệt các nghĩa của từ “ăn” tìm được ở bài tập a.
2. Đọc các đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu:
a. Nắng vàng tươi rải nhẹ
Bưởi tròn mọng trĩu cành
Hồng chín như đèn đỏ
Thắp trong lùm cây xanh.
Theo Tiếng Việt 3, 1997
b. Chiều qua cỏ héo rũ
Vì nắng nóng cỏ ơi
Sớm nay tươi lại rồi
Nhờ uống sương đêm đấy.
Khánh Vũ
– Từ “tươi” trong mỗi đoạn thơ được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
– Đặt 1 – 2 câu có từ “tươi” mang nghĩa chuyển.
Ví dụ:
Nét chữ trên trang giấy còn tươi vết mực.
Gương mặt của cô bé tươi như hoa.
3. Đọc các thành ngữ, tục ngữ sau và thực hiện yêu cầu:
a. Chỉ ra cặp từ đồng nghĩa trong mỗi thành ngữ, tục ngữ.
b. Đặt câu với 1 – 2 thành ngữ, tục ngữ đã cho.
4. Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu:
Mười lăm năm... mỗi sáng chiều
Bác Hồ chăm chút, nâng niu từng cành.
Cây càng khoẻ, lá càng xanh
Như miền Nam đó trưởng thành nở hoa.
Cành cao che mát sân nhà
Từng ôm bóng dáng Cha già sớm trưa.
Dạn dày sương gió nắng mưa
Trái ngon vẫn đậu đợi mùa chín thơm.
Mặc cho lửa đạn mưa bom
Ong xây bọng mật trong vòm lá xanh.
Ngọt mùa vú sữa bờ kênh Tháp Mười.
Cây ơi! Ơn Bác đời đời
Bác đi – Con cháu thay Người chăm cây!
Quốc Tấn
b. Việc viết hoa các danh từ đó nói lên tình cảm gì của tác giả và nhân dân Việt Nam đối với Bác Hồ?
Việc sử dụng và viết hoa các danh từ đó nói lên tình cảm kính trọng, yêu thương, quý mến, xem Bác như người thân trong gia đình của tác giả và nhân dân Việt Nam đối với Bác.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây