Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
[Lý thuyết] Phần mềm nguồn mở và phần mềm trên Internet SVIP
1. Phần mềm nguồn mở
a. Phân loại phần mềm theo cách chuyển giao sử dụng
Loại phần mềm | Nội dung |
Phần mềm thương mại (commercial software) |
- Là phần mềm để bán. - Mã nguồn đóng để bảo vệ và chống sửa đổi. |
Phần mềm tự do (free software) |
- Là phần mềm miễn phí. - Dạng mã máy hoặc mã nguồn. - Cần đăng kí để sử dụng các chức năng cao hơn. |
Phần mềm nguồn mở (open-source software) |
- Là phần mềm được cung cấp cả mã nguồn. - Người dùng tự sửa đổi, phát triển, phân phối theo giấy phép. |
b. Giấy phép đối với phần mềm nguồn mở
- Do mâu thuẫn giữa quy định về bản quyền và quyền sử dụng phần mềm nguồn mở.
- Cung cấp các quyền vốn bị cấm bởi các quy định bản quyền.
- Giấy phép công cộng GNU GPL là giấy phép điển hình đối với phần mềm nguồn mở.
Liên quan đến nhiều vấn đề khác:
- Nó đảm bảo quyền tiếp cận của người sử dụng đối với mã nguồn để dùng, thay đổi hoặc phân phối lại.
- Bảo đảm quyền miễn trừ của các tác giả về hậu quả sử dụng phần mềm.
- Bảo đảm quyền đứng tên của các tác giả tham gia phát triển, đảm bảo sự phát triển bền vững của phần mềm nguồn mở bằng cách công bố rõ ràng các thay đổi của các phiên bản và buộc phần phát triển dựa trên phần mềm nguồn mở theo giấy phép GPL cũng phải mở theo GPL.
2. Vai trò của phần mềm thương mại và phần mềm nguồn mở
a. Phân loại phần mềm thương mại
Phần mềm “đặt hàng”
- Được thiết kế theo yêu cầu của từng khách hàng.
- Được thiết kế chính xác theo yêu cầu, được bảo hành theo hợp đồng.
- Ví dụ: phần mềm điều khiển một dây chuyền lắp ráp.
Phần mềm “đóng gói”
- Được thiết kế dựa trên những yêu cầu chung của nhiều người.
- Được viết rất hoàn chỉnh và kèm theo công cụ cài đặt tự động giúp người dùng dễ sử dụng.
- Không có trách nhiệm sửa chữa nâng cấp theo yêu cầu của từng người dùng nhưng có thể nâng cấp định kì.
- Ví dụ: Phần mềm xử lí ảnh Photoshop.
b. So sánh phần mềm thương mại nguồn đóng và phần mềm nguồn mở
Yếu tố | Phần mềm thương mại nguồn đóng | Phần mềm nguồn mở |
Chi phí | Mất chi phí mua phần mềm và phí chuyển giao | Chỉ mất chi phí chuyển giao nếu có |
Hỗ trợ kỹ thuật | Có | Không, nhưng có thể được hỗ trợ từ cộng đồng |
Tính minh bạch | Khó kiểm soát những gì được cài cắm bên trong | Có thể kiểm soát được mã nguồn |
Sự phụ thuộc của người dùng | Bị phụ thuộc vào nhà cung cấp về giải pháp và hỗ trợ kỹ thuật. | Được cộng đồng phát triển theo chuẩn chung, không chung thuộc vài riêng ai. |
c. Phần mềm thương mại và phần mềm nguồn mở cùng chức năng
Phần mềm nguồn mở không thể thay thế được cho phần mềm thương mại trong thực tế. Vì những nhu cầu riêng, vốn phong phú hơn rất nhiều so với những nhu cầu chung thì phần mềm “đặt hàng" mới có thể đáp ứng được.
3. Phần mềm chạy trên Internet
Là phần mềm cho phép sử dụng qua Internet mà không cần phải cài đặt vào máy. Chẳng hạn phần mềm mạng xã hội, thư điện tử và các ứng dụng mua sắm trên mạng,...
Lợi ích của các phần mềm này:
- Có thể sử dụng ở bất cứ đâu, bất cứ nơi nào.
- Bất cứ máy tính nào miễn là có kết nối Internet.
- Chi phí rẻ hoặc không mất phí.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây