Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
Quá trình hình thành và phát triển của Hy Lạp và La Mã cổ đại
1. Điều kiện tự nhiên
a. Hy Lạp cổ đại
- Vùng đất của Hy Lạp cổ đại lớn hơn rất nhiều so với Hy Lạp ngày nay, với nhiều trung tâm nằm ở phía nam bán đảo Ban-căng.
- Địa hình bị chia cắt thành nhiều vùng đồng bằng nhỏ hẹp bởi các dãy núi thấp chạy dài ra biển.
- Đất đai canh tác ít và không màu mỡ, chỉ thích hợp trồng các loại cây lâu năm như nho, ô liu,..
- Có nhiều vũng, vịnh, thuận lợi cho việc lập những hải cảng.
- Có nhiều khoáng sản như đồng, vàng, bạc,...
b. La Mã cổ đại
- Bán đảo I-ta-li-a là nơi hình thành Nhà nước La Mã cổ đại, nằm ở Nam Âu, xung quanh được biển bao bọc.
- Bờ biển ở phía nam có nhiều vịnh, cảng thuận tiện cho tàu bè ra vào trú đậu.
- Đến thời kì Đế quốc La Mã, lãnh thổ được mở rộng ra cả ba châu lục với nhiều đồng bằng và đồng cỏ rộng lớn.
- Có nhiều khoáng sản, thuận lợi cho nghề luyện kim.
2. Nhà nước thành bang và nền dân chủ cổ đại ở Hy Lạp
- Từ thế kỉ VIII đến thế kỉ IX TCN, ở Hy Lạp đã hình thành hàng trăm nước nhỏ được gọi là nhà nước thành bang.
+ Mỗi thành bang đều lấy một thành thị làm trung tâm, xung quanh là vùng đất trồng trọt. Thành thị có phố xá, lâu đài, đền thờ, sân vận động, nhà hát và quan trọng hơn là bến cảng.
+ A-ten là thành bang quan trọng nhất, tiêu biểu cho chế độ dân chủ của Hy Lạp cổ đại.
+ Để bảo vệ cho nền dân chủ và ngăn chặn những âm mưu đảo chính, "chế độ bỏ phiếu bằng vỏ sò" đã được thực hiện.
- Đến thế kỉ I TCN, Hy Lạp bị đế quốc La Mã thôn tính.
3. Nhà nước đế chế La Mã cổ đại
- Từ một thành bang nhỏ bé ở miền Trung bán đảo I-ta-li-a, vào thế kỉ I TCN, Nhà nước La Mã đã dần mở rộng lãnh thổ, trở thành đế quốc rộng lớn.
- Năm 27 TCN, Ốc-ta-vi-út được tôn lên thành Đấng tối cao, có quyền lực như hoàng đế, mở đầu thời kì đế chế.
4. Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp, La Mã
- Chữ viết: sáng tạo ra hệ chữ La-tinh và chữ số La Mã đang được sử dụng ở ngày nay.
- Văn học: phong phú về thể loại (thần thoại, kịch và thơ). Tác giả tiêu biểu như: Hô-me với tác phẩm I-li-át và Ô-đi-xê, nhà soạn kịch Xô-phốc với Ơ-đíp làm vua,...
- Hy Lạp là quê hương của những nhà khoa học nổi tiếng như: Pi-ta-go, Ta-lét, Ác-si-mét,...
- Người Hy Lạp và La Mã đã sáng tạo ra dương lịch.
- Có nhiều nhà sử học tiêu biểu với nhiều bộ sử đồ sộ như: Hê-rô-đốt, Tuy-xi-dit, Pô-li-vi-út.
- Những tác phẩm điêu khắc nổi tiếng là các bức tượng như: Thần Vệ nữ Milo, Lực sĩ ném đĩa, Nữ thần A-tê-na,...
- Xây dựng những công trình kiến trúc nổi tiếng. Trong đó nhiều công trình được bảo tốn đến ngày nay.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây