Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
BÀI 17. HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN)
1. Hiệp hội các nước Đông Nam Á
- Hiệp hội thành lập ngày 08/08/1967.
- 5 nước đầu tiên tham gia hiệp hội ASEAN: Thái Lan, Malaixia, Singapo, Philipin, Indonexia
* Mục tiêu :
- Mục tiêu lúc đầu: liên kết về quân sự là chính nhằm hạn chế ảnh hưởng xu thế xây dựng XHCN trong khu vực.
- Hoàn cảnh lịch sử: Ba nước Đông Dương đang đấu tranh chống đế quốc Mĩ giành độc lập dân tộc.
- Cuối năm 1970 đầu năm 1980 mục tiêu: Xu hướng hợp tác kinh tế xuất hiện và ngày càng phát triển.
- 1990 mục tiêu: Giữ vững hòa bình, an ninh, ổn định khu vực xây dựng một cộng đồng hòa hợp cùng phát triển kinh tế.
- 12/1998 mục tiêu cho đến nay: Đoàn kết hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, phát triển đồng đều.
- Đến 1999 ASEAN có 10 nước thành viên.
- Nguyên tắc hợp tác: Tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của nhau.
2. Hợp tác để phát triển kinh tế – xã hội
- Các nước Đông Nam Á có nhiều điều kiện thuận lợi để hợp tác phát triển kinh tế.
+ Vị trí gần gũi, đường giao thông về cơ bản là thuận lợi. Ba nước Mai-lai-xia-a, Xin-ga-po và In-đô-nê-xi-a đã lập tam giác tăng trưởng kinh tế XI-GIÔ-RI từ năm 1989.
+ Truyền thống văn hóa, sản xuất có nhiều nét tương đồng.
+ Lịch sử đấu tranh, xây dựng đất nước có những điểm giống nhau, con người dễ hợp tác với nhau.
- Sự hợp tác đem lại nhiều kết quả trong kinh tế, văn hóa xã hội mỗi nước, tạo ra môi trường ổn định để phát triển kinh tế.
3. Việt Nam trong ASEAN
- Tham gia vào ASEAN, Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
+ Tốc độ mậu dịch tăng
+ Xuất khẩu gạo sang các nước trong khu vực.
+ Nhập xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, điện tử,..
+ Dự án hành lang Đông – Tây xóa đói giảm nghèo.
+ Quan hệ trong thông tin văn hóa
- Việt Nam còn nhiều thách thức cần vượt qua trong hợp tác kinh tế xã hội ví dụ như chênh lệch trình độ kinh tế, khác biệt chính trị, bất đồng ngôn ngữ...
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây