Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
1. Vị trí địa lí và phạm vi khu vực Đông Á
2. Đặc điểm tự nhiên
* Địa hình và sông ngòi.
- Phần đất liền chiếm tới 83,7% diện tích lãnh thổ, điều kiện tự nhiên rất đa dạng. Ở đây có các hệ thống núi, sơn nguyên cao, hiểm trở và các bồn địa rộng phân bố ở nửa cầu tây Trung Quốc. Nhiều núi cao có băng hà bao phủ quanh năm, là nơi bắt nguồn của nhiều sông lớn.
Ảnh vệ tinh chụp khu vực đông bắc Trung Quốc.
- Phần đất liền của khu vực Đông Á có 3 con sông lớn: A Mua, Hoàng Hà, Trường Giang.
Sông Trường Giang - Trung Quốc.
- Phần hải đảo nằm trong "vòng đai lửa Thái Bình Dương". Đây là miền núi trẻ thường có động đất và núi lửa hoạt động mạnh gây tai hoạ lớn cho nhân dân. Ở Nhật Bản, các núi cao phần lớn là núi lửa.
* Khí hậu và cảnh quan.
- Khí hậu cận nhiệt lục địa quanh năm khô.
- Cảnh quan thảo nguyên, hoang mạc.
Thảo nguyên ở Tứ Xuyên - Trung Quốc.
- Phía đông phần đất liền và hải đảo một năm có hai mùa gió khác nhau. Mùa đông gió mùa tây bắc rất lạnh và khô. Mùa hạ gió đông nam, mưa nhiều.
- Nhờ khí hậu ẩm, nửa phía đông Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên và phần hải đảo có rừng bao phủ.
Quang cảnh một góc rừng ở Triều Tiên.
- Nửa phía tây phần đất liền do vị trí nằm sâu trong nội địa, gió mùa từ biển không xâm nhập vào được, khí hậu quanh năm khô hạn, cảnh quan chủ yếu là thảo nguyên khô, bán hoang mạc và hoang mạc.
Một ngôi làng nằm trên bán hoang mạc ở Mông Cổ.
Khu vực Đông Á gồm hai bộ phận : đất liền và hải đảo.
Nửa phía tây phần đất liền có nhiều núi, sơn nguyên cao, hiểm trở và các bồn địa rộng có khí hậu và cảnh quan thuộc miền khô hạn.
Nửa phía đông phần đất liền là vùng đồi, núi thấp xen các đồng bằng rộng. Phần hải đảo là vùng núi trẻ. Cả hai vùng này thuộc khi hậu gió mùa ẩm với cảnh quan rừng là chủ yếu.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây