Bài học cùng chủ đề
- Bài 16. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X_P1
- Bài 16. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X_P2
- Bài 16. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X_P3
- Bài 16. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X_P4
- Lý thuyết
- Trắc nghiệm
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
1. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- Nguyên nhân: Mùa xuân năm 40, bất bình với chính sách cai trị của chính quyền đô hộ Hán, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa dành quyền tự chủ.
- Diễn biến, kết quả:
- Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa tại sông Hát (nay thuộc xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, Hà Nội). Tướng lĩnh khắp 65 thành trì về với cuộc khởi nghĩa.
- Từ sông Hát, nghĩa quân theo đường sông Hồng tiến xuống đánh chiếm căn cứ Mê Linh và Cổ Loa.
- Nghĩa quân chiếm được thành Luy Lâu và trụ sở chính của chính quyền đô hộ.
- Khởi nghĩa thắng lợi, Trưng Trắc được suy tôn làm vua, đóng đô tại Mê Linh.
- Năm 43, trước sự tấn công của quân Hán do Mã Viện chỉ huy, cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bị đàn áp.
- Ý nghĩa: Chứng tỏ tinh thần bất khuất của người Việt, tạo tiền đề của việc khôi phục nền độc lập, tự chủ của dân tộc sau này.
Sách Thiên Nam ngữ lục chép:
" Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này"
2. Khởi nghĩa Bà Triệu
- Nguyên nhân: do chính sách cai trị của chính quyền đô hộ nhà Ngô ở đầu thế kỉ III.
- Diễn biến, kết quả:
- Năm 248, khởi nghĩa bùng nổ từ căn cứ núi Nưa (Triệu Sơn, Thanh Hóa).
- Nghĩa quân đã giành được chính quyền tại nhiều huyện lị, thành ấp ở Cửu Chân, Cửu Đức, Nhật Nam.
- Nhà Ngô cử 8000 quân sang đàn áp. Do lực lượng chênh lệch, cuối cùng khởi nghĩa bị đàn áp
- Ý nghĩa: không chỉ làm rung chuyển chính quyền đô hộ mà còn góp phần thức tỉnh ý thức dân tộc, tạo đà cho các cuộc khởi nghĩa sau này.
"Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá trường kình ở Biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người"
(Theo Phan Huy Lê (Chủ biên), Lịch sử Việt Nam, Tập 1, Sđd, tr.338)
3. Khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập nước Vạn Xuân
- Nguyên nhân: Vào thế kỉ VII, Lý Bí (một hào trưởng địa phương) đã khởi nghĩa chống lại ách cai trị khắc nghiệt của nhà Lương.
- Diễn biến, kết quả:
- Đầu năm 542, khởi nghĩa bùng nổ, lật đổ chính quyền đô hộ, làm chủ Giao Châu.
- Đầu năm 544, Lý Bí tự xưng Lý Nam Đế, lập ra nước Vạn Xuân, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).
- Năm 545, quân Lương sang xâm lược nước Vạn Xuân. Triệu Quang Phục thay Lý Bí lãnh đạo cuộc kháng chiến, xây dựng căn cứ tại đầm Dạ Trạch (Hưng Yên). Kháng chiến thắng lợi, Triệu Quang Phục lên làm vua gọi là Triệu Việt Vương.
- Năm 602, nhà Tùy đưa quân sang xâm lược, nước Vạn Xuân chấm dứt.
- Ý nghĩa: chứng tỏ tinh thần độc lập, tự cường của người Việt, góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở giai đoạn sau.
Chùa Trấn Quốc (Hà Nội) - Tiền thân là chùa Khai Quốc thời Tiền Lý
4. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
- Nguyên nhân: đầu thế kỉ VIII, bất bình trước tô thuế nặng nề của chính quyền nhà Đường, Mai Thúc Loan đã nổi dậy khởi nghĩa.
- Diễn biến, kết quả:
- Năm 713, khởi nghĩa bùng nổ và nhanh chóng làm chủ đất Hoan Châu (Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay).
- Khởi nghĩa lan rộng cả nước, được nhân dân Chăm-pa, Chân Lạp hưởng ứng.
- Quân khởi nghĩa tiến công ra Bắc, làm chủ thành Tống Bình, giải phóng đất nước.
- Mai Thúc Loan xưng đế, xây thành Vạn An.
- Nhà Đường sang đàn áp, khởi nghĩa bị dập tắt.
- Ý nghĩa: Giành và giữ chính quyền gần 10 năm. Đây là một trong những cuộc khởi nghĩa lớn nhất, đánh dấu mốc quan trọng trên con đường đấu tranh thời Bắc thuộc.
5. Khởi nghĩa Phùng Hưng
- Nguyên nhân: Cuối thế kỉ VIII, nhà Đường ra sức vơ vét, bòn rút của cải của nhân dân. Phùng Hưng lãnh đạo nhân dân nổi dậy khởi nghĩa.
- Diễn biến, kết quả:
- Nghĩa quân làm chủ được vùng Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội).
- Nghĩa quân bao vây và chiếm thành Tống Bình.
- Sắp đặt việc cai trị trong 9 năm thì quân Đường đàn áp.
- Ý nghĩa: Tiếp tục khẳng định quyết tâm giành lại độc lập, tự chủ cho người Việt, mở đường cho những thắng lợi về sau.
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng Khởi nghĩa
Bà Triệu
Khởi nghĩa Lý Bí Khởi nghĩa Mai Thúc Loan Khởi nghĩa Phùng Hưng Thời gian bùng nổ Năm 40 Năm 248 Năm 542 Năm 713 Cuối thế kỉ VIII Nơi đóng đô của chính quyền tự chủ Mê Linh (Hà Nội) Cửa sông Tô Lịch (Hà Nội) Vạn An (Nghệ An) Kết quả Giành quyền tự chủ trong 3 năm => bị đàn áp Chiếm được nhiều huyện lị, khiến Giao Châu chấn động => bị đàn áp Giành quyền tự chủ, dựng nước Vạn Xuân => bị đàn áp Giành quyền tự chủ trong 10 năm
=> bị đàn áp
Giành quyền tự chủ trong vài năm => bị đàn áp Ý nghĩa Chứng tỏ tinh thần bất khuất của người Việt, tạo tiền đề của việc khôi phục nền độc lập, tự chủ của dân tộc sau này. Không chỉ làm rung chuyển chính quyền đô hộ mà còn góp phần thức tỉnh ý thức dân tộc, tạo đà cho các cuộc khởi nghĩa sau này. Chứng tỏ tinh thần độc lập, tự cường của người Việt, góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở giai đoạn sau. Đánh dấu mốc quan trọng trên con đường đấu tranh thời Bắc thuộc. Tiếp tục khẳng định quyết tâm giành lại độc lập, tự chủ cho người Việt, mở đường cho những thắng lợi về sau.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây