Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Luyện tập SVIP
Trong bài văn chứng minh, chúng ta chỉ sử dụng thao tác chứng minh, không cần giải thích vấn đề cần chứng minh. Đúng hay sai?
Trong phần Mở bài của bài văn chứng minh, người viết phải nêu lên được nội dung gì?
Trong Thân bài của bài văn chứng minh, người viết cần làm những gì?
Lời văn phần Kết bài cần có sự hô ứng và liên kết với phần nào?
Theo quy định tạo lập văn bản nghị luận thì sau bước tìm hiểu đề, bước tiếp theo cần làm gì?
Câu mở đầu một đoạn văn nghị luận không cần thực hiện nhiệm vụ nào dưới đây?
Sắp xếp các dòng sau để hoàn thành trình tự làm một bài văn nghị luận chứng minh:
- Lập dàn bài.
- Tìm hiểu đề và tìm ý.
- Đọc lại và sửa chữa.
- Viết bài.
Sắp xếp các dòng sau để hoàn thành dàn ý của một bài nghị luận chứng minh:
- Nêu luận điểm cần chứng minh.
- Nêu ý nghĩa của luận điểm đã chứng minh.
- Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm đưa ra là đúng đắn.
Cho đề văn: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Để thực hiện đề văn trên, cần sử dụng phương thức biểu đạt nào?
Cho đề văn: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Thao tác lập luận chính cần sử dụng cho đề bài trên là gì?
Cho đề văn: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Sắp xếp các dòng sau để hoàn thành dàn ý của đề văn trên:
- Thân bài:
- - Đưa ra dẫn chứng để làm sáng tỏ: Mạc Đĩnh Chi theo đuổi việc học dù nhà nghèo, E-đi-xơn trải qua sự thất bại hàng ngàn lần mới có thể tạo ra được công trình có tính ứng dụng,...
- Kết bài: Câu tục ngữ là lời khuyên được đúc rút tự ngàn đời. Làm việc gì cũng cần có lòng kiên trì và tin vào điều mình đang làm.
- Mở bài: Giới thiệu và nêu nội dung câu nói: bàn về lòng kiên trì của con người.
- - Khẳng định tính đúng đắn của câu nói: nếu kiên trì nhẫn nại theo đuổi, con người sẽ đạt được những thành tựu lớn.
Rừng mang lại nhiều lợi ích cho con người. Vì vậy, con người phải bảo vệ rừng. Em hãy chứng minh ý kiến trên.
Trong các luận điểm nêu ra sau đây, luận điểm nào không phù hợp cho đề văn trên?
Cho đề văn:
"Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết... " (Phạm Văn Đồng)
Dựa vào những hiểu biết của bản thân và qua thực tế những sáng tác văn học của Bác, em hãy chứng minh nhận định trên.
Đề bài nào sau đây cũng có cùng nội dung như đề văn đã cho?
Cho đề văn:
"Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết... ". (Phạm Văn Đồng)
Dựa vào những hiểu biết của bản thân và qua thực tế những sáng tác văn học của Bác, em hãy chứng minh nhận định trên.
Dòng nào không phải là luận điểm có trong đề bài trên?
Cách nào trong các cách sau dùng để chứng minh cho một luận điểm trong phép lập luận chứng minh?
Thao tác nào không thực hiện trong phần kết luận của phép lập luận chứng minh?
Hãy chứng minh: Tiếng Việt là một ngôn ngữ giàu tính nhạc.
Hoàn thành dàn ý cho đề văn trên bằng cách nối:
Đề 1: Chứng minh rằng: Tiếng Việt là một ngôn ngữ giàu nhạc tính.
Đề 2: Chứng minh tính đúng đắn của lời khuyên sau:
Gạo đem vào giã bao đau đớn
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông
Sống ở trên đời người cũng vậy
Gian nan rèn luyện mới thành công.
(Hồ Chí Minh)
Đề 3: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Không biết phải hỏi, muốn giỏi phải học.
Vấn đề đưa ra để chứng minh trong những đề sau được đưa ra trực tiếp hay gián tiếp?
Phân loại các đề ấy.
- Đề 3
- Đề 2
- Đề 1
Trực tiếp
Gián tiếp
Đề 1: Chứng minh tính đúng đắn của lời khuyên sau:
Gạo đem vào giã bao đau đớn
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông
Sống ở trên đời người cũng vậy
Gian nan rèn luyện mới thành công.
(Hồ Chí Minh)
Đề 2: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Không biết phải hỏi, muốn giỏi phải học.
Với những đề mà vấn đề cần chứng minh được đưa ra gián tiếp, trước khi chứng minh em cần làm gì?
Chúng ta biết rằng, không có một ai có thể sống trên đời này mà thiếu đi tình yêu thương. Tình yêu thương là một thứ tình cảm tích cực, thiêng liêng, có tác động lớn lao đến đời sống của con người. Một người được sống trong vòng tay yêu thương của gia đình, bạn bè thường có sự phát triển nhân cách hoàn thiện. Ngược lại, người sống trong cảnh thiếu thốn tình yêu thương tâm hồn thường già cỗi, u ám, buồn tẻ. Một khi bạn mở lòng trao đi những tình cảm thật chân thành thì bạn cũng sẽ nhận lại được chính tình yêu thương đó. Tình yêu thương còn tiếp thêm sức mạnh cho con người khi vấp ngã, đối diện với những khó khăn trong cuộc sống.
Luận điểm trong đoạn văn trên là: Tình yêu thương có ý nghĩa thật lớn lao trong cuộc sống của con người.
Xác định cách lập luận chứng minh được sử dụng trong đoạn văn trên:
Gạch chân dưới câu mang luận điểm có trong đoạn văn sau:
Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh. Chiến tranh khiến cho mỗi công dân Xô Viết nhận ra vẻ thanh tú của chốn quê hương. Người vùng Bắc nghĩ đến cánh rừng bên dòng sông Vina hay miền Xu-cô-nô, thân cây mọc là mặt nước, nghĩ đến những đêm tháng sáu sáng hồng và tiếng "cô nàng" gọi đùa người yêu. Người xứ Uy-cơ-ren nhớ bóng thùy dương tư lự bên đường, cái bằng lặng của trưa hè vàng ánh, vào lúc ấy, đời sống thấy đầy đủ và phong phú thay, vào lúc ấy, thời gian dường như không trôi đi nữa. Chỉ có tiếng ong bay khẽ xua động cái yên lặng trong thể. Người xứ Giê-oóc-gi ca tụng khí trời của núi cao, những tảng đá sáng rực và nỗi vui bất chợt của một dòng suối óng ánh bạc, vị mát của nước đóng thành băng, rượu vang cay sẽ tu trong bọc đựng rượu bằng da dê, những lời thân ái giản dị và những tiếng cuối của câu chào tạm biệt vọng lại. Người ở thành Lê-nin-grát bị sương mù quê hương ám ảnh, nhớ dòng sông Nêva rộng và đường bệ như nước Nga đường bệ, nhớ những tượng bằng đồng tạc những con chiến mã lồng lên, và lá hoa rực rỡ của công viên mùa hè, nhớ phố phường mà mỗi căn nhà là một trang lịch sử. Người Mạc Tư Khoa nhớ như thấy lại những phố cũ chạy ngoằn nghèo lan man như một hoài niệm, để rồi đổ ra những đại lộ của thành phố mới. Xa nữa là điện Cơ-rem-lanh, những tháp cổ xưa, dấu hiệu vinh quang của đất nước Nga và những ánh sao đỏ của ngày mai.
Dòng suối đỏ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.
(Trích tập tùy bút Thời gian ủng hộ chúng ta, I. Ê-ren-bua, NXB Văn nghệ)
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây