Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đọc: Việt Bắc (Phần 2) SVIP
II. Tìm hiểu chi tiết
2. Nhân vật trữ tình
- Nhân vật trữ tình là người trực tiếp thổ lộ những suy nghĩ và cảm xúc trong bài thơ. Đối với văn bản Việt Bắc, chúng ta cần lưu ý rằng, dù bài thơ được triển khai theo lối đối đáp giữa người ở và người đi, song thực chất đó lại là lời độc thoại của chính Tố Hữu, của những người ra đi. Hay nói cách khác, Tố Hữu đã nhập vai, mượn lời để thay người ở lại nói lên tâm tư, tình cảm của người dân Việt Bắc và đại diện cho người chiến sĩ cách mạng để đối đáp lại những tình cảm quý báu của nhân dân Việt Bắc cùng núi rừng nơi đây.
a. Người ở lại - nhân dân Việt Bắc
- Người ở lại dùng lời ướm hỏi để khơi gợi kỉ niệm về một giai đoạn đã qua, về không gian nguồn cội, tình nghĩa, để qua đó thể hiện tâm trạng của người ở lại trong buổi chia li:
+ Giai đoạn được nhắc lại:
+ Tố Hữu đã dùng cụm từ thiết tha mặn nồng để gợi tình cảm cách mạng sâu nặng dựa trên nguồn mạch đạo lí ân nghĩa thủy chung của dân tộc Việt nam.
+ Cách xưng hô: mình - ta tạo nên sự thân mật, gần gũi.
+ Phép điệp: nhớ, mình có nhớ ta, mình có nhớ không thể hiện nỗi bịn rịn, quyến luyến, day dứt, chẳng muốn xa rời.
- Nhân dân Việt Bắc cùng với vùng đất thân thương này đã để lại trong lòng người đi biết bao kỉ niệm:
+ Những hình ảnh thân thuộc, giản dị: suối lũ, mưa nguồn, miếng cơm chấm muối, núi non, lau xám...
+ Những địa danh quen thuộc: Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa.
+ Thiên nhiên dường như cũng có linh hồn, đại diện con người mà bày tỏ nỗi nhớ: Mình về, rừng núi nhớ ai / Trám bùi để rụng, măng mai để già.
+ Con người Việt Bắc hiện lên là những con người giàu tình nghĩa, sâu sắc, thủy chung với cách mạng: Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son.
+ Những năm tháng cùng nhau chia ngọt sẻ bùi khi kháng Nhật và thuở còn Việt Minh.
- Trong buổi chia li, người ở lại còn nhắn nhủ người về: Mình về thành thị xa xôi / Nhà cao, còn thấy núi đồi nữa chăng? / Phố đông, còn nhớ bản làng / Sáng đèn, còn nhớ mảnh trăng giữa rừng?. Người ở lại luôn đắn đo, tự hỏi với khoảng cách địa lí xa xôi, khuất dạng, liệu rằng người về có còn nhớ dân Việt Bắc và thiên nhiên Việt Bắc nữa không.
=> Có thể thấy, tất cả những hình ảnh, chi tiết trên đã gợi lại những năm tháng gian khổ của cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc ta, song vượt lên trên những gian khổ ấy là sự yêu thương, nghĩa tình và sự gắn kết sâu sắc, giữa người dân, thiên nhiên Việt Bắc với người chiến sĩ cách mạng.
b. Người ra đi - chiến sĩ cách mạng
- Người ra đi mà lòng cũng trĩu nặng bao nỗi bâng khuâng, lưu luyến. Tác giả liệt kê những cảm xúc, tâm trạng của người ra đi như bâng khuâng, bồn chồn kết hợp với hành động cầm tay nhau nhưng lại chẳng biết nói gì, lại càng nhấn mạnh hơn nỗi xúc động, nghẹn ngào, không nói lên lời của người ra đi.
- Trước sự bịn rịn, nhắn nhủ, dồn hỏi của người dân, người ra đi khéo léo khẳng định tình cảm của mình với người ở lại:
+ Mình - ta đã không còn tách biệt, mà dường như hòa quyện vào nhau: Ta với mình, mình với ta / ... / Mình đi, mình lại nhớ mình.
+ Câu trả lời: Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu chính là lời khẳng định chắc nịch về tình nghĩa mà người ra đi dành cho người ở lại, rằng tình cảm đó sẽ không bao giờ vơi cạn.
- Tình cảm sâu nặng của người ra đi dành cho nhân dân Việt Bắc được tác giả cụ thể hóa qua nỗi nhớ và bức tranh tứ bình về bốn mùa của Việt Bắc:
+ Tố Hữu chọn nỗi nhớ người yêu - nỗi nhớ day dứt, bồi hồi, nồng nhiệt để gợi nhớ lại cảnh vật nơi đây, đó là: bếp lửa nhà sàn đang đón đợi người thương, cảnh sắc thiên nhiên yên bình, những nẻo đường kháng chiến với không khí chiến đấu vang dội, những lớp bình dân học vụ, những giờ sinh hoạt kháng chiến,...
+ Bức tranh tứ bình ở Việt Bắc hiện lên với vẻ đẹp tươi sáng, phong phú, sinh động, thay đổi theo mùa:
+ Đan xen với vẻ đẹp của thiên nhiên là bức tranh lao động cần cù, hăng say, đẹp đẽ của con người Tây Bắc:
=> Có thể thấy, tương ứng với mỗi bức tranh là hình ảnh con người lao động làm cho bức tranh ấm áp hơn. Tất cả như hòa quyện và sáng bừng lên trong tâm trí của nhà thơ.
- Đáp lại lời nhắn gửi của người ở lại, người về tiếp tục khẳng định rằng dù xa xôi, dù chia li thì vẫn sẽ luôn nhớ về Việt Bắc. Chẳng những vậy, người ra đi còn hứa hẹn với người ở lại về một tương lai đoàn tụ, tưng bừng, rộn rã và tươi vui: Rừng xưa núi cũ yêu thương lại về / Ngày mai rộn rã sơn khê / Ngược xuôi tàu chạy, bốn về lưới giăng.
c. Nhận xét
Qua hình tượng nhân vật người ở lại và người ra đi, chúng ta không chỉ thấy được thiên nhiên tươi đẹp của núi rừng Việt Bắc và những phẩm chất đáng quý của con người Việt Bắc mà còn thấy được sự gắn bó sâu sắc, bền chặt, thủy chung, nghĩa tình giữa người dân Việt Bắc với chiến sĩ cách mạng.
3. Ngôn ngữ
- Tố Hữu đã sử dụng lời ăn tiếng nói trong sinh hoạt hàng ngày của người dân Việt Bắc nên ngôn ngữ rất mộc mạc, giản dị; song cũng rất sinh động, giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu:
+ Ngôn ngữ giản dị: Ta về, mình có nhớ ta; Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi.
+ Ngôn ngữ giàu hình ảnh:
+ Ngôn ngữ giàu nhạc điệu: Những đường Việt Bắc của ta / Đêm đêm rầm rập như là đất rung.
=> Sự kết hợp giữa nhiều kiểu ngôn ngữ góp phần tạo nên giọng điệu linh hoạt cho tác phẩm, khi thì thiết tha, khi hào hùng, khi lại tràn đầy cảm xúc,... góp phần thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.
III. Tổng kết
1. Nội dung
Qua nỗi niềm, tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng đối với Việt Bắc, tác giả đã thể hiện sự gắn bó nghĩa tình thắm thiết giữa người dân Việt Bắc với chiến sĩ cách mạng - một tình cảm lớn lao, mang tầm vóc dân tộc.
2. Nghệ thuật
- Nghệ thuật mang đậm tính dân tộc, được thể hiện qua việc:
+ Sử dụng nhuần nhuyễn thể thơ lục bát.
+ Sử dụng lối đối đáp giao duyên trong ca dao, dân ca; cách xưng hô mình - ta.
+ Sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, sáng tạo: mộc mạc, giản dị, gần gũi, giàu hình ảnh, nhạc điệu.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây