Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đọc hiểu, Viết SVIP
PHẦN I. ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau:
SỰ AN NHÀN, DỄ CHỊU THỰC RA RẤT NGUY HIỂM
Cái gọi là không ngừng phấn đấu, thử thách bản thân thực ra chính là dám rũ bỏ “vùng dễ chịu tâm lí” vốn đã quá quen thuộc với bản thân.
Các nhà tâm lí học hình tượng hóa nhận thức của con người về thế giới bên ngoài giống như vùng biển, chia ra làm ba khu vực: bờ biển, vùng biển nông và vùng biển sâu. Trong đó, vùng bờ biển chính là “vùng dễ chịu tâm lí”. Nếu không biết bơi, hẳn bạn sẽ thấy lội nước ở vùng bờ biển là dễ chịu nhất, an toàn nhất. Càng ra xa bờ, tâm lí bất an và khủng hoảng càng tăng lên. Vậy nên rất nhiều người chỉ muốn bị bám quanh vùng dễ chịu gần bờ.
Những người chìm đắm trong “vùng dễ chịu tâm lí” có thể là những nhân viên bất mãn với hiện trạng của bản thân, muốn đổi việc nhưng là không dám; có thể là một thanh niên trẻ độc thân khao khát tình yêu, nhưng hằng ngày chỉ thích ru rú trong phòng; hoặc có thể chính là chúng ta, những người không hài lòng với vóc dáng bản thân, muốn giảm béo nhưng lại không thể kiên trì, nỗ lực. Ralph Waldo Emerson(1) từng nói: “Ngồi trên ghế nệm êm ái thường dễ ngủ quên.” Thực sự rất có lí! Nguy hiểm nhất trong cuộc sống chính là tưởng rằng luôn có một chiếc quải trượng(2) có thể chống đỡ, bảo vệ cho bản thân. Nhưng chẳng có chiếc quải trượng nào để chúng ta mãi mãi tựa vào. Muốn đạt được thành công, nhất định phải tự mình phấn đấu.
Đạo lí là vậy, ai cũng biết, nhưng không phải ai cũng có thể thông suốt. Không ít người vẫn ôm suy nghĩ rằng công việc càng nhàn hạ càng tốt, hoạt động càng ít càng tốt, lười vận dụng trí óc, thích an nhàn thảnh thơi, còn cho rằng được nằm ườn cả ngày trên sô pha êm ái mới chính là “hưởng phúc”. Kì thực lối “hưởng phúc” như vậy lại thường ươm mầm tai họa.
[...]
Nhà khoa học người Mỹ - Franklin từng nói câu tương tự: “Thói lười biếng cũng giống như gỉ sét, gây hại cho thân xác chúng ta hơn cả sự lao động vất vả. Chiếc chìa khóa thường xuyên dùng sẽ luôn sáng bóng.”
Để thấy rằng, mưu cầu an nhàn thật nguy hại. Bất luận ở hoàn cảnh nào, hễ ở trong trạng thái an nhàn, bất cứ lúc nào chúng ta cũng có khả năng bị nguy cơ xâm nhập, và chúng ta ngày càng trở nên an dật(3), yếu đuối, mất hết sức chống chọi. Chúng ta nên biết rằng sự cạnh tranh trong cuộc sống vốn rất khốc liệt và tàn nhẫn, chỉ những ai đã chuẩn bị đầy đủ mới có cơ hội sống sót.
Đừng để bản thân dừng quá lâu ở vùng dễ chịu, mà phải tìm cách đột phá khỏi nó. Hãy tự hỏi chính mình, bạn có yêu thích công việc đang làm hiện tại không? Điều gì khiến bạn bước vào sự an nhàn, đánh mất động lực, không chịu đột phá? Thế rồi căn cứ theo kỳ vọng và động cơ bản thân để đặt ra một mục tiêu phù hợp với dự định của mình. Một khi có mục tiêu rõ ràng, bạn sẽ tràn đầy động lực tiến bước về cái đích phía trước.
(Trích Đừng an nhàn khi còn trẻ, Cảnh Thiên,
Đặng Quân dịch, NXB Thế giới)
(1) Ralph Waldo Emerson là nhà viết tiểu luận, nhà thơ, triết gia người Mỹ và cũng là người đi đầu trong phong trào tự lực cánh sinh và chủ nghĩa siêu việt.
(2) Quải trượng là gậy chống.
(3) An dật là yên ổn và thoải mái.
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Theo văn bản, “vùng dễ chịu tâm lí” được hiểu như thế nào?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong phần in đậm.
Câu 4. Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng "mưu cầu an nhàn thật nguy hại"?
Câu 5. Anh/Chị có đồng tình với quan điểm: "Đừng để bản thân dừng quá lâu ở vùng dễ chịu, mà phải tìm cách đột phá khỏi nó." hay không? Vì sao?PHẦN II. VIẾT
Viết bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích đặc sắc nội dung và nghệ thuật của bài thơ sau:
MÙA CAM XÃ ĐOÀI
Mùa ngọt dần lên ngọn
Gió heo may chớm sang
Trái hồng vừa trắng cát
Vườn cam cũng hoe vàng
Cam Xã Đoài mọng nước
Giọt vàng như mật ong
Bổ cam ngoài cửa trước
Hương bay vào nhà trong
Bà mẹ thôn Nghi Vạn
Con tòng quân vắng nhà
Trẩy cam mỗi buổi sáng
Bồn chồn nhớ con xa
- “Cam này thơm lại ngọt
Các con ăn mẹ gọt
[...] Các con mẹ đi mãi
Không ăn cam vườn nhà
Đã có phần cây quả
Của các mẹ quê xa"
Ra trận là dũng sĩ
Bên mẹ thành trẻ con
Bầu sữa quê ta đó
Rót vào chùm quả ngon.
(Phạm Tiến Duật, Vầng trăng quầng lửa,
NXB Văn học, Hà Nội, 1970, tr. 27 28)