Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề số 6 (Trắc nghiệm) SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Đâu là mục đích chính của văn bản thông tin?
Đâu không phải một yếu tố hình thức trong văn bản thông tin?
Điền từ ngữ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành định nghĩa về thể loại bi kịch.
Bi kịch là thể loại tập trung khai thác những giữa những khát vọng của con người với tình thế bi đát của thực tại, dẫn tới sự hay của nhân vật.
(Kéo thả hoặc click vào để điền)
Lựa chọn quy trình thanh lọc tâm hồn của bi kịch.
Văn bản dưới đây đã sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ nào?
Nhiếp ảnh gia Trevor Williams và Jonathan Galione chụp cảnh tôm phát quang trong loạt ảnh mang tên "Lệ đá" vào tháng 8, theo Mother Nature Network. Họ chụp hình ở Okayama, Nhật Bản, nơi có số lượng tôm phát quang vô cùng dồi dào.
[...] Tên khoa học của loài tôm phát quang kỳ lạ này là Vargula Hilgendorfii, nhưng cư dân địa phương quen gọi chúng bằng tên "umihotaru", có nghĩa đom đóm biển trong tiếng Nhật.
Vào ban đêm, tôm phát quang thường thắp sáng khu vực biển Seto, vùng nước nằm giữa các đảo Honshu, Shikoku và Kyushu của Nhật Bản.
(Phương Hoa, trích Tôm biển phát quang sáng rực bờ biển Nhật, https://vnexpress.net/)
Sắp xếp các trích dẫn tài liệu tham khảo sau theo trình tự thích hợp.
- Phan Ngọc (2003), Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, Nxb. Thanh niên, H.
- G. Genette (1979), Introduction à architexte, Seuil, Paris.
- Lê Đình Kỵ (1970), Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du, Nxb. Khoa học Xã hội, H.
- Thanh Tâm Tài Nhân (1994, Nguyễn Khắc Hanh và Nguyễn Đức Vân dịch), Truyện Kim Vân Kiều, Nxb. Hải Phòng.
- Michael Payne (1993), Reading Theory - An Introduction to Lacan, Derrida, and Kristeva, Blackwell, USA.
Ngôn ngữ nói còn được gọi là gì?
Lựa chọn câu sử dụng cách dẫn trực tiếp trong văn bản dưới đây
Giáo sư Nguyễn Đức Dân (Sài Gòn Tiếp thị, số 38, 11/4/2011) nhận xét: “Có những từ ngữ chat nghiêm chỉnh không chỉ tồn tại trong thế giới online mà đang thâm nhập cả vào đời sống hằng ngày, được nhiều người chấp nhận”. Từ điển từ mới tiếng Việt (Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 2002) đã bổ sung nhiều từ mới lạ chính từ nguồn ngôn ngữ lớp trẻ đó. Nhưng vì ngôn từ này đang “ký sinh” vào ngôn ngữ toàn dân, nên nó cũng có những “tác dụng phụ”, tức ảnh hưởng trở lại ngôn ngữ toàn dân.
(Phạm Văn Tình, theo phunuonline.com.vn)
Sông nước trong tiếng miền Nam
Nam Bộ là vùng đất sông nước, ruộng vườn. Sông rạch chằng chịt gắn bó bao đời với sinh hoạt, chi phối đời sống kinh tế cũng như đời sống tinh thần của con người. Bài viết này muốn nhấn mạnh tác động của thiên nhiên đến môi trường sống,... và ảnh hưởng đến cách sử dụng ngôn từ đặc trưng của mỗi vùng, miền.
Nam Bộ là miền đất nhiều sông lắm rạch. Số từ ngữ chỉ những sự vật, hiện tượng liên quan đến sông nước vì vậy vô cùng phong phú, là nguồn đóng góp của phương ngữ Nam Bộ vào ngôn ngữ toàn dân: rạch, xẻo, con lươn, bùng binh, tắt, rỏng, vàm, lung, láng, bưng, bàu, cù lao, cồn, giồng…; nước lớn, nước ròng, nước rong, nước nổi, nước kém, nước đứng, nước nhửng, nước ương…; ghe, tam bản, xuồng, vỏ lãi, tắc ráng...
Những từ ngữ này không chỉ đi vào lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân vùng đất này, là yếu tố cấu tạo của nhiều địa danh mà còn phản ánh bối cảnh sáng tác của những câu hò, điệu hát dân gian và là mảnh đất tốt để nhà văn, nhà thơ khai thác.
Ngoài những ý nghĩa chung phản ánh những sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, nhiều từ ngữ sông nước còn được dùng theo nghĩa phái sinh để gọi tên những sự vật, hiện tượng khác theo cách mở rộng nghĩa. Năm 1895, Huỳnh Tịnh Paulus Của trong Đại Nam Quốc âm tự vị đã định nghĩa từ bùng binh: “khúc sông rộng phình tròn ra”.
Đến năm 1970, Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức ghi nghĩa từ bùng binh là “khu đất rộng nối các trục đường trong thành phố”: bùng binh Ngã Sáu, bùng binh Ngã Bảy… Như vậy một từ chỉ sông nước đã được dùng để gọi tên giao lộ của các con đường trong thành phố.
Nếu phương ngữ Bắc Bộ gọi loại ô tô lớn chở hành khách trên các tuyến đường dài, thường là các đường liên tỉnh là ô tô ca (hay xe ca, xe khách) thì phương ngữ Nam Bộ gọi là xe đò theo nghĩa đò là “thuyền chở khách trên sông nước theo một tuyến nhất định”.
Trong Từ điển tiếng Việt (viện Ngôn ngữ học), quá giang là “đi đò ngang qua sông”. Ngoài nghĩa đó, phương ngữ Nam Bộ còn có thêm cách dùng phổ biến “đi nhờ một phương tiện vận tải nào đó” (vẫy xe xin đi quá giang một đoạn).
Khi thuyền chở đầy và nặng, không thể chở hơn được nữa, người ta nói là thuyền khẳm: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm...” (Nguyễn Đình Chiểu). Phương ngữ Nam Bộ còn mở rộng nghĩa của khẳm là “quá nhiều, quá sức chứa”. Ví dụ: tiền vô khẳm, lời khẳm, thêm một ly nữa là khẳm… Chìm xuồng cũng thường được dùng ở nghĩa bóng: “cố ý bỏ qua, không đề cập tới nữa”: vụ đó kể như xử chìm xuồng rồi.
Phần lớn làng xã ở Nam Bộ đều nằm hai bên bờ sông rạch. Từ đây dẫn đến một đặc điểm là đặt địa danh gắn liền với sông nước. Nhiều địa danh ở các tỉnh Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh mang tên nhóm từ sông nước này: Bàu Mây, Cồn Phụng, Cù Lao Dài, Giồng Trôm, Giồng Quéo, Láng Cò, Rạch Cá Trê, Rạch Cá Lóc, Rạch Bà Mụ… (Bến Tre); Vàm Cỏ (Long An); Vàm Cống (An Giang); Tắt Thủ (Cà Mau); Bàu Nai, Bàu Cát, Giồng Ông Tố, Bưng Sáu Xã, Rạch Chiếc, Rạch Miễu, Láng Le, Láng Thé, Rỏng Tràm, Rỏng Bàng, Vàm Sác,… (Thành phố Hồ Chí Minh).
Nếu so sánh địa danh ở các tỉnh Nam Bộ với địa danh ở các tỉnh Bắc và Trung bộ, chúng ta dễ dàng nhận thấy tính bình dị, dân dã của địa danh Nam Bộ, trong đó các địa danh có từ ngữ sông nước kết hợp với danh từ chỉ động vật, thực vật, tên người nổi tiếng trong vùng… chiếm một tỷ lệ khá lớn. [...]
(Theo Trần Thị Ngọc Lang, báo Sài Gòn Tiếp Thị, 18-9-2012)
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:
Dòng nào nêu đúng nguồn dẫn của văn bản Sông nước trong tiếng miền Nam?
Phần sa pô nêu lên vấn đề gì?
Xác định những cách dẫn trực tiếp được sử dụng trong phần văn bản sau:
Những từ ngữ này không chỉ đi vào lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân vùng đất này, là yếu tố cấu tạo của nhiều địa danh mà còn phản ánh bối cảnh sáng tác của những câu hò, điệu hát dân gian và là mảnh đất tốt để nhà văn, nhà thơ khai thác.
Ngoài những ý nghĩa chung phản ánh những sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, nhiều từ ngữ sông nước còn được dùng theo nghĩa phái sinh để gọi tên những sự vật, hiện tượng khác theo cách mở rộng nghĩa. Năm 1895, Huỳnh Tịnh Paulus Của trong Đại Nam Quốc âm tự vị đã định nghĩa từ bùng binh: “khúc sông rộng phình tròn ra”.
Đến năm 1970, Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức ghi nghĩa từ bùng binh là “khu đất rộng nối các trục đường trong thành phố”: bùng binh Ngã Sáu, bùng binh Ngã Bảy… Như vậy một từ chỉ sông nước đã được dùng để gọi tên giao lộ của các con đường trong thành phố.
Nội dung chính của văn bản Sông nước trong tiếng miền Nam là gì?
Phương ngữ Nam Bộ có thêm cách hiểu phổ biến nào về từ quá giang?
Văn bản đã sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ nào để đạt được hiệu quả biểu đạt?
Câu văn nào sau đây thể hiện thái độ của người viết?
Theo tác giả, vì sao các tỉnh miền Nam lại hay đặt địa danh gắn liền với sông nước?
Mục đích của người viết văn bản Sông nước trong tiếng miền Nam là gì?
Tác giả đã nhận định như thế nào về các địa danh ở Nam Bộ so với các tỉnh Bắc và Trung Bộ?