Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phần tự luận (7 điểm) SVIP
Câu 13. (1,25 điểm) Thực hiện phép tính một cách hợp lí và giải thích cách làm:
a) $(2022 + 169) - (2022 - 31)$.
b) $(-25)(4 - 40) + 2022^0$.
Hướng dẫn giải:
a) Áp dụng quy tắc dấu ngoặc ta có:
$(2022 + 169) - (2022 - 31) = 2022 + 169 - 2022 + 31$
$= (2022 - 2022) + (169 + 31)$ (Thay đổi vị trí các số hạng kèm theo dấu và nhóm các số hạng)
$=0 + 200 = 200$.
b) $(-25)(4 - 40) + 2022^0 = (-25)[4 + (-40)] + 1$ (vì trừ đi một số là cộng với số đối của số đó và vì $2022^0 = 1$)
$=(-25).4 + (-25) . (-40) + 1 = -100 + 1000 + 1$
$= (1000 - 100) + 1 = 901$.
Câu 14. (1,0 điểm) Tìm số nguyên $x$, biết:
a) $(-5)x - 2^2 = -3^2$.
b) $(-75) \, : \, (x + 6) = -15$.
Hướng dẫn giải:
a) $(-5)x - 2^2 = -3^2$ hay $(-5)x - 4 = -9$
Suy ra $(-5)x = -9 + 2 = -5$.
Do đó $x = (-5) \, : \, (-5) = 1$.
b) $(-75) \, : \, (x + 6) = -15$ hay $(x + 6) = (-75) \, : \, (-15) = 5$
Suy ra $x = 5-6 = -1$.
Câu 15. (1,25 điểm) Biển hiệu trang trí của một nhà hàng có mắc ba loại đèn trang trí. Khoảng thời gian giữa hai lần phát sáng liên tiếp của ba loại đèn lần lượt là 6 giây, 8 giây và 10 giây. Sau khi ba loại đèn cùng phát sáng thì cả ba loại đèn lại cùng phát sáng lần đầu tiên vào giây thứ bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
Sau khi phát sáng lần đầu bóng, bóng đèn thứ nhất phát sáng vào các giây thứ 6 ; 12 ; 18 ;… (các bội của 6).
Tương tự, sau lần phát sáng đầu tiên, bóng đèn thứ hai phát sáng vào các giây thứ 8 ; 16 ; 24 ;… (các bội của 8).
Thời gian phát sáng của bóng thứ ba vào các giây thứ 10 ; 20 ; 30 ;…(các bội của 10).
Sau lần phát sáng đầu, cả ba bóng sẽ cùng phát sáng lần tiếp theo đầu tiên vào giây thứ là bội số chung nhỏ nhất của 6 ; 8 và 10.
Phân tích ra thừa số nguyên tố:
6 = 2.3; 8 = 2$^3$; 10 = 2.5
BCNN(6 , 8 , 10) = 2$^3$.3.5 = 120.
Vậy sau lần phát sáng đầu, ba bóng sẽ cùng phát sáng lần tiếp theo đầu tiên vào giây thứ 120.
Câu 16. (2,0 điểm)
a) Dùng thước kẻ và ê ke vẽ hình vuông ABCD có cạnh bằng 2 cm. Hai đường chéo hình vuông cắt nhau tại O.
b) Vẽ hình vuông AODE.
c) Tính diện tích hình ABCDE.
Hướng dẫn giải:
c) Hình vuông ABCD có diện tích bằng 2.2 = 4 cm$^2$.
Hai đường chéo của hình vuông ABCD chia hình vuông thành tam giác có diện tích bằng nhau, mỗi tam giác có diện tích bằng 4 : 4 = 1 cm$^2$.
Diện tích tam giác AED = diện tích tam giác AOD = 1 cm$^2$.
Diện tích hình ABCDE là 4 + 1 = 5 cm$^2$.
Câu 17. (1,5 điểm) Người ta rào một khu đất trồng rau có dạng hình chữ nhật với chiều rộng bằng $\dfrac58$ chiều dài hết $311$ chiếc cọc. Biết khoảng cách giữa hai cọc liền nhau là $1,5$ m và ở một góc của khu đất để một lối ra vào rộng $3$ m, mỗi mét vuông thu hoạch được $5$ kg rau. Em hãy cho biết trên khu đất trồng rau đó thu hoạch được bao nhiêu tạ rau?
Hướng dẫn giải:
$311$ cọc là các đầu mút của $310$ đoạn thẳng liên tiếp (hai đoạn cạnh nhau có một đầu mút chung), mỗi đoạn dài $1,5$ m.
Tổng chiều dài của $310$ đoạn thẳng đó bằng $310 . 1,5 = 465$ m.
Kể cả $3$ mét làm lối ra vào, chu vi khu đất hình chữ nhật đó là $465 + 3 = 468$ m.
Nửa chu vi hình chữ nhật bằng $468$ $:$ $2 = 234$ m.
Chiều rộng hình chữ nhật bằng:
$234.5 \, : \, (5+8) = 90$ m.
Chiều dài hình chữ nhật bằng:
$234 - 90 = 144$ m.
Diện tích khu đất là $144.90 = 12 \, 960$ m$^2$.
Sản lượng rau thu được từ khu đất đó là $12 \, 960.5 = 64 \, 800$ kg.
Đổi sang đơn vị tạ : $64$ $800$ kg = $648$ tạ.