Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề số 2 SVIP
Phần I: Đọc hiểu (4 điểm)
* Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
"Tre, nứa, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng. Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người“.
(Ngữ văn 6, tập 2)
Câu 1: (0,25 điểm). Đoạn trích trên trích trong văn bản nào?
Câu 2: (0,25 điểm). Tác giả của văn bản có chứa đoạn trích trên là ai?
Câu 3: (0,25 điểm). Văn bản chứa đoạn trích trên thuộc thể loại nào?
Câu 4: (0,25 điểm). Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?
Câu 5: (0,5 điểm). Nêu nội dung chính của đoạn trích trên?
Câu 6: (2,5 điểm).
Cho câu văn: Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.
a. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu trên và xác định kiểu câu? 1,0 điểm)
b. Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn trên? Nêu tác dụng của một biện pháp tu từ em vừa tìm? (1,5 điểm)
Hướng dẫn giải:
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5.
* Nội dung chính của đoạn trích: Phẩm chất đáng quý của cây tre Việt Nam.
Câu 6.
a. * Ý 1 (0,5 điểm)
- Phân tích cấu tạo ngữ pháp:
+ Tre: CN
+ trông thanh cao, giản dị, chí khí như người: VN
* Ý 2: (0,5 điểm)
- Xác định đúng câu trần thuật đơn.
- Xác định đúng các phép tu từ:
b. - Nhân hóa: Tre thanh cao, giản dị, chí khí. (0,5 đ)
- So sánh: Tre trông.....như người.
- Tác dụng của so sánh hoặc nhân hóa: Gợi liên tưởng tới những vẻ đẹp, phẩm chất đáng quý của cây tre. Đồng thời cũng thể hiện sự gắn bó của cây tre với con người Việt Nam. (0,5đ)
II. Làm văn (6 điểm)
Em hãy tả lại quang cảnh sân trường em trong giờ ra chơi.
Hướng dẫn giải:
1. Yêu cầu kỹ năng: (1.0 điểm)
- Đúng kiểu bài miêu tả.
- Bố cục rõ ràng, văn phong trôi chảy.
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Có sáng tạo trong bài viết.
2.Yêu cầu kiến thức:
a. Mở bài: (0.5 điểm)
- Giới thiệu chung về giờ ra chơi
- Cảm nghĩ chung về giờ ra chơi.
b. Thân bài:
* Tả quang cảnh chung của sân trường giờ ra chơi: sự sôi động của sân trường trong giờ ra chơi: ồn ào, náo nhiệt, đông vui; màu sắc trang phục của học sinh; âm thanh trong giờ ra chơi, cảnh thiên nhiên… (1 điểm)
* Tả chi tiết:
- Miêu tả từng trò chơi tiêu biểu với cách chơi, nét mặt, tư thế, hoạt động, thái độ của người chơi, âm thanh từ trò chơi…(1.5 điểm)
+ Nhảy dây
+ Đá cầu
- Miêu tả các hoạt động khác: (1 điểm)
+ Nhóm bạn ngồi dưới gốc cây bàng đọc truyện hay đi dạo quanh vườn trường tâm sự, trò chuyện…
+ Hoạt động của thầy cô.
- Tập thể dục giữa giờ.
- Hết giờ ra chơi
- Trống vào lớp, HS hồ hởi vào lớp sau khi được giải trí. (0.25 điểm)
- Quang cảnh sân trường trở lại yên tĩnh, vắng vẻ. (0.25 điểm)
c. Kết bài: (0.5 điểm)
Nêu cảm nghĩ về giờ ra chơi: niềm vui sảng khoái sau mỗi tiết học, ghi dấu ấn tuổi học trò với những kỷ niệm khó quên.....