Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề số 1 (Bộ Cánh Diều) SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Đâu là nhận định đúng về thể loại truyện thơ?
Tác phẩm “Truyện Kiều” gồm bao nhiêu câu thơ?
Tác giả Nguyễn Du xuất thân từ tầng lớp nào?
Nhận định nào sau đây không đúng về tác giả của “Truyện Kiều”?
Phát biểu nào dưới đây không đúng về nghệ thuật của “Truyện Kiều”?
Vị trí đoạn trích: Sau khi gia đình Kiều bị vu oan, Kiều quyết định bán mình để lấy tiền cứu cha và gia đình khỏi tai họa. Đoạn này nói về việc Mã Giám Sinh đến mua Kiều.
MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU (Trích)
Gần miền có một mụ nào,
Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh1.
Hỏi tên, rằng: “Mã Giám Sinh2”,
Hỏi quê, rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần”.
Quá niên trạc ngoại tứ tuần3,
Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao.
Trước thầy sau tớ lao xao,
Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang.
Ghế trên ngồi tót sỗ sàng,
Buồng trong mối đã giục nàng kíp ra.
Nỗi mình thêm tức nỗi nhà,
Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng!
Ngại ngùng dợn gió4 e sương,
Ngừng5 hoa bóng thẹn trông gương mặt dày.
Mối càng vén tóc bắt tay,
Nét buồn như cúc điệu gầy như mai6.
Đắn đo cân sắc cân tài,
Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ7.
Mặn nồng một vẻ một ưa,
Bằng lòng khách mới tùy cơ dặt dìu.
Rằng: “Mua ngọc đến Lam Kiều8,
Sính nghi9 xin dạy bao nhiêu cho tường?”
Mối rằng: “Giá đáng nghìn vàng,
Dớp nhà10 nhờ lượng người thương dám nài!”
Cò kè bớt một thêm hai,
Giờ lâu ngã giá vâng ngoài bốn trăm.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
(1) Viễn khách: khách ở xa đến. Vấn danh: trong tục lệ hôn nhân là lễ ăn hỏi, ở đây dùng với nghĩa rộng là hỏi xin cưới.
(2) Mã Giám Sinh: giám sinh họ Mã. Giám sinh là tên gọi học trò ở Quốc tử giám, trường lớn ở kinh đô thời xưa, cũng có khi chỉ chức giám sinh người ta mua ở triều đình.
(3) Tứ tuần: bốn mươi tuổi.
(4) Dợn gió: có cảm giác sợ gió, ngại gió.
(5) Ngừng (tiếng cổ): nhìn, ngắm.
(6) Hai hình ảnh dùng để tả người phụ nữ đẹp lúc buồn rầu.
(7) Ép cung cầm nguyệt: ép gảy đàn; thử bài quạt thơ: thử tài làm thơ đề lên quạt.
(8) Lam Kiều: là tên một cái cầu ở huyện Lam Điền, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Huyện Lam Điền là nơi sản xuất ngọc quý. Câu này ý nói: đến đây cốt để mua được người đẹp.
(9) Sính nghi: đồ dẫn cưới mà nhà gái buộc nhà trai phải đưa đến mới cho cưới.
(10) Dớp nhà: nhà đang mắc gian truân.
Đọc bài đọc và trả lời câu hỏi:
Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?
Câu thơ “Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng” thể hiện tâm trạng gì của nhân vật Thúy Kiều?
Câu thơ nào dưới đây không sử dụng biện pháp nghệ thuật đối?
Ai là chủ thể của các hành động “ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ”?
Mặn nồng một vẻ một ưa,
Bằng lòng khách mới tùy cơ dặt dìu.
Rằng: “Mua ngọc đến Lam Kiều,
Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường?”
Đoạn thơ trên đã bộc lộ bản chất gì của Mã Giám Sinh?
Câu thơ nào dưới đây thể hiện thái độ, hành động trơ trẽn đến hỗn hào của Mã Giám Sinh?
Có người nói Mã Giám Sinh hiện ra trong đoạn trích như một người nhiều vai, đó là những vai nào?
Đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” cho ta thấy khả năng nào của Nguyễn Du?
Biện pháp điệp cấu trúc trong hai câu thơ sau thể hiện ý nghĩa nội dung gì?
Hỏi tên, rằng: “Mã Giám Sinh”,
Hỏi quê, rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần”.
Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành định nghĩa biện pháp lặp cấu trúc.
Lặp cấu trúc (còn gọi: ) là biện pháp tu từ, theo đó người viết (người nói) lặp lại cấu trúc của nhằm nhấn mạnh nội dung biểu đạt và tạo cho các câu văn, câu thơ.
(Kéo thả hoặc click vào để điền)
Biện pháp đối được thực hiện giữa các từ ngữ trong một dòng thơ hoặc một câu văn được gọi là gì?
Văn bản nào dưới đây sử dụng đồng thời cả biện pháp lặp cấu trúc và biện pháp đối?
Đâu là tác dụng của biện pháp nghệ thuật lặp cấu trúc được sử dụng trong đoạn thơ dưới đây?
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.
(Đất nước - Nguyễn Đình Thi)
Hương gượng đốt hồn đà mê mải,
Gương gượng soi lệ lại châu chan.
(Chinh phụ ngâm)
Văn bản trên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
Đề bài nào dưới đây thuộc kiểu bài nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí?
Nhiệm vụ của kết bài trong văn bản nghị luận là gì?
Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành định nghĩa kiểu bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật.
Nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật là một tác phẩm văn học hoặc một vở kịch, bộ phim, bài hát, bức tranh, pho tượng,… Bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật thường nêu lên những cảm nhận, suy nghĩ về , những ưu điểm, hạn chế của . Từ đó, người viết về tác phẩm được bàn luận.
(Kéo thả hoặc click vào để điền)
Văn bản: “Chào mừng đến với thế giới tương lai. Một thế giới chỉ toàn kim loại và sử dụng rất nhiều pin. Hi vọng rằng máy móc sẽ không giận dữ và không tìm ra cách nô dịch loài người.” (Ri-xát Oát-xơn)” đã sử dụng các câu văn suy luận lô gích.
Nhận định trên đúng hay sai?
Trong vũ trụ muôn loài, động vật, cây cối, từng tế bào sống, từng nguyên tử cấu thành muôn vật đều hết mình với sự tồn tại của chúng, cho đến ngày chúng biến mất khỏi thế gian, cách sống đó như một thiết lập mặc định từ khi chúng xuất hiện trong cõi đời này. Còn con người - bình đẳng về cách xuất hiện trên thế gian như muôn loài, nhưng càng lúc càng ưa lối sống thụ động, nhút nhát, lười biếng và an phận thủ thường. Nhà thơ, triết gia lớn của Ấn Độ - R.Ta-go cảnh tỉnh loài người trước xu hướng tiêu cực ấy: Thà làm một bông hoa sen nở khi thấy mặt trời rồi mất hết tinh nhụy, còn hơn giữ nguyên hình nụ búp trong sương lạnh vĩnh cửu của mùa đông. Tức là hãy sống đi, hãy tận hiến và tích cực trong từng thời khắc nhỏ bé của cuộc đời, đó mới thực sự là tồn tại.
Hãy cho biết, đoạn văn trên là mở bài theo cách thức nào?