Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề kiểm tra cuối học kì 1 SVIP
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích sau:
Người ta thường lấy tốc độ nhanh chậm để phân thắng bại trong mỗi cuộc thi đấu, người nhanh chiến thắng kẻ chậm. Trong thương trường ngày nay, thuật ngữ “cá lớn nuốt cá bé” được thay thế bằng “cá nhanh nuốt cá chậm”. Trong môn võ taekwondo, người ta yêu cầu các võ sĩ phải nhanh tay, nhanh mắt, phản xạ nhanh. Trong võ thuật Trung Hoa, học một chiêu có thể biến hóa ra nhiều chiêu, mỗi cách đánh đều có phương pháp hóa giải, duy chỉ có ra đòn nhanh là chiêu duy nhất không gì có thể khắc chế được.
[...] Một trong những người sáng lập ra tập đoàn Sony, ông Akio Morita từng nói: “Nếu mỗi ngày bạn tụt hậu nửa bước so với người khác, một năm bạn sẽ tụt hậu 183 bước, mười năm sẽ tụt hậu 18000 dặm”.
Nhà phát minh kiêm nhà doanh nghiệp nổi tiếng người Mĩ, Alexander Graham Bell khi sáng chế ra điện thoại, một người khác tên là Gray cũng đang tiến hành nghiên cứu sáng chế. Nhưng kết quả cuối cùng Bell đã chiến thắng vì công bố sáng chế về chiếc điện thoại sớm hơn Gray 2 tiếng. Đương nhiên, lúc đó hai người hoàn toàn không biết gì về đối thủ của mình, nhưng Bell chỉ vì 120 phút đó mà danh tiếng lẫy lừng, đồng thời thu hoạch được nguồn tiền bạc, tài sản to lớn.
Người nào nhanh người đó giành được cơ hội, người nào nhanh người đó giành được giàu sang.
Bất luận hơn kém nhau 0,1mm hay 0,1 giây, chỉ kém nhau tích tắc như vậy thôi, kết quả gặt hái được đã vô cùng khác biệt!
Trong các cuộc thi đấu, sự khác biệt giữa ngôi vị quán quân và á quân đôi khi khó có thể dùng mắt thường phán đoán chính xác. Ví dụ như trong cuộc thi chạy ngắn, người về đích thứ nhất và thứ hai chỉ cách nhau 0,01 giây, hoặc trong cuộc đua ngựa, con ngựa trước và con ngựa sau chỉ cách nhau nửa mũi ngựa (tức vài cm)... Nhưng vinh dự và tiền bạc mà người đạt ngôi vị quán quân và á quân đạt được lại khác nhau khá lớn.
Ánh mắt của toàn thế giới chỉ tập trung và quan tâm đến người giành ngôi vị thứ nhất. Quán quân mới là người thành công đích thực và duy nhất, những người xếp vị trí sau quán quân đều là những kẻ bại trận.
(Trích Bạn học vì ai, Tô Diệu Bân, NXB Thanh niên, tr.313 - 314 - 315)
Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, trong võ thuật Trung Hoa, chiêu duy nhất không thể khắc chế được là gì?
Câu 3. Nêu tác dụng của việc đưa ra bằng chứng về Alexander Graham Bell trong đoạn trích.
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến: “Quán quân mới là người thành công đích thực và duy nhất, những người xếp vị trí sau quán quân đều là những kẻ bại trận.” không? Vì sao?
Câu 5. Từ câu nói sau đây của ông Akio Morita, nêu suy nghĩ về hậu quả của việc tụt hậu so với người khác: Nếu mỗi ngày bạn tụt hậu nửa bước so với người khác, một năm bạn sẽ tụt hậu 183 bước, mười năm sẽ tụt hậu 18000 dặm.
II. PHẦN VIẾT
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu tác hại của việc lạm dụng trí tuệ nhân tạo (AI).
II. PHẦN VIẾT
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật “em” trong bài thơ sau:
MẸ CỦA ANH
Phải đâu mẹ của riêng anh
Mẹ là mẹ của chúng mình đấy thôi
Mẹ tuy không đẻ không nuôi
Mà em ơn mẹ suốt đời chưa xong.
Ngày xưa má mẹ cũng hồng
Bên anh mẹ thức lo từng cơn đau
Bây giờ tóc mẹ trắng phau
Để cho mái tóc trên đầu anh đen.
Đâu con dốc nắng đường quen
Chợ xa gánh nặng mẹ lên mấy lần
Thương anh thương cả bước chân
Giống bàn chân mẹ tảo tần năm nao.
Lời ru mẹ hát thuở nào
Chuyện xưa mẹ kể lẫn vào thơ anh
Nào là hoa bưởi hoa chanh
Nào câu quan họ mái đình cây đa.
Xin đừng bắt chước câu ca
Đi về dối mẹ để mà yêu nhau
Mẹ không ghét bỏ em đâu
Yêu anh em đã là dâu trong nhà.
Em xin hát tiếp lời ca
Ru anh sau nỗi lo âu nhọc nhằn
Hát tình yêu của chúng mình
Nhỏ nhoi giữa một trời xanh khôn cùng.
Giữa ngàn hoa cỏ núi sông
Giữa lòng thương mẹ mênh mông không bờ
Chắt chiu từ những ngày xưa
Mẹ sinh anh để bây giờ cho em.
(Xuân Quỳnh, Tự hát, NXB Tác phẩm mới, 1984)