Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Luyện tập SVIP
Dấu ngoặc kép không có tác dụng gì?
Câu văn sau sử dụng dấu ngoặc kép để đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai. Đúng hay sai?
Thế là ô-tô ông Va-ren chạy qua giữa hai hàng rào con người, lưng khim lại khi ngài đến gần. Cùng lúc, một tiếng rào rào nổi lên: "Lạy quan lớn! Bẩm lạy quan lớn ạ!".
(Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu)
Hãy chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong đoạn văn sau?
Suy cho cùng, chân lí, những chân lí lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị: "Không có gì quý hơn độc lập, tự do", "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi".
(Đức tính giản dị của Bác Hồ)
Dấu hai chấm trong đoạn văn sau được dùng để làm gì?
Suy cho cùng, chân lí, những chân lí lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị: "Không có gì quý hơn độc lập, tự do", "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi".
(Đức tính giản dị của Bác Hồ)
Tác dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ sau là gì?
Lúc đầu tôi không tin điều này. Bởi vì vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình chỉ mới được đặt ra vài chục năm nay. Còn nói từ thời cổ đại tức là chuyện của dăm bảy ngàn năm về trước. Độ chênh về thời gian ấy, ai mà tin được! Thế mà nghe xong câu chuyện này, qua một thoáng liên tưởng, tôi bỗng "sáng mắt ra"...
(Bài toán dân số)
Tác dụng của dấu ngoặc kép được sử dụng trong đoạn trích sau là gì?
Qua tìm hiểu câu tục ngữ: "Trăm hay không bằng tay quen", chúng ta thấy kinh nghiệm của ông cha ta thể hiện trong các câu tục ngữ thật là quý báu nhưng không hẳn kinh nghiệm nào cũng xác đáng hoàn toàn.
(Theo Trần Đình Sử)
Tác dụng của dấu ngoặc kép được sử dụng trong đoạn trích sau là gì?
Gần miền có một mụ nào
Đưa người viễn khách tìm người vấn danh
Hỏi tên: rằng: "Mã Giám Sinh"
Hỏi quê, rằng: "Huyện Lâm Thanh cũng gần".
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Tác dụng của dấu ngoặc kép được sử dụng trong đoạn trích sau là gì?
Bà cụ ấy già lắm, lưng lại còng, đội thúng bánh đi bán, trông lại càng còng quá.
Vì thế người ta gọi cụ là "cụ Còng" và bánh cuốn của cụ - độc nhất trong hồi đó - là bánh cuốn cụ Còng - chớ chẳng gọi là bánh cuốn nhân thịt, nhân tôm gì hết.
Tác dụng của dấu ngoặc kép được sử dụng trong đoạn trích sau là gì?
Có lẽ tất cả bánh, nước chấm và nhân cùng hòa hợp lại mà tạo ra một cái ngon "toàn diện", chớ không phải riêng bột ngon hay là nhân ngon.
(Thạch Lam)
Trong đoạn văn sau, những từ nào đặt trong dấu ngoặc kép được hiểu theo nghĩa đặc biệt?
Thỉnh thoảng nghe tiếng quan phụ mẫu gọi: "Điếu, mày"; tiếng tên lính thưa: "Dạ"; tiếng thầy đề hỏi: "Bẩm, bốc"; tiếng quan lớn truyền: "Ừ". Kẻ này: "Bát sách! Ăn". Người kia: "Thất văn... Phỗng", lúc mau, lúc khoan, ung dung êm ái, khi cười, khi nói, vui vẻ dịu dàng. Thật là tôn kính, xứng đáng với một vì phúc tinh.
(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)
Chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong đoạn trích sau?
Bài thơ không che giấu sự đau khổ của quá trình rèn luyện và chỉ ra sự thành công qua những bước gian nan. Đó là những câu thơ rất "Hồ Chí Minh". Vì không những Bác đã tự khuyên mình mà đã thực hiện trung thành những lời tự khuyên đó. "Thơ suy nghĩ" của Bác cũng chính là "thơ hành động".
(Theo Hoàng Trung Thông)
Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép trong ví dụ sau được dùng để làm gì?
Hôm sau, bác sĩ bảo Xiu: "Cô ấy khỏi nguy hiểm rồi, chị đã thắng. Giờ chỉ còn việc bồi dưỡng và chăm nom - thế thôi".
(Chiếc lá cuối cùng)
Dấu ngoặc kếp được dùng trong trường hợp sau có tác dụng gì?
Cái xã hội buông thả trong lối sống đàng điếm, dâm loạn, tất cả chỉ là bịp bợm, rởm hợm ấy đã đón nhận, hoan nghênh mà phỉnh nịnh, tâng bốc những người như Xuân. Nhất là khi mà xã hội ấy đang chạy theo lối sống "Âu hóa" với các phong trào "cải cách y phục", "giải phóng nữ quyền", "thể thao phụ nữ",... như những cơn sốt, thì Xuân Tóc Đỏ lại là người rất hợp "mốt".
(Theo Nguyễn Hoành Khung)
Dấu ngoặc kếp được dùng trong trường hợp sau có tác dụng gì?
Nó cứ làm như in nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lõa xử với tôi như thế này à?".
(Nam Cao, Lão Hạc)
Chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong đoạn trích sau?
Kết cục, anh chàng "hầu cận ông lí" yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
Chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong đoạn trích sau?
Hai tiếng "em bé" mà cô tôi ngân dài ra thật gọn, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn.
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
Thánh Găng-đi có một phương châm: "Chinh phục được mọi người ai cũng cho là khó, nhưng tạo được tình thương, lòng nhân đạo, sự thông cảm giữa con người với con người lại càng khó hơn."
(Theo Lâm Ngữ Đường, Tinh hoa xử thế)
Dấu ngoặc kép trong câu trên dùng để làm gì?
Nhìn từ xa, cầu Long Biên như một dải lụa uốn lượn vắt ngang sông Hồng, nhưng thực ra, "dải lụa" ấy nặng tới 17 nghìn tấn!
(Thúy Lan, Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử)
Dấu ngoặc kép trong câu trên dùng để làm gì?
Hàng loạt vở kịch như "Tay người đàn bà", "Giác ngộ", "Bên kia sông Đuống",... ra đời.
(Ngữ Văn 7, tập 2)
Dấu ngoặc kép trong câu trên dùng để làm gì?
Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?".
(Nam Cao, Lão Hạc)
Chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu trên:
Kết cục, anh chàng "hầu cận ông lí" yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
Chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu trên:
Trước năm 1914, họ chỉ là những tên da đen bẩn thỉu, những tên "An-nam-mít" bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta. Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ thì lập tức họ biến thành những đứa "con yêu", những người "bạn hiền" của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa. Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là "chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do".
(Nguyễn Ái Quốc, Thuế máu)
Chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu trên:
Nguyễn Du thuật lại cảnh Hồ Tôn Hiến nghe đàn:
Nghe càng đắm, ngắm càng say
Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình.
Cái thứ "mặt sắt" mà "ngây vì tình" ấy quả là không lấy gì làm đẹp!
(Hoài Thanh, trong Tập nghị luận và phê bình văn học, tập 1)
Chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu trên:
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây