Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống SVIP
NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT
A. Lý thuyết
1. Ngôn ngữ nói
- Đặc điểm:
+ Đa dạng về ngữ điệu (gấp gáp, chậm rãi, to, nhỏ;...), góp phần thể hiện trực tiếp tình cảm, thái độ của người nói.
+ Có người nói và người nghe; người nói và người nghe có thể đổi vai cho nhau. Khi đối thoại cần chú ý cân nhắc sử dụng từ ngữ, cách nói, thái độ sao cho thuyết phục, lịch sự; người nghe cần tập trung chú ý để hiểu đúng và đầy đủ ý kiến của người nói.
+ Ngôn ngữ nói thường sử dụng những từ giản dị, dễ hiểu, từ địa phương, tiếng lóng, từ ngữ chêm xen, đưa đẩy, những từ biểu cảm như trợ từ, thán từ.
+ Thường sử dụng cả câu tỉnh lược để lời nói ngắn gọn hay câu có yếu tố dư thừa, trùng lặp (do người nói vừa nghĩ vừa nói, không có điều kiện gọt giũa hoặc do người nói muốn lặp lại để giúp người nghe có thời gian lĩnh hội thấu đáo nội dung giao tiếp).
+ Kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ như: nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,...
- Lưu ý:
+ Nói và đọc (thành tiếng) một văn bản là khác nhau. Đọc (thành tiếng) bị lệ thuộc vào văn bản viết. Dù vậy, người đọc vẫn có thể tận dụng những ưu thế của ngôn ngữ nói như ngữ điệu, các phương tiện phi ngôn ngữ để làm cho phần đọc diễn cảm hơn.
+ Ngôn ngữ nói có thể được ghi lại bằng chữ viết, chẳng hạn như đoạn đối thoại của các nhân vật trong văn bản truyện, cuộc phỏng vấn trong một bài báo,...
2. Ngôn ngữ viết
- Đặc điểm:
+ Được thể hiện bằng chữ viết, hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự.
+ Ngôn ngữ viết thường là ngôn ngữ được trau chuốt, hoàn chỉnh. Vì người viết và người đọc không thể ngay lập tức đổi vai cho nhau nên người viết cần lựa chọn từ ngữ và cách diễn đạt sao cho người đọc hiểu đúng và hiểu đầy đủ điều mình muốn nói. Ngôn ngữ viết ít sử dụng các câu rút gọn, câu đặc biệt, các yếu tố chêm xen dư thừa.
+ Khi đọc, người đọc có điều kiện suy ngẫm, phân tích kĩ lưỡng.
- Lưu ý: Trong thực tế sử dụng, ngôn ngữ viết có thể được trình bày lại bằng lời nói, chẳng hạn như trường hợp thuyết trình một vấn đề đã chuẩn bị, trình bày bài phát biểu đã soạn trước,... Trong các trường hợp này, lời nói tận dụng được những ưu thế của ngôn ngữ viết đồng thời vẫn có sự phối hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ để làm tăng hiệu quả biểu đạt.
B. Luyện tập
BỘ KẾT NỐI TRI THỨC (Phần 1)
Bài 1. Nhận xét các đặc điểm của ngôn ngữ nói được mô phỏng, tái tạo trong hai đoạn trích dưới đây:
a.Hắn giương mắt nhìn thị, không hiểu. Thật ra lúc ấy hắn cũng chưa nhận ra thị là ai. Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt.
- Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt.
À, hắn nhớ ra rồi, hắn toét miệng cười.
- Chả hôm ấy thì hôm nay vậy. Này hẵng ngồi xuống ăn miếng giầu đã.
- Có gì ăn thì ăn, chả ăn giầu.
Thị vẫn đứng cong cớn trước mặt hắn.
- Đấy, muốn ăn gì thì ăn.
Hắn vỗ vỗ vào túi.
- Rích bố cu, hở!
Hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên, thị đon đả:
- Ăn thật nhá! Ừ ăn thì ăn sợ gì.
Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì. Ăn xong thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở:
- Hà, ngon! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố.
Hắn cười:
- Làm đếch gì có vợ. Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về.
(Kim Lân, Vợ nhặt)
Bài làm
- Tình huống giao tiếp thường ngày: gặp thị lần thứ hai ở cổng chợ tỉnh.
- Ngôn ngữ đối thoại, có người nói và người nghe: Tràng và Thị, luân phiên đổi vai.
- Sử dụng nhiều ngôn ngữ cử chỉ, điệu bộ: giương mắt nhìn; toét miệng cười; cong cớn; hai con mắt trũng hoáy tức thì sáng lên; đon đả
- Sử dụng lớp từ mang tính khẩu ngữ, từ ngữ dễ hiểu, biểu cảm, tiếng lóng, từ đưa đẩy: chả; hẵng; nhá; rích bố cu; ừ…thì…; hà; đếch
- Sử dụng nhiều câu tỉnh lược: Rích bố cu, hở!; Ăn thật nhá!; Làm đếch gì có vợ.
b. Thoáng nhìn qua, cụ đã hiểu cơ sự rồi. Làm lí trưởng rồi chánh tổng, bây giờ lại đến lượt con cụ làm lí trưởng, những việc như thế này cụ không lạ gì. Cụ hãy quát mấy bà vợ đang xưng xỉa chực tâng công với chồng:
- Các bà đi vào nhà; đàn bà chỉ giỏi lôi thôi, biết gì?
Rồi quay lại bọn người làng, cụ dịu giọng hơn một chút:
- Cả các ông, các bà nữa, về đi thôi chứ! Có gì mà lại xúm lại như thế này?
Không ai nói gì, người ta lảng dần đi. Vì nể cụ bá cũng có, nhưng vì nghĩ đến sự yên ổn của mình cũng có: người nhà quê vốn ghét lôi thôi? Ai dại gì mà đứng ì ra đấy, có làm sao họ triệu mình đi làm chứng! Sau còn trơ lại Chí Phèo và cha con cụ bá. Bây giờ cụ mới lại gần hắn, khẽ lay và nói:
- Anh Chí ơi! Sao anh lại làm ra thế?
Chí Phèo lim dim mắt, rên lên:
- Tao chỉ liều chết với bố con nhà mày đấy thôi. Nhưng tao mà chết thì có thằng sạt nghiệp, mà còn rũ tù chưa biết chừng.
Cụ bá cười nhạt, nhưng tiếng cười giòn giã lắm; người ta bảo cụ hơn người cũng bởi cái cười:
- Cái anh này nói mới hay! Ai làm gì anh mà anh phải chết? Đời người chứ có phải con ngóe đâu? Lại say rồi phải không?
Rồi, đổi giọng, cụ thân mật hỏi:
- Về bao giờ thế? Sao không vào tôi chơi, đi vào nhà uống nước.
Thấy Chí Phèo không nhúc nhích, cụ tiếp luôn:
- Nào đứng lên đi. Cứ vào đây uống nước đã. Có cái gì, ta nói chuyện tử tế với nhau. Cần gì phải làm thanh động lên như thế, người ngoài biết, mang tiếng cả.
Rồi vừa xốc Chí Phèo, cụ vừa phàn nàn:
- Khổ quá, giá có tôi ở nhà thì có đâu đến nỗi. Ta nói chuyện với nhau, thế nào cũng xong. Người lớn cả, chỉ một câu chuyện với nhau là đủ. Chỉ tại thằng lí Cường nóng tính không nghĩ trước sau. Ai, chứ anh với nó còn có họ kia đấy.
(Nam Cao, Chí Phèo)
Bài làm
- Tình huống giao tiếp thường ngày: Chí Phèo sau khi ra tù đến nhà bá Kiến ăn vạ.
- Ngôn ngữ đối thoại, có người nói và người nghe:
+ Bá Kiến với các bà vợ và người dân làng Vũ Đại.
+ Bá Kiến với Chí Phèo.
- Sử dụng nhiều ngôn ngữ cử chỉ, điệu bộ: quát, dịu giọng, lim dim mắt, rên lên, thân mật hỏi
- Sử dụng lớp từ mang tính khẩu ngữ, từ ngữ dễ hiểu, biểu cảm, từ đưa đẩy, từ địa phương: chứ; có gì mà; anh Chí ơi!; tao - bố con nhà mày; đấy thôi; ai làm gì mà; con ngoé; khổ quá!
- Sử dụng nhiều câu tỉnh lược: Lại say rồi phải không?; Về bao giờ thế?; Nào đứng lên đi.
Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào. Những gia đình từ vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi gây của xác người.
[…]
(Kim Lân, Vợ nhặt)
Bài làm
BỘ KẾT NỐI TRI THỨC (Phần 2)
Bài 1. Hãy tìm trong các bài viết của mình hoặc bạn bè một số trường hợp diễn đạt “giống văn nói” và đề xuất cách chỉnh sửa.
Bài làm
Một số trường hợp văn viết diễn đạt “giống văn nói”:
- Trong bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận, tình yêu thiên nhiên chắc chắn có dính líu đến lòng yêu nước.
→ Người viết sử dụng cụm từ “chắc chắn có dính líu” mang đậm tính khẩu ngữ nên câu văn bị lạc phong cách.
→ Sửa lại: Trong bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận, tình yêu thiên nhiên cũng là một biểu hiện của tình yêu nước.
- Thị cong cớn, sưng sỉa trước mặt Tràng để đòi ăn, và cái đói đã khiến bà cô ấy trở nên vô sỉ.
→ Người viết sử dụng cách xưng gọi “bà cô ấy” hay “vô sỉ” (nói tắt của “vô liêm sỉ”) vốn mang đậm tính khẩu ngữ nên khiến cho câu văn bị lạc phong cách.
→ Sửa lại: Thị cong cớn, sưng sỉa trước mặt Tràng để đòi ăn, và cái đói đã khiến Thị đánh mất tự trọng.
Bài 2. Tìm trong văn bản Chí Phèo những đoạn có sự cộng hưởng giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
Bài làm
Trong văn bản Chí Phèo những đoạn có sự cộng hưởng giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết là:
- "Hắn vừa đi vừa chửi… cả làng Vũ Đại cũng không ai biết…"
- "Hắn về lớp này trông khác hẳn… Trông gớm chết."
- "Nhưng bây giờ thì hắn tỉnh… Chao ôi là buồn!"
- "Thằng này rất ngạc nhiên… mãi đến tận bây giờ hắn mới nếm vị mùi cháo?"
-...
Bài 3. Chọn một cảnh có hội thoại trong một bộ phim hoặc một chương trình trên truyền hình và nhận xét đặc điểm của ngôn ngữ nói được thể hiện trong cảnh đó. Hãy đánh giá hiệu quả trình bày, truyền đạt thông tin bằng lời nói ở ví dụ mà bạn đã chọn.
Bài làm
Một cảnh trong phim “Quan trường - trường quan” của đạo diễn Phạm Đông Hồng:
- Tí (lắc đầu, ánh mắt cương nghị): Làm quan không phải thế! Làm quan cần lòng dạ ngay thẳng. Trên phục vụ vua, dưới bảo vệ dân. Cứ ngay thẳng mà làm. Những điều thầy dạy…
- Quan Hung (tức giận hỏi): Sao?
- Tí (ngập ngừng): Trò thấy… không đúng nhẹ ạ!
- Quan Hung (đập cốc trà xuống bàn, quát): Đồ ngốc!
Nhận xét về đặc điểm giao tiếp được thể hiện:
- Tình huống giao tiếp thường ngày: Tí, Tộp và Tồ đến hỏi quan Hung về kết quả của buổi thi xét xử.
- Ngôn ngữ đối thoại, có người nói và người nghe: Tí và quan Hung luân phiên đổi vai.
- Sử dụng nhiều ngôn ngữ cử chỉ, điệu bộ: lắc đầu; ánh mắt cương nghị; ngập ngừng; đập cốc trà xuống bàn quát
- Sử dụng lớp từ mang tính khẩu ngữ, từ ngữ dễ hiểu, biểu cảm, tiếng lóng, từ đưa đẩy…: không đúng nhẹ ạ; đồ ngốc
- Sử dụng nhiều câu đặc biệt, câu cảm thán: Sao?; Đồ ngốc!
→ Qua ngôn ngữ nói, cả hai nhân vật đều tiếp nhận đúng được thông tin giao tiếp từ đối phương. Ngôn ngữ nói được sử dụng dễ hiểu và linh hoạt,, giúp cho người xem dễ theo dõi và nắm bắt được mục đích giao tiếp của các nhân vật cũng như các dụng ý được truyền tải.
Bài 4. Thể hiện nội dung của đoạn hội thoại được chọn ở bài tập 3 bằng ngôn ngữ viết và nhận xét sự khác biệt về phương tiện ngôn ngữ biểu đạt trong hai trường hợp.
Bài 5. Phân tích những ưu thế và giới hạn của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
a. Ngôn ngữ nói
- Sự tiện lợi trong sử dụng: Ngôn ngữ nói được thực hiện nhờ các bộ phận phát âm của ngay chính cơ thể con người.
- Thời gian tác động đến đối tượng tiếp nhận: Ngôn ngữ nói thường gắn với sự hiện diện của người nói và người nghe. Điều này khiến cho việc tiếp nhận thông tin của người nghe diễn ra tức thì.
- Khả năng trao đổi qua lại giữa người phát tin và người nhận tin: Vì ngôn ngữ nói thường sử dụng từ ngữ đơn giản, dễ hiểu nên khả năng trao đổi qua lại giữa người phát và người nhận thông tin sẽ nhanh hơn, thuận lợi hơn.
- Dung lượng thông tin được truyền đạt: Ngôn ngữ nói chỉ có thể truyền đạt một lượng thông tin hạn chế.
- Khả năng trau chuốt sản phẩm ngôn từ: Do khi đối thoại người nói và người nghe đều phải phản ứng nhanh nên không có nhiều điều kiện để trau chuốt sản phẩm ngôn từ.
- Khả năng truyền đạt ngôn ngữ trong không gian và khả năng lưu giữ sản phẩm ngôn ngữ qua thời gian: Ngôn ngữ nói khó phổ biến rộng và lưu giữ lâu dài nếu không được ghi âm, ghi hình.
b. Ngôn ngữ viết
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây