Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bản tin về hoa anh đào SVIP
BẢN TIN VỀ HOA ANH ĐÀO
NGUYỄN VĨNH NGUYÊN
A. TÌM HIỂU VĂN BẢN
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Tên: Nguyễn Vĩnh Nguyên.
- Năm sinh: 1979.
- Quê quán: Ninh Thuận.
- Thể loại sáng tác: tản văn, du khảo, báo chí,...
- Tác phẩm tiêu biểu: tản văn Với Đà Lạt ai cũng là lữ khách; du khảo Đà Lạt, một thời hương xa; biên khảo Đà Lạt, bên dưới sương mù,...
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: văn bản được trích từ Với Đà Lạt ai cũng là lữ khách, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2015, tr. 29-31.
- Thể loại:
- Nhan đề: từ “bản tin” có thể gây hiểu nhầm văn bản là một bản tin về hoa anh đào. Đây chính là yếu tố “gây nhiễu” thú vị.
- Bố cục:
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Giới thiệu về người bạn kí giả với những bản tin về hoa anh đào
a. Anh bạn kí giả
- Nhiều năm làm kí giả.
- Là người có trách nhiệm và dám dấn thân vì nghề.
- Có những kí sự đường xa đầy phiêu lưu, những tiếng nói phản biện xã hội từ hiện trường đời sống, những bản tin về hoa anh đào xuất hiện đều đặn.
b. Một số thông tin về bản tin hoa anh đào
- Người viết: kí giả ở Đà Lạt – người bạn của tác giả.
- Thời điểm: cái mùa mà những người yêu Đà Lạt đang phát điên lên vì nhớ núi đồi và cái lạnh tháng Chạp (giao mùa đông – xuân).
- Địa điểm đăng: trên tờ báo T.
- Nội dung thay đổi theo từng năm:
+ Viết như một bài thơ với niềm hứng khởi, hân hoan, loan báo rằng hoa sẽ nở rộ vào tháng tới.
+ Bản tin dự báo hoa nở muộn, chóng tàn vì thời tiết bất ngờ.
+ Có năm kể lể về gốc anh đào cổ thụ đứng ở góc đường nào đó trong thành phố vừa bị đốn hạ.
* Ý kiến của tác giả thể hiện qua các từ ngữ:
- Đáng nể phục.
- Như một bài thơ.
- Với niềm hứng khởi, hân hoan.
- Tạo cảm giác lạc lõng.
- Điều vô cùng ý nghĩa.
- Tốt lành biết mấy.
2. Cảm nhận và hình dung về tình thế khó xử của người viết tin
--> Tạo nên “khó khăn”, “chướng ngại” đối với người viết báo – bạn của tác giả.
3. Suy ngẫm từ những bản tin về hoa
- Bỏ qua những trăn trở, nhà báo đã đặt bút viết để chuyển tải những cảm nhận đầy tinh tế về hoa anh đào.
- Đối với tác giả, bản tin về hoa anh đào xuất hiện thường xuyên trên các tờ báo là điều ý nghĩa bởi hoa cỏ cũng cần được truyền thông, nâng niu theo cách tự nhiên nhất.
- Sự đồng điệu về tâm hồn
+ Đặt mình vào vị trí người đọc: tác giả thể hiện tâm trạng hân hoan chờ đợi các bản tin về hoa và có những đánh giá cao về chúng.
+ Đặt mình vào vị trí người viết: tác giả phần nào nhập thân vào nhân vật, hình dung được cụ thể về những suy tư, trăn trở trong anh khi anh muốn viết những bản tin nhỏ về hoa.
III. Tổng kết
1. Nội dung
Bài tản văn là sự tự hào và tình cảm trân trọng của tác giả dành cho bạn mình – một kí giả ở Đà Lạt và những bản tin về hoa anh đào mà anh ấy viết.
2. Nghệ thuật
- Lời văn nhẹ nhàng, tinh tế, tình cảm và giàu hình ảnh.
- Dẫn chứng, liên hệ phong phú lôi cuốn.
- Câu văn giàu cảm xúc, lột tả được hết diễn biến tâm lí của tác giả.
B. TRẢ LỜI NHỮNG CÂU HỎI Ở SÁCH GIÁO KHOA
Câu 1 (trang 89, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Từ “bản tin” có thể gây hiểu nhầm văn bản là một bản tin về hoa anh đào. Đây chính là yếu tố “gây nhiễu” thú vị.
Câu 2 (trang 89, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
- Các từ ngữ thể hiện trực tiếp ý kiến đánh giá: nể phục, thông điệp giá trị, vô cùng ý nghĩa.
- Nhận xét: tác giả đã nêu lên quan điểm của bản thân một cách vô cùng nghiêm túc, dựa trên sự quan sát và hiểu biết.
Câu 3 (trang 89, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
- Việc cho ra đời một tác phẩm (dù là một bản tin báo chí) luôn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: yêu cầu của toà soạn; tâm lí tiếp nhận của độc giả, sự thấu hiểu vấn đề của người viết; cuộc đấu tranh nội tâm của người viết khi muốn chuyển tải một thông điệp có ý nghĩa trong hoàn cảnh không hoàn toàn thuận lợi;... Ở đây, người bạn của tác giả đã đứng trước những nghi ngờ của người đọc khi họ có thể cho đó là “thứ xa xỉ viễn mơ”. Nhân vật kí giả cũng đã lường tính đến sự xuất hiện “lạc lõng” của bản tin về hoa trên mặt báo vốn đầy những thông tin phồn tạp về đời sống đương đại. Đặc biệt, anh phải đối diện với chính nghi ngờ của bản thân mình: câu chuyện về hoa “có phải hoặc có nên là một bản tin?”. Rõ ràng, tất cả những điều đó đã làm nên “khó khăn”, “chướng ngại” đối với người viết báo - bạn của tác giả.
- Những “khó khăn”, “chướng ngại” được nêu lên đó cho biết về cách sống và thái độ ứng xử với thiên nhiên của con người trong cuộc sống hiện đại: con người thường bị cuốn theo nhịp sống hối hả nên nhiều khi đã để lạc mất cảm giác rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên, làm mai một thói quen tự vấn về lối sống của chính mình, không tạo được khoảng lặng cần thiết cho tâm trí để trả lời một câu hỏi hệ trọng: Cái gì đã làm nên vẻ đẹp và linh hồn của nơi mình đang sống (cụ thể ở đây là Đà Lạt)?
Câu 4 (trang 89, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
- Bản tin về hoa anh đào đã thể hiện tính chất của thể loại tản văn khá đậm nét: thấm đượm cảm xúc; có những liên hệ, liên tưởng phóng khoáng nhưng tất cả kết nối với nhau chặt chẽ.
- Đặt mình vào vị trí của một người đọc, tác giả đã thể hiện tâm trạng hân hoan chờ đợi các bản tin về hoa và có những đánh giá cao về chúng.
- Đặt mình vào vị trí một người viết, tác giả phần nào đã nhập thân vào nhân vật, hình dung được một cách hết sức cụ thể về những suy tư, trăn trở âm thầm trong anh khi anh muốn viết những bản tin nhỏ về hoa.
--> Chính nhờ sự đồng điệu này mà điều tác giả muốn nhắn gửi qua Bản tin về hoa anh đào không còn là tâm sự thuần túy cá nhân nữa. Nó đã trở thành tiếng nói chung, thực sự mang tính đại diện, chạm vào một vấn đề đang khiến bao người băn khoăn tìm lời giải đáp - vấn đề xây dựng lối sống phù hợp, hòa vào nhịp điệu vĩnh cửu của cỏ cây, hoa lá, của thiên nhiên.
Câu 5 (trang 89, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Qua những suy ngẫm trước các bản tin về hoa anh đào, tác giả muốn hướng người đọc tới thái độ biết nâng niu từng vẻ đẹp của thiên nhiên, biết điều chỉnh thái độ sống, cách sống để tìm được niềm hạnh phúc trong sự giao hòa với tạo vật. Ngoài ra, trên vấn đề định hướng giá trị sống, hoạt động báo chí cần phải có những thay đổi tích cực trong cách chọn và đưa thông tin tới độc giả.
Câu 6 (trang 89, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Đọc kĩ đoạn cuối của văn bản, gợi ý:
- Tác giả đã bộc lộ mong muốn gì?
- Em có đồng tình, chia sẻ với những điều được tác giả phát biểu không?
- Theo em, trong cuộc sống hiện nay, tâm hồn của con người đang “đói” những gì?
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây