Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài soạn SVIP
ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ
Phạm Văn Đồng
1. Nêu luận điểm chính của toàn bài trong đoạn mở đầu. Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh ở những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác.
- Luận điểm chính của toàn bài là:
+ Đức tính giản dị của Bác Hồ.
+ Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.
- Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh ở những phương diện:
+ Bữa ăn hàng ngày
+ Nhà ở
+ Việc làm
+ Lời nói, bài viết.
2. Tìm hiểu trình tự lập luận của tác giả trong bài, và trên cơ sở đó, nêu bố cục của bài văn.
- Mở bài: (từ đầu đến “… thanh bạch, tuyệt đẹp”: sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và phong cách sống giản dị, thanh bạch ở Bác Hồ.
- Thân bài: (đoạn còn lại): chứng minh sự giản dị của Bác Hồ trong phong cách sống, trong lời nói, bài viết.
+ Bữa ăn thanh đạm, giản dị.
+ Căn nhà sàn đơn sơ, gần gũi với thiên nhiên.
+ Công việc bận rộn nhưng Bác không muốn làm phiền người khác.
Bình luận: Đời sống vật chất giản dị, thanh bạch là sự hòa hợp tuyệt vời với đời sống tinh thần sôi nổi, phong phú của Bác.
+ Giản dị trong lời nói, bài viết.
3. Đọc đoạn văn từ “Con người của Bác” đến “Nhất, Định, Thắng, Lợi” và nhận xét nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn này.
Những chứng cứ ở đoạn này có giàu sức thuyết phục không? Vì sao?
Nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn này chặt chẽ, dẫn chứng có độ tin cậy cao.
Những chứng cứ ở đoạn văn từ “Con người của Bác” đến “Nhất, Định, Thắng, Lợi!” rất giàu sức thuyết phục vì trước hết tác giả đã đưa ra một hệ thống luận cứ toàn diện, từ bữa ăn, nhà ở đến việc làm, cách nói, cách viết… Các dẫn chứng đều cụ thể, xác thực và rất phong phú. Hơn nữa, những điều tác giả nói ra lại được bảo đảm bằng mối quan hệ gần gũi, lâu dài của mình với chủ tịch Hồ Chí Minh.
4. Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất.
Trong đoạn văn trên, tác giả đã dùng những phép lập luận nào để người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác.
Trong đoạn trích, ngoài các luận điểm, luận cứ để chứng minh, tác giả còn kết hợp với những lời bình luận, giải thích sâu sắc để bạn đọc hiểu rõ thêm vấn đề.
Ví dụ: Sau khi chứng minh về đức tính giản dị của Bác trong đời sống sinh hoạt, tác giả viết: Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay.
Trong đoạn văn trên, tác giả đã phối hợp nhiều phương pháp, biện pháp khác nhau:
- Lật lại vấn đề: “Nhưng chớ hiểu lầm rằng…”
- Giải thích: “bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú…”
- Bình luận: “Đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất.
Cách phối hợp các phương pháp, biện pháp khác nhau như vậy giúp tác giả soi sáng vấn đề từ nhiều góc độ, đồng thời cũng khiến cho bài viết tang thêm sức thuyết phục và hấp dẫn hơn.
5. Theo em, đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn này là gì?
Những nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn:
- Luận điểm ngắn gọn, tập trung.
- Luận cứ xác đáng, toàn diện.
- Luận cứ phong phú, cụ thể, xác thực.
Tư tưởng, giá trị của bài văn còn được thể hiện rõ ràng và sâu sắc hơn qua sự kết hợp phương pháp nghị luận chứng minh với các phương pháp, biện pháp khác như giải thích, nêu vấn đề và lật lại vấn đề…
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây