Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài soạn SVIP
HƯỚNG DẪN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Câu 1. Nêu đại ý của bài văn. Tìm bố cục của bài và nêu ý chính của mỗi đoạn.
Trả lời
- Đại ý: Cây tre Việt Nam nói lên sự gắn bó thân thiết, lâu đời của tre với đời sống con người Việt trong lao động, sản xuất, chiến đấu. Cây tre mang những phẩm chất quý báu của con người Việt Nam như ngay thẳng, nhũn nhặn, thủy chung, can đảm. Cây tre Việt Nam mãi gắn bó, đồng hành với người Việt trong tương lai.
- Bố cục: 3 phần
+ Phần đầu (từ đầu… chí khí con người): Giới thiệu chung về cây tre.
+ Phần hai (tiếp… tiếng sáo diều tre cao vút mãi): Vai trò quan trọng của tre trong đời sống sản xuất và chiến đấu của con người.
+ Phần ba (còn lại): Cây tre tượng trưng cho tâm hồn và khí chất của con người Việt Nam.
Câu 2. Để làm rõ ý “Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam”, bài văn đã đưa ra hàng loạt những biểu hiện cụ thể. Em hãy:
a) Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hằng ngày.
b) Nêu giá trị của các phép nhân hóa đã được sử dụng để nói về cây tre và sự gắn bó của tre với con người.
Trả lời
a) Những chi tiết thể hiện sự gắn bó của tre trong lao động, sản xuất:
- Bóng tre trùm lên làng bản, thôn xóm.
- Tre là cánh tay của người nông dân.
- Tre là người nhà.
- Tre là tình cảm trai gái, là đồ chơi con trẻ, là nguồn vui tuổi già.
- Tre với người sống chết có nhau, chung thủy.
b) Tre là người đồng cam cộng khổ chiến đấu.
- Tre là vũ khí: gậy tầm vông, chông che, tre xung phong vào xe tăng, đại bác.
- Hình ảnh cây tre nhân hóa: tre như có tình cảm, bao bọc che trở làng xóm.
Câu 3. Ở đoạn kết, tác giả đã hình dung như thế nào về vị trí của cây tre trong tương lai khi đất nước ta đi vào công nghiệp hóa.
Trả lời: Ở đoạn cuối, tác giả hình dung vị trí của cây tre trong tương lai, khi đất nước bước vào thế kỉ mới.
- Xi măng, cốt thép, dần trở nên quen thuộc thay thế tre nứa.
- Tác giả khẳng định không gì có thể thay thế tre nứa.
- Tre nứa vẫn trở thành bóng mát, làm cổng chào, hóa thân vào âm nhạc, văn hóa.
→ Hình ảnh cây tre trở gắn bó máu thịt, tình nghĩa với người dân Việt Nam.
Câu 4. Bài văn đã miêu tả cây tre với vẻ đẹp và những phẩm chất gì? Vì sao có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam?
Trả lời
Cây tre mang những phẩm chất đáng quý trọng của con người:
- Thanh cao, giản dị, đẹp đẽ, giàu sức sống.
- Tre gắn bó đoàn kết, giúp đỡ người dân trong lao động, chiến đấu.
- Tre giống con người: ngay thẳng, nhũn nhặn, thủy chung, can đảm.
→ Tre là biểu tượng cao quý về phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam, đây là hình ảnh biêu trưng cao quý của dân tộc Việt.
IV. LUYỆN TẬP
Em hãy tìm một số câu tục ngữ, ca dao, thơ, truyện cổ tích Việt Nam có nói đến cây tre.
Trả lời
Một số truyện cổ tích, câu ca dao, tục ngữ, bài thơ về cây tre mà em có thể sưu tầm được:
+ Truyện cổ tích như: Cây tre trăm đốt, Thánh Gióng,....
+ Tục ngữ về Cây tre: Tre già măng mọc, Tre non dễ uốn
+ Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
(Ca dao)
+ Quê hương tôi có con sông xanh biếc,
Nước gương trong soi tóc những hàng tre.
(Quê hương - Tế Hanh)
+ Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con.
(Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây