Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí SVIP
Nội dung này do giáo viên tự biên soạn.
1. Vi phạm pháp luật.
a. Khái niệm.
- Là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện,xâm hại các quan hệ được pháp luật bảo vệ.
b. Dấu hiệu nhận biết vi phạm pháp luật.
- Là hành vi trái pháp luật: là những việc pháp luật cấm, không thực hiện các nghĩa vụ mà Nhà nước quy định, thực hiện không đúng các quy định của pháp luật,...
- Là hành vi có lỗi của chủ thể: bao gồm lỗi cố ý và vô ý.
- Là hành vi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện: người thực hiện hành vi đã đạt một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình.
- Là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội: hành vi đó đe dọa, gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
c. Các loại vi phạm pháp luật.
+ Vi phạm hình sự (tội phạm): là hành vi xâm hại gây nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm.
Ví dụ: Buôn bán ma túy, giết người,...
+ Vi phạm dân sự: là hành vi xâm hại các quan hệ tài sản hoặc quan hệ nhân thân.
Ví dụ: Tranh chấp đất đai, nhà cửa.
+ Vi phạm hành chính: là hành vi xâm phạm các quy tắc của nhà nước mà không phải tội phạm.
Ví dụ: Trốn thuế, làm thất thoát tài sản của nhà nước.
+ Vi phạm kỉ luật: là hành vi vi phạm các quy chế, quy tắc xác lập trật tự trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Ví dụ: Học sinh đi học muộn, không thực hiện đúng nội quy của trường lớp,...
2. Trách nhiệm pháp lí.
a. Khái niệm.
- Là nghĩa vụ mà các chủ thể phải gánh chịu hậu quả bất lợi do Nhà nước quy định từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.
b. Các loại trách nhiệm pháp lí.
- Trách nhiệm hình sự: là trách nhiệm của người phạm tội phải chịu hình phạt và các biện pháp tư pháp được quy định trong Bộ luật Hình sự, nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền và lợi ích cùp người phạm tội. Trách nhiệm hình sự do tòa án áp dụng đối với người có hành vi phạm tội.
- Trách nhiệm hành chính: là trách nhiệm của chủ thể vi phạm các nguyên tắc quản lí nhà nước phải chịu các hình thức xử lí hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng.
- Trách nhiệm dân sự: là trách nhiệm của chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật dân sự phải chịu các biện pháp nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của các quyền dân sự bị vi phạm.
- Trách nhiệm kỉ luật: là trách nhiệm của chủ thể vi phạm kỉ luật phải chịu các hình thức kỉ luật do người đứng đầu cơ quan, tổ chức áp dụng với chủ thể có hành vi vi phạm.
c. Ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí.
- Thể hiện tính tôn nghiêm của pháp luật.
- Là sự trừng phạt nghiêm khắc của pháp luật đối với các chủ thể vi phạm pháp luật.
- Giáo dục mọi người có ý thức tôn trọng pháp luật, tuân theo quy định của pháp luật và các quy tắc của cuộc sống; nâng cao ý thức phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.
- Củng cố lòng tin của người dân vào pháp luật.
- Góp phần duy trì trật tự an toàn xã hội.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây