Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 7. Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây chuối (phần 2) SVIP
II. QUY TRÌNH KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
2. Kĩ thuật chăm sóc
a. Làm cỏ, vun xới
- Tiến hành làm cỏ, vun xới quanh gốc cây.
=> Tác dụng:
+ Trừ cỏ dại, hạn chế nơi ẩn nấp của sâu bệnh.
+ Làm cho đất tơi xốp.
b. Bón phân thúc
* Lượng bón:
- Lượng phân bón hàng năm phụ thuộc vào từng giống chuối và loại đất trồng.
- Lượng phân bón phổ biến như sau:
Thời kì | Lượng phân bón (kg/cây/năm) | |||
Phân hữu cơ | Phân đạm | Phân lân | Phân kali | |
Chuối vụ 1 | Không bón | 0,5 - 0,6 | 0,4 - 0,5 | 0,8 - 0,9 |
Chuối vụ 2 | 10,0 - 15,0 | 0,4 - 0,5 | 0,5 - 0,8 | 0,8 - 0,9 |
* Thời điểm bón phân:
- Vụ 1:
+ Toàn bộ lượng phân được chia làm 7 lần bón.
+ Lần 1 sau khi trồng một tháng.
+ Các lần tiếp theo cách nhau 1,5 tháng.
- Vụ 2:
+ Lượng phân được chia làm 5 lần bón.
+ Lần 1 sau khi thu hoạch vụ 1.
+ Các lần tiếp theo cách nhau 1 tháng.
* Cách bón:
- Cây con nhỏ: Bón phân cách gốc từ 25 cm - 30 cm.
- Cây lớn: Bón cách gốc từ 30 cm - 60 cm.
- Lần 1 và 2: Rạch đất tạo rãnh nông, rải phân và lấp đất.
- Lần 3 trở đi: Chỉ cần rải phân trên mặt đất, sau đó tưới nước.
- Lưu ý: Trên đất dốc, bắt buộc phải xới rãnh nông ở phía trên của cây rồi mới rải phân, lấp đất và tưới giữ ẩm.
c. Tưới nước
- Giai đoạn từ sau trồng đến 1 tháng:
+ Hai ngày tưới một lần.
+ Mỗi lần từ 4 lít - 5 lít/cây.
- Giai đoạn từ 1 tháng tuổi đến khi trổ hoa:
+ Bảy ngày tưới một lần.
+ Mỗi lần từ 5 lít - 10 lít/cây.
- Giai đoạn trổ hoa, hình thành và phát triển quả:
+ Tưới từ 20 lít - 25 lít/cây.
+ 3 ngày tưới một lần.
- Giai đoạn 30 ngày trước khi thu hoạch: Hạn chế tưới nước.
- Ưu tiên sử dụng các kĩ thuật tưới nước tiết kiệm (tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa).
=> Bảo vệ nguồn nước, thích ứng với biến đổi khí hậu.
d. Một số sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ
* Một số loại sâu hại:
- Sâu đục thân chuối (Odoiporus longicollis Olivier):
+ Sâu non sống trong thân giả, gây hại chính.
+ Khi bị sâu hại: Vết đục tiết ra chất nhầy màu vàng đục.
+ Khi cây bị hại nặng:
-
Thân giả thối.
-
Lá chuyển vàng.
-
Cây gãy ngang thân giả.
- Bọ nẹt chuối (Thosea sinensis):
+ Trưởng thành đẻ trứng thành từng ổ trên lá.
+ Sâu non nở ra ăn hết toàn bộ phiến lá.
=> Gây hại nghiêm trọng cho cây.
- Bọ trĩ (Chysannoptera thripidae):
+ Trưởng thành rất nhỏ, màu nâu hay đen.
+ Tập trung ở các lá bắc.
=> Hút chích quả non, làm quả bị ghẻ (có những chấm màu nâu đen).
* Biện pháp phòng trừ:
- Vệ sinh đồng ruộng.
- Bắt bẫy tay (nếu ít) hoặc bẫy bả để diệt trưởng thành.
- Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục được phép sử dụng (ưu tiên thuốc có nguồn gốc sinh học).
* Một số bệnh hại:
- Bệnh đốm lá Sigatoka:
+ Do nấm Mycosphaerella musicola và Mycosphaerella fijiensis gây ra.
+ Gây hại trên lá, tạo ra:
-
Những vết bệnh hình bầu dục màu nâu với nền vàng ở mặt trên của lá.
-
Vết bệnh màu đen ở mặt dưới của lá.
+ Cây bị bệnh nặng:
-
Không phát triển được.
-
Quả nhỏ, lâu chín.
-
Ruột quả màu vàng nhạt, ăn có vị chát.
- Bệnh héo vàng lá chuối:
+ Do nấm Fusarium oxysporum gây ra.
+ Lá bị bệnh:
-
Vàng dần từ mép lá vào.
-
Cuống lá bị gãy gập xuống.
+ Cây bị bệnh:
-
Có thể bị chết.
-
Không cho buồng hoặc cho buồng nhưng quả nhỏ.
- Bệnh chùn đọt BBTV:
+ Do virus Banana Bunchy Top Virus (BBTV) gây ra.
+ Khi bị bệnh:
-
Lá chuối hẹp lại, vươn thẳng và bó xít vào nhau.
-
Cuống lá ngắn lại, lá bị giòn, dễ rách.
-
Cây không cho thu hoạch nếu bị nặng.
- Bệnh thán thư trên quả:
+ Do nấm Colletotrichum musae xâm nhập qua vết thương của quả non.
+ Tồn tại trên vỏ quả.
+ Tạo ra đốm trứng cuốc khi quả chín.
* Biện pháp phòng trừ:
- Sử dụng giống chống chịu.
- Tiêu thoát nước.
- Bón phân cân đối.
- Vệ sinh vườn.
- Bao buồng quả,...
- Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có gốc đồng hay gốc lưu huỳnh (ưu tiên thuốc có nguồn gốc sinh học để phun phòng, trừ).
e. Một số kĩ thuật chăm sóc khác trên cây chuối
* Cắt tỉa lá:
- Cắt tỉa lá già, lá bị sâu, bệnh có diện tích quang hợp dưới 50%.
- Việc cắt tỉa lá được tiến hành sớm và thường xuyên.
- Thu gom và chuyển ra khỏi vườn những lá bị bệnh để hạn chế lây nhiễm.
- Giữ lại lá già hoặc lá bị tổn thương cơ giới để che phủ đất.
* Chằng chống đổ ngã:
- Cây chuối dễ đổ ngã.
- Một số biện pháp hạn chế đổ ngã:
+ Phát hiện, dựng lại những cây bị nghiêng và vun gốc càng sớm càng tốt.
+ Khi ra buồng, dùng nọc hoặc cọc để đỡ lấy cổ buồng chuối.
+ Dùng dây nylon:
-
Một đầu buộc vào thân giả sát cổ buồng chuối.
-
Đầu kia buộc vào cọc.
=> Giữ cho cây đứng thẳng.
III. KĨ THUẬT ĐIỀU KHIỂN RA HOA, ĐẬU QUẢ
- Để cây chuối ra hoa, đậu quả, cho năng suất cao và chất lượng quả tốt, cần chăm sóc đúng kĩ thuật.
- Khi cây chuối đạt kích thước tối đa (sau khi trồng từ 10 - 12 tháng tùy giống):
+ Bón bổ sung phân NPK (18-10-14) với lượng từ 250 kg - 300 kg/ha.
=> Kích thích cây chuối trổ buồng.
- Khi chuối đã trổ buồng:
+ Sử dụng cytokinin với liều lượng thích hợp.
=> Kích thích quả lớn, giúp quả đồng đều về kích thước và tránh những dị tật của quả.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây