Bài học cùng chủ đề
- Bài 4: Sự phát triển của Chủ nghĩa xã hội từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay
- Bài 4: Sự phát triển của Chủ nghĩa xã hội từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay (phần II)
- Sự phát triển của Chủ nghĩa Xã hội từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991
- Chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 4: Sự phát triển của Chủ nghĩa xã hội từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay (phần II) SVIP
3. Chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay
a) Khái quát về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay
- Từ năm 1991 đến nay, các nước Trung Quốc, Việt Nam, Lào,... ở châu Á đã từng bước tiến hành cải cách, mở cửa, đổi mới, kiên định đi lên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa, đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội và các lĩnh vực khác.
+ Công cuộc đổi mới ở Việt Nam (bắt đầu từ năm 1986) đã đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt.
Những thành tựu to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội đã khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
+ Từ năm 1986, Lào thực hiện đường lối đổi mới toàn diện theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Sau hơn 35 năm đổi mới, nhân dân Lào giành được những thành tựu cơ bản, thực hiện thành công hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng, bảo vệ đất nước và hội nhập quốc tế, đồng thời tạo điều kiện cho người dân được thụ hưởng thành quả phát triển kinh tế, xã hội.
- Ở khu vực Mỹ La-tinh, từ năm 1991, mặc dù phải tiếp tục đối mặt với nhiều khăn, thách thức, đặc biệt là lệnh cấm vận kéo dài của Mỹ và phương Tây, Cu-ba vẫn quyết tâm đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện cải cách kinh tế và đạt được những thành tựu quan trọng.
+ Thực hiện cải cách kinh tế từng bước, có chọn lọc, Cu-ba chủ trương xây dựng nền kinh tế với cơ cấu đa dạng, phát triển theo định hướng thị trường nhưng đảm bảo kế thừa những nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội, chú trọng nâng cao đời sống nhân dân.
+ Các ngành nghề mới phát triển và có đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế như: công nghiệp du lịch, công nghệ sinh học, khai thác dầu khí,... Hệ thống giáo dục, y tế miễn phí luôn là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Cu-ba, thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội.
+ Từ sau năm 1991, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước thuộc khu vực Mỹ La-tinh phát triển mạnh mẽ.
+ Việc Cu-ba kiên trì con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa là một trong những nguồn động viên, cổ vũ cho phong trào đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc và quyền phân phối phúc lợi xã hội công bằng cho người dân ở một số nước Mỹ La-tinh.
- Những thành tựu của công cuộc đổi mới, cải cách ở các nước châu Á, khu vực Mỹ La-tinh là cơ sở vững chắc để chứng minh chủ nghĩa xã hội có sức sống, có triển vọng thực sự trên thế giới, đồng thời khẳng định con đường đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội là phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của thời đại.
b) Thành tựu chính của công cuộc cải cách - mở cửa ở Trung Quốc
- Hội nghị Trung ương 3 (khóa XI) của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (12 - 1978) đã quyết định thực hiện công cuộc cải cách - mở cửa, chuyển đổi thành công sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và đạt được thành tựu to lớn về kinh tế, xã hội.
⚡Phần mở rộng:
- Đại hội XII (1982) và Đại hội XIII (1987) của Đảng Cộng sản Trung Quốc: lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, tiến hành cải cách, mở cửa, chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn nhằm hiện đại hóa và xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc, với mục tiêu đưa Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh.
- Về kinh tế
+ Tổng sản phẩm trong nước (GDP) đã tăng từ 367,9 tỉ nhân dân tệ (1978) lên hơn 114 nghìn tỉ nhân dân tệ (2021). Bình quân tăng trưởng hằng năm là 9,5%, vượt xa mức trung bình thế giới là 2,9%.
+ Quy mô GDP của Trung Quốc từ vị trí thứ tám thế giới (trong những năm 80), vươn lên vị trí thứ hai thế giới (2010).
- Về khoa học - công nghệ
+ Đạt được những thành tựu nổi bật như: phát triển ngành hàng không vũ trụ (phóng được tài Thần Châu vào không gian) - trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới có tàu đưa con người bay vào vũ trụ, sau Liên Xô và Mỹ; xây dựng hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu, hệ thống đường sắt cao tốc; phát triển hạ tầng kĩ thuật số, các trung tâm dữ liệu hiện đại.
+ Đặc biệt, Trung Quốc đạt được những tiến bộ vượt bậc trong các lĩnh vực công nghệ mới như: công nghệ thông tin - viễn thông thế hệ mới, trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học,...
- Về văn hóa - giáo dục
+ Thực hiện cải cách giáo dục toàn diện, nâng cao vị trí của nền giáo dục trong việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công cuộc xây dựng và hiện đại hóa đất nước.
+ Thực hiện kế hoạch quốc gia trung hạn và dài hạn về cải cách giáo dục và phát triển (2010 - 2020) với mục tiêu phát triển Trung Quốc trở thành một trong số những cường quốc đổi mới sáng tạo hàng đầu thế giới.
- Bên cạnh đó, Trung Quốc đạt được những bước tiến cơ bản trong việc giải quyết những vấn đề xã hội như: xóa đói giảm nghèo, thực hiện các chính sách an sinh xã hội,...
- Về đối ngoại (phần mở rộng)
+ Chính sách đối ngoại có nhiều thay đổi theo xu thế đa dạng hóa, đa phương hóa trong các mối quan hệ song phương và đa phương. Vai trò và vị thế của nước này ngày càng được nâng cao.
+ Năm 1999, Hồng Kông và Ma Cao trở lại thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Hiện nay, trở thành trung tâm kinh tế, tài chính lớn của quốc gia này.
Những thành tựu trong công cuộc cải cách - mở cửa cho thấy sự đúng đắn của con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc, nâng cao vị thế của nước này trên trường quốc tế, đồng thời chứng tỏ sức sống của chủ nghĩa xã hội. Những thành tựu trong công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc cũng để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các nước xã hội chủ nghĩa khác.
Chúc các em học tốt !
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây