Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 4. Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn (phần 2) SVIP
II. QUY TRÌNH KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
2. Kĩ thuật chăm sóc
a. Làm cỏ, vun xới
- Làm cỏ, vun xới xung quanh gốc:
+ Từ 2 lần đến 3 lần/năm.
+ Trong phạm vi tán cây.
- Có thể trồng xen cây họ Đậu để cải tạo đất và hạn chế cỏ dại.
b. Bón phân thúc
* Lượng bón:
- Lượng phân bón thúc hàng năm cho cây nhãn:
Thời kì | Lượng phân bón (kg/cây/năm) | |||
Phân hữu cơ | Phân đạm | Phân lân | Phân kali | |
Thời kì kiến thiết cơ bản | 10,0 - 30,0 | 0,6 - 1,0 | 2,9 - 3,7 | 0,7 - 1,1 |
Thời kì kinh doanh | 30,0 - 50,0 | 1,7 - 3,5 | 3,0 - 5,0 | 2,0 - 4,0 |
* Thời điểm và mục đích bón phân:
- Thời kì kiến thiết cơ bản:
+ Lượng phân bón được chia đều làm 4 đến 5 lần.
+ Bón vào thời điểm từ tháng 3 đến tháng 8.
=> Giúp cây phát triển bộ khung tán, tạo cơ sở cho năng suất cao về sau.
+ Toàn bộ lượng phân hữu cơ được bón 1 lần vào cuối năm.
- Thời kì kinh doanh: Lượng phân bón được chia làm 4 lần.
Thời điểm bón phân | Lượng và loại phân bón | Mục đích bón phân |
Lần 1 (sau thu hoạch quả) | 100% phân hữu cơ + 30% phân đạm + 70% phân lân + 30% phân kali. | Khôi phục sinh trưởng của cây, thúc đẩy các đợt lộc mới. |
Lần 2 (khi cây bắt đầu ra hoa) | 30% phân đạm + 30% phân lân + 20% phân kali. | Thúc đẩy ra hoa đồng loạt, cung cấp dinh dưỡng đầy đủ để nuôi hoa. |
Lần 3 (khi đậu quả) | 30% phân đạm + 30% phân kali. | Tăng cường đậu quả và thúc quả lớn. |
Lần 4 (sau lần 3 một tháng) | 100% phân đạm + 20% phân kali. | Thúc quả lớn và tích lũy vật chất trong quả. |
* Cách bón:
- Lần 1 (sau thu hoạch quả):
+ Kết hợp bón phân vô cơ với toàn bộ lượng phân hữu cơ bằng cách:
-
Đào rãnh rộng khoảng 20 - 30 cm, sâu khoảng 15 - 20 cm xung quanh gốc cây theo hình chiếu của tán.
-
Rải phân hữu cơ xuống trước.
-
Sau đó đến phân vô cơ.
-
Lấp đất và tưới nước giữ ẩm.
- Các lần bón sau:
+ Hoà tan phân vào nước để tưới cho cây hoặc rải đều phân theo hình chiếu tán cây (cách gốc khoảng 50 cm).
+ Tưới nước để phân tan và ngấm vào đất.
+ Sau đó tưới giữ ẩm thường xuyên để cây hấp thụ phân bón hiệu quả.
c. Tưới nước
- Thời kì kiến thiết cơ bản:
+ Cần tưới nước đầy đủ để cây nhãn:
-
Sinh trưởng nhanh.
-
Tạo bộ khung tán khỏe mạnh.
+ Định kì một tuần đến hai tuần tưới một lần:
-
Tùy theo tuổi cây, mỗi lần tưới từ 10 lít đến 30 lít/cây.
- Thời kì kinh doanh: Tưới nhiều nước sau những đợt bón phân.
- Lượng nước và số lần tưới:
+ Giai đoạn cây phân hóa mầm hoa (tháng 11 - 12):
-
Chỉ tưới khi cây có hiện tượng héo hoặc tình trạng đất quá khô kéo dài.
-
Lượng nước tưới từ 25 lít - 40 lít/cây.
+ Giai đoạn quả thành thục và chín (cuối tháng 5 đến thu hoạch):
-
Chỉ tưới khi nắng nóng kéo dài.
-
Lượng nước tưới từ 25 lít - 40 lít/cây.
+ Các giai đoạn còn lại:
-
Định kì 15 ngày tưới một lần.
-
Lượng nước tưới từ 50 lít - 80 lít/cây.
- Ưu tiên: Sử dụng các kĩ thuật tưới nước tiết kiệm (tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa).
d. Một số sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ
* Một số loại sâu hại:
- Bọ xít nâu (Tessaratoma papillosa):
+ Bọ xít qua đông trên cây nhãn, sau đó đẻ trứng.
+ Sâu non chích hút các đợt lộc non, hoa, quả non, gây hư hoa, rụng quả.
- Sâu đục quả (Conogethes punctiferalis):
+ Có nhiều loại sâu đục quả nhãn.
+ Gây hại từ khi quả mới hình thành đến khi quả chín.
+ Hậu quả gây ra:
-
Rụng quả.
-
Tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn xâm nhập gây thối quả.
- Sâu đục thân (Nadezhdiella cantori):
+ Trưởng thành đẻ trứng vào các kẽ nứt của thân cây.
+ Sâu non đục vào vỏ và xông trong thân, làm tổn thương cây.
- Sâu đục gốc (Anoplophora chinensis):
+ Sâu non đục vào phần gốc tạo thành vòng tròn khép kín quanh gốc cách mặt đất vài cm.
+ Khi bị hại nặng: vỏ gốc và rễ một phần bị cắt đứt làm cây bị chết.
* Biện pháp phòng trừ:
- Cắt tỉa, vệ sinh vườn, quét vôi gốc cây.
- Biện pháp phù hợp theo loại sâu:
+ Ngắt bỏ ổ trứng.
+ Bắt diệt trưởng thành hoặc sâu non.
+ Dùng dây thép luồn vào lỗ để diệt sâu đục thân,...
- Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục được phép sử dụng.
* Một số bệnh hại:
- Bệnh chổi rồng:
+ Nguyên nhân gây bệnh: chưa được xác định.
+ Trung gian truyền bệnh: nhện lông nhung (Eriophyes dimocarpi).
+ Chồi non bị bệnh mọc thành chùm với nhiều nhánh nhỏ, ngắn, biến dạng.
+ Nhánh hoa bị bệnh co cụm trông như bó chổi.
+ Bệnh làm giảm:
-
Khả năng đậu hoa, đậu quả.
-
Chất lượng và năng suất quả.
- Bệnh thối quả:
+ Do nấm Phytophthora sp. gây ra.
+ Thường xuất hiện vào thời kì mưa nhiều.
+ Bệnh thường gây hại trên quả chín, làm quả bị nứt và thối.
- Bệnh phấn trắng:
+ Do nấm Oidium sp. gây ra.
+ Bệnh gây hại:
-
Hoa bị xoắn vặn, khô cháy.
-
Quả non bị nhỏ, vỏ quả bị đóng phấn trắng, nhất là ở vùng gần cuống.
- Bệnh khô cháy hoa:
+ Do nấm Phyllosticta sp. hoặc Pestalotia sp. gây ra.
+ Thường xuất hiện vào thời kì mưa nhiều, độ ẩm không khí cao.
+ Bệnh làm hoa bị khô và rụng.
* Biện pháp phòng trừ:
- Vệ sinh vườn, cắt tỉa cho cây thông thoáng.
- Thu gom và tiêu hủy những bộ phận bị bệnh.
- Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có tác dụng trị nấm và tác nhân truyền bệnh.
III. KĨ THUẬT CẮT TỈA, TẠO TÁN
1. Thời kì kiến thiết cơ bản
- Khi cây có chiều cao khoảng 0,8 - 1,0 m: tiến hành bấm ngọn để tạo cành cấp 1.
- Khi cành cấp 1 dài khoảng 0,5 - 0,7 m: tiến hành bấm ngọn cành cấp 1 để tạo các cành cấp 2.
- Tiếp tục cho đến khi cây có bộ khung, tán phân bố đều.
2. Thời kì kinh doanh
- Sau khi thu hoạch, cắt tỉa toàn bộ:
+ Cành tăm, cành bị sâu, bệnh.
+ Cành bị che sáng bên trong tán.
+ Cành vượt, cành sát mặt đất.
+ Cành đứng ở trung tâm tán cây.
=> Tạo cho cây thông thoáng.
- Khi cây ra hoa, đậu quả, tiến hành tỉa bỏ:
+ Các chùm hoa, quả bị sâu, bệnh.
+ Các chùm hoa, quả nhỏ.
IV. KĨ THUẬT ĐIỀU KHIỂN RA HOA, ĐẬU QUẢ
1. Thúc đẩy khả năng ra hoa
a. Biện pháp cơ giới
- Khoanh vỏ:
+ Thực hiện vào tháng 12:
-
Dùng dụng cụ chuyên dụng khoanh một vòng khép kín tại cành cấp 1 hoặc cành cấp 2 ở độ cao từ 0,5 m đến 1,5 m so với mặt đất.
-
Độ rộng vết khoanh khoảng 0,3 - 0,5 cm.
+ Đối với những cây sinh trưởng khỏe:
-
Sau khi khoanh khoảng 15 - 20 ngày có thể khoanh thêm lần 2.
-
Độ rộng vết khoanh khoảng 0,1 - 0,2 cm.
- Chặn rễ:
+ Làm đứt bớt các rễ ở phần bề mặt nhằm ức chế sinh trưởng của cây.
+ Biện pháp này ít được sử dụng hơn so với biện pháp khoanh vỏ.
- Sử dụng hóa chất:
+ Tưới KClO3 vào giai đoạn lộc thành thục để kích thích phân hóa mầm hoa.
+ Sau đó tưới nước, giữ ẩm liên tục từ 5 đến 7 ngày.
2. Tăng khả năng đậu quả
- Vào thời kì cây ra hoa, đậu quả bón bổ sung qua lá:
+ Phân bón đa lượng (N, P, K,...), vi lượng (Bo, Mn, Mo, Cu, Zn,...).
+ Chất điều hòa sinh trưởng (α-NAA, GA3,...).
=> Tăng khả năng đậu quả và ngăn rụng quả.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây