Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 37: Địa lí ngành thương mại và ngành tài chính ngân hàng SVIP
I. THƯƠNG MẠI
1. Vai trò, đặc điểm
a. Vai trò
Vai trò | |
Với phát triển kinh tế |
- Là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. - Điều tiết sản xuất, giúp trao đổi hàng hoá được mở rộng, thúc đẩy sản xuất phát triển. |
Với các lĩnh vực khác |
- Định hướng tiêu dùng, tạo tập quán tiêu dùng mới. - Thúc đẩy phân công lao động giữa các lãnh thổ trong nước và trên thế giới. |
b. Đặc điểm
- Thương mại là quá trình trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa bên bán và bên mua, đồng thời tạo ra thị trường.
- Hoạt động thương mại chịu tác động của quy luật cung và cầu.
- Không gian hoạt động thương mại không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia (nội thương) mà còn giữa các quốc gia với nhau (ngoại thương).
- Hoạt động ngoại thương được đo lường bằng cán cân xuất nhập khẩu.
- Sự kết hợp giữa thương mại và công nghệ dẫn đến sự bùng nổ của thương mại điện tử.
Hình 1: Hoạt động thương mại
2. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố
Nhân tố | Tác động |
Vị trí địa lí | + Hình thành đầu mối thương mại, thu hút đầu tư, thúc đẩy thương mại phát triển. |
Trình độ phát triển kinh tế và lịch sử - văn hóa. | + Ảnh hưởng tới cơ cấu thương mại, quy mô phát triển thương mại. |
Đặc điểm dân cư | + Ảnh hưởng đến sức mua và nhu cầu của người dân, hình thành mạng lưới thương mại. |
Khoa học - công nghệ | + Thay đổi cách thức, loại hình thương mại. |
Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế | + Thúc đẩy đầu tư quốc tế, phát triển ngoại thương, hình thành các tổ chức thương mại quốc tế. |
3. Tình hình phát triển và phân bố
- Nội thương:
+ Phát triển cả về không gian trao đổi sản phẩm, số lượng và chất lượng sản phẩm.
+ Quy mô thị trường hàng hóa ngày càng phát triển, hàng hóa phong phú đa dạng.
+ Việc mua bán diễn ra ở các cửa hàng bán lẻ, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại.
+ Thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, thay đổi thị trường truyền thống.
- Ngoại thương:
+ Thị trường toàn cầu, xu hướng toàn cầu hóa kinh tế đang là xu hướng quan trọng nhất.
+ Thương mại quốc tế tăng nhanh cả số lượng và giá trị hàng hóa.
+ Mặt hàng nhập khẩu: Dầu thô, linh kiện điện tử, ô tô, lương thực, dược phẩm.
Hình 2: Biểu đồ minh họa trị giá xuất khẩu của một số nhóm hàng lớn kỳ 2 tháng 10 năm 2022 so với kỳ 1 tháng 10 năm 2022 của Việt Nam
II. TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
1. Vai trò, đặc điểm
a. Vai trò
- Là huyết mạch của nền kinh tế, động lực thúc đẩy kinh tế phát triển.
- Cung cấp các dịch vụ tài chính, đảm bảo cho các hoạt động đầu tư và sản xuất diễn ra liên tục, góp phần điều tiết sản xuất và ổn định nền kinh tế.
- Xác lập các mối quan hệ tài chính, góp phần tạo việc làm, tăng năng suất lao động.
- Thông qua các hoạt động tài chính toàn cầu, thúc đẩy toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới.
b. Đặc điểm
- Tài chính ngân hàng là một lĩnh vực rất rộng, bao gồm nhiều hoạt động.
- Do tính rủi ro cao và có phản ứng dây chuyền trong hệ thống nên sản phẩm tài chính ngân hàng thường được thực hiện theo những quy trình nghiêm ngặt.
- Khách hàng lựa chọn dịch vụ tài chính ngân hàng dựa vào tính thuận tiện, sự an toàn, lãi suất và phí dịch vụ. Chất lượng sản phẩm thường chỉ có thể được đánh giá trong, sau khi sử dụng dịch vụ.
Hình 3: Các ngân hàng của Việt Nam hiện nay
2. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố
- Nhu cầu phát triển kinh tế và khả năng tài chính của người dân ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển tài chính ngân hàng.
- Các đặc điểm về phân bố các trung tâm kinh tế, dân cư, quần cư,... ảnh hưởng đến sự phân bố, quy mô của các cơ sở giao dịch tài chính ngân hàng.
- Sự phát triển của khoa học - công nghệ ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động, năng suất lao động của ngành tài chính ngân hàng.
3. Tình hình phát triển và phân bố
* Tình hình
- Ngành tài chính ngân hàng xuất hiện từ lâu và phát triển ở nhiều nước trên thế giới.
- Nhiều tổ chức tài chính ngân hàng quốc tế được thành lập.
- Ở các nước đang phát triển, hoạt động tài chính ngân hàng cũng ngày càng sôi động.
- Các trung tâm tài chính hàng đầu thế giới: Niu Oóc, Luân Đôn, Thượng Hải, Tô-ky-ô,..
* Phân bố: Tài chính ngân hàng là một trong những ngành trụ cột ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh, Đức, Pháp, Liên bang Nga, Hàn Quốc,...
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây