Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 3. Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên (phần 1) SVIP
I. SỰ PHÂN HOÁ ĐA DẠNG CỦA THIÊN NHIÊN
1. Thiên nhiên phân hoá theo chiều bắc - nam
a. Phần lãnh thổ phía Bắc (toàn bộ lãnh thổ phía Bắc tới dãy núi Bạch Mã)
- Khí hậu đặc trưng là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh.
+
+
+ B
- Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùa, tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu và đất ở các khu vực mà có các hệ sinh thái rừng khác nhau, như rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh, rừng ngập mặn,... Ngoài ra, còn có các hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới như rừng cận nhiệt lá rộng thường xanh, rừng lá kim núi cao,...
- Trong rừng, thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các loài thực vật cận nhiệt đới (dẻ, re,...) và ôn đới (sa mộc, đỗ quyên,...) cùng các loài thú có lông dày như gấu, chồn,...
b. Phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy núi Bạch Mã trở vào phía Nam)
- Khí hậu mang sắc thái của khí hậu cận xích đạo gió mùa.
+ Nền nhiệt độ cao, trung bình năm trên 25oC.
+ Biên độ nhiệt độ không quá 4 - 5oC.
+ Khí hậu phân thành hai mùa: mùa mưa và mùa khô.
- Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng cận xích đạo gió mùa.
- Thành phần thực vật và động vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới có nguồn gốc Ma-lai-xi-a - In-đô-nê-xi-a di cư lên hoặc từ Ấn Độ - Mi-an-ma di cư sang.
- Trong rừng xuất hiện nhiều loài cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô như các loài cây thuộc họ Dầu; có nơi hình thành rừng thưa nhiệt đới khô, nhiều nhất ở Tây Nguyên (rừng khộp).
+ Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn như voi, hổ, báo, bò rừng,...
+ Ở vùng ven biển, vùng cửa sông của đồng bằng sông Cửu Long phát triển rừng ngập mặn và rừng tràm (bán đảo Cà Mau, rừng U Minh,...).
+ Trong rừng, hệ động vật trên cạn và dưới nước rất đa dạng.
2. Thiên nhiên phân hoá theo chiều đông - tây
Từ đông sang tây (từ biển vào đất liền), thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành ba dải rõ rệt.
a. Vùng biển và thềm lục địa
- Vùng biển nước ta có diện tích rộng lớn, gấp 3 lần diện tích phần đất liền.
- Đặc điểm thiên nhiên vùng biển nước ta có lượng ẩm rất dồi dào, có sự hoạt động thường xuyên của các hoàn lưu gió mùa, Tín phong,...
- Thiên nhiên đa dạng, giàu có, tiêu biểu cho thiên nhiên vùng biển nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Thềm lục địa mở rộng ở vịnh Bắc Bộ, vùng biển Nam Bộ và vịnh Thái Lan.
- Thềm lục địa phần còn lại thu hẹp, nhất là ở đoạn ven biển Nam Trung Bộ.
b. Vùng đồng bằng
Thiên nhiên vùng đồng bằng nước ta thay đổi tuỳ nơi phản ánh mối quan hệ giữa vùng đồi núi với vùng biển và thềm lục địa.
- Hai đồng bằng châu thổ rộng lớn là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long được bồi tụ, mở rộng với các bãi triều thấp, phẳng, thềm lục địa rộng và nông. Địa hình thấp, tương đối bằng phẳng, có nhiều ô trũng.
- Dải đồng bằng ven biển Trung Bộ hẹp ngang bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, đường bờ biển khúc khuỷu, địa hình cồn cát, đầm phá khá phổ biến, đất kém màu mỡ hơn hai đồng bằng châu thổ.
c. Vùng đồi núi
Sự phân hóa thiên nhiên theo đông - tây ở vùng núi chủ yếu do tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi.
- Dãy Hoàng Liên Sơn tạo nên sự khác biệt giữa vùng núi Tây Bắc với vùng núi Đông Bắc.
+ Vùng núi Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa.
+ Vùng núi thấp Tây Bắc có cảnh quan nhiệt đới ẩm gió mùa và vùng núi cao có cảnh quan giống như vùng ôn đới.
- Dãy Trường Sơn tạo nên sự khác biệt giữa vùng Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn.
+ Do đón gió từ biển vào nên Đông Trường Sơn có một mùa mưa vào thu đông, trong khi Tây Nguyên lại là mùa khô.
+ Khi Tây Nguyên vào mùa mưa thì sườn Đông Trường Sơn nhiều nơi chịu tác động của gió Tây khô nóng.
3. Thiên nhiên phân hoá theo độ cao
Theo độ cao, thiên nhiên ở nước ta được phân hóa thành ba đai cao.
a. Đai nhiệt đới gió mùa
- Ở miền Bắc, đai nhiệt đới gió mùa có độ cao trung bình từ khoảng 600 - 700 m trở xuống, ở miền Nam từ khoảng 900 - 1000 m trở xuống.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa biểu hiện rõ: tổng nhiệt độ hoạt động năm trên 7500oC, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 25oC), độ ẩm thay đổi tùy nơi.
- Đất có hai nhóm chính là nhóm đất phù sa ở vùng đồng bằng, bao gồm đất phù sa sông, đất phèn, đất mặn, đất cát,... và nhóm đất feralit ở vùng đổi núi thấp, phần lớn là đất feralit đỏ vàng, đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá badan, đá vôi.
- Cảnh quan thiên nhiên:
+ Sinh vật gồm các hệ sinh thái rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh hình thành ở những vùng núi thấp, mưa nhiều, ẩm ướt.
+ Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa: rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng nhiệt đới khô,...
+ Các hệ sinh thái khác phát triển trên các loại thổ nhưỡng đặc biệt: rừng nhiệt đới thường xanh trên đá vôi, rừng ngập mặn trên đất ngập mặn ven biển,...
b. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi
- Ở miền Bắc, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi bắt đầu từ độ cao khoảng 600 - 700 m đến 2600 m, ở miền Nam từ khoảng 900 - 1000 m đến 2600 m.
- Khí hậu mát mẻ, tổng nhiệt độ hoạt động năm dao động từ 4500oC đến 7500oC, mùa hạ mát (nhiệt độ trung bình tháng dưới 25oC), mưa nhiều (trên 2000 mm), độ ẩm cao.
- Đất: hình thành các loại đất feralit mùn (ở độ cao 600 - 700 m đến 1600 - 1700 m), đất xám mùn trên núi (ở độ cao trên 1 600 - 1700 m).
- Sinh vật phổ biến là các loài cận nhiệt đới, xen kẽ một số loài nhiệt đới. Trong rừng xuất hiện các loài chim, thú cận nhiệt đới như gấu, sóc,...
c. Đai ôn đới gió mùa trên núi
- Có độ cao từ 2600 m trở lên (có ở dãy Hoàng Liên Sơn).
- Khí hậu mang tính chất ôn đới, tổng nhiệt độ hoạt động năm dưới 4500oC, quanh năm nhiệt độ dưới 15oC, mùa đông nhiệt độ xuống dưới 5oC.
- Đất chủ yếu là đất mùn núi cao.
- Thực vật ôn đới chiếm ưu thế như đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam với rừng trúc lùn, rừng rêu mưa mù trên núi phát triển.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây