Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 22. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp SVIP
1. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
a. Quan niệm và vai trò
- Quan niệm:
Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là sự sắp xếp và phối hợp các đối tượng nông nghiệp trong mối quan hệ liên hệ liên ngành, liên vùng, kết hợp với nhu cầu thị trường trên một lãnh thổ cụ thể nhằm sử dụng hợp lí nhất các tiềm năng tự nhiên, kinh tế, lao động để đem lại hiệu quả cao về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
- Vai trò:
Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội:
+ Thúc đẩy chuyên môn hoá trong sản xuất nông nghiệp, tập trung tư liệu sản xuất, lao động, áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật, nâng cao năng suất lao động và góp phần quy hoạch theo lãnh thổ của nền kinh tế quốc dân.
+ Tạo điều kiện liên kết, hợp tác giữa các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và các ngành kinh tế khác.
+ Góp phần sử dụng hợp lí, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên cũng như các nguồn lực trên lãnh thổ; giảm thiểu tác động của tự nhiên đến nông nghiệp và góp phần bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
b. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
- Trên thế giới đã hình thành và phát triển nhiều hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp như: trang trại, hợp tác xã nông nghiệp, thể tổng hợp nông nghiệp (vùng nông nghiệp tập trung), khu nông nghiệp công nghệ cao, vùng nông nghiệp,...
- Trong đó, một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp chủ yếu là: trang trại, thể tổng hợp nông nghiệp và vùng nông nghiệp.
Trang trại | Thể tổng hợp nông nghiệp (vùng sản xuất nông nghiệp tập trung) | Vùng nông nghiệp | |
Vai trò |
- Thúc đẩy nông nghiệp sản xuất hàng hoá, phát triển kinh tế nông thôn. - Giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân. - Khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và góp phần bảo vệ môi trường. |
- Khai thác thế mạnh của lãnh thổ. - Thúc đẩy liên kết kinh tế trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản. - Thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn. |
- Sử dụng có hiệu quả nhất các điều kiện sản xuất của các vùng. - Thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ, chuyên môn hóa và hợp tác hóa giữa các vùng.
|
Đặc điểm |
- Mục đích chủ yếu là sản xuất nông sản hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường. - Quy mô sản xuất tương đối lớn. - Thường thuê lao động. - Tổ chức và quản lí sản xuất tiến bộ, trên cơ sở chuyên môn hóa, thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật. |
- Là lãnh thổ có diện tích tương đối lớn, không có ranh giới rõ ràng, sản xuất tập trung một vài cây trồng hoặc vật nuôi. - Có mối liên kết giữa các nông hộ, trang trại,... với cơ sở chế biến hoặc tiêu thụ sản phẩm và phát triển thành các chuỗi giá trị nông sản. - Áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật, tạo ra các nông sản có giá trị và khối lượng lớn, làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến hoặc xuất khẩu. |
- Lãnh thổ rộng lớn, có đặc điểm tương đồng về điều kiện sinh thái nông nghiệp, kinh tế - xã hội, có ranh giới xác định. - Chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp theo hướng phát huy thế mạnh của vùng với những sản phẩm đặc trưng của vùng. - Đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp nhằm đạt hiệu quả cao. |
2. Một số vấn đề phát triển nền nông nghiệp hiện đại
Ngày nay, nông nghiệp đang phải đối mặt với nguy cơ suy giảm tài nguyên đất, tác động của biến đổi khí hậu,... trong khi nhu cầu về lương thực ngày càng tăng. Phát triển nông nghiệp cũng tác động xấu đến môi trường. Vì vậy, nông nghiệp hiện đại ra đời thể hiện ở các lĩnh vực sau:
- Cơ giới hóa và tự động hóa trong sản xuất, thu hoạch, chế biến nông sản.
- Ứng dụng công nghệ số: quản lí dữ liệu, điều hành sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp,...
- Công nghệ sinh học: lai tạo ra giống cây trồng, vật nuôi mới, biến đổi gen, sản xuất nhiều chế phẩm sinh học,...
- Phương thức canh tác nông nghiệp không cần đất: canh tác trên giá thể, canh tác thủy canh, khí canh,...
3. Định hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai
- Gắn với thị trường: liên kết trong sản xuất nông nghiệp hình thành và tham gia vào chuỗi giá trị nông sản toàn cầu.
- Ứng dụng công nghệ cao: phát triển nông nghiệp số, nông nghiệp thông minh,...
- Thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững: phát triển nông hữu cơ, nông nghiệp sinh thái.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây