Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 12: Lớp vỏ khí. Khối khí. Khí áp và gió trên Trái Đất SVIP
I. CÁC TẦNG KHÍ QUYỂN VÀ THÀNH PHẦN KHÔNG KHÍ
1. Các tầng khí quyển
- Gồm 3 tầng: tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao khí quyển.
- Đặc điểm của các tầng:
Tầng |
Đối lưu |
Bình lưu |
Các tầng cao của khí quyển |
Độ cao |
Dưới 16km |
16 - 50km |
Trên 50km |
Đặc điểm |
- Không khí bị xáo trộn mạnh, thường xuyên. - Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng. Càng lên cao không khí càng loãng, nhiệt độ giảm (0,60C/100m),… - Xảy ra các hiện tượng tự nhiên: mây, mưa,…
|
- Có lớp ôdôn ngăn cản tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người. - Không khí chuyển động thành luồng ngang. |
- Không khí cực loãng. Ít ảnh hưởng trực tiếp tới thiên nhiên và đời sống con người trên mặt đất. |
Hình 1: Các tầng khí quyển của Trái Đất
A: Tầng đối lưu
B: Tầng bình lưu
C: Các tầng cao của khí quyển
2. Thành phần không khí
- Không khí không màu sắc, không mùi, không vị.
- Tỉ lệ các thành phần của không khí:
+ Khí nito chiếm 78% thể tích không khí.
+ Khí oxi chiếm 21% thể tích không khí.
+ Khí cacbonic, hơi nước và các loại khí khác chỉ chiếm 1%.
- Vai trò
+ Khí oxi có vai trò duy trì sự sống, chất cần thiết cho sự cháy và hô hấp của các loài động vật.
+ Hơi nước là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như sương mù, mưa, mây,....
+ Khí cacbonic chiếm một tỉ lệ rất nhỏ nhưng có vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp của cây xanh tạo ra chất hữu cơ và khí oxi.
Hình 2: Các thành phần của khí quyển
II. KHỐI KHÍ
Lớp không khí ở đáy tầng đối lưu chịu ảnh hưởng trực tiếp của bề mặt Trái Đất nên hình thành các khối khí khác nhau về nhiệt độ và độ ẩm.
- Phân loại:
+ Khối khí nóng hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao.
+ Khối khí lạnh hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.
+ Khối khí đại dương hình thành trên các biền và đại dương, có độ ẩm lớn.
+ Khối khí lục địa hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô
III. KHÍ ÁP VÀ GIÓ TRÊN TRÁI ĐẤT
1. Khí áp
* Khí áp
- Khái niệm: Là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất.
- Dụng cụ để đo khí áp gọi là khí áp kế.
- Đơn vị đo khí áp: milimet thủy ngân (mmHg) hoặc miliba (mb).
Hình 3: Khí áp kế kim loại
* Các đai khí áp trên Trái đất
- Phân bố: Khí áp được phân bố trên Trái Đất thành các đai khí áp thấp và cao từ Xích đạo về cực.
- Phân loại:
+ Khí áp thấp là khí áp nhỏ hơn 1013,1mb.
+ Khí áp cao là khí áp lớn hơn 1013,1mb.
- Số lượng: Có 7 đai áp.
Hình 4: Các đai khí áp và các loại gió chính trên Trái Đất
2. Gió trên Trái Đất
- Các loại gió chính trên Trái Đất: Gió Mậu dịch (Tín phong), gió Tây ôn đới và gió Đông cực.
- Đặc điểm các loại gió
Loại gió | Phạm vi gió thổi | Hướng gió |
Tín phong | - Từ khoảng các vĩ độ 300 B/N về Xích đạo. |
- Ở bán cầu Bắc hướng Đông Bắc. - Ở bán cầu Nam hướng Đông Nam. |
Tây ôn đới | - Từ khoảng các vĩ độ từ 300 B/N lên khoảng vĩ độ 600 B/N. |
- Ở bán cầu Bắc hướng Tây Nam. - Ở bán cầu Nam hướng Tây Bắc. |
Đông cực | - Từ khoảng các vĩ độ từ 900 B/N lên khoảng vĩ độ 600 B/N. |
- Ở bán cầu Bắc hướng Đông Bắc. - Ở bán cầu Nam hướng Đông Nam. |
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây