Bài học cùng chủ đề
- Bài 10. Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (phần 1)
- Bài 10. Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (phần 2)
- Bài 10. Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (phần 3)
- Bài 10. Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (phần 4)
- Bài 10. Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (phần 5)
- Luyện tập Bài 10. Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (phần 1)
- Luyện tập Bài 10. Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (phần 2)
- Luyện tập Bài 10. Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (phần 3)
- Luyện tập Bài 10. Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (phần 4)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 10. Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (phần 1) SVIP
I. NÔNG NGHIỆP
1. Thế mạnh và hạn chế đối với phát triển nông nghiệp
a. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
* Thế mạnh
- Địa hình và đất:
+ Nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi, chủ yếu là đồi núi thấp, một số vùng có các cao nguyên (Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên). Khu vực này có đất feralit là chủ yếu => Thuận lợi cho trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có các đồng cỏ lớn thích hợp để phát triển chăn nuôi gia súc lớn.
+ Khu vực đồng bằng chiếm 1/4 diện tích với đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long và các đồng bằng ven biển. Đất ở các đồng bằng châu thổ chủ yếu là đất phù sa có độ phì cao, màu mỡ => Thích hợp cho việc trồng cây lương thực, thực phẩm, tạo thuận lợi cho chăn nuôi lợn và gia cầm.
- Khí hậu:
+ Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hoá theo chiều bắc – nam, theo độ cao địa hình và theo mùa.
=> Tạo nên đặc điểm khí hậu khác nhau giữa các vùng, miền.
=> Tạo thuận lợi cho phát triển:
+ Nền nông nghiệp nhiệt đới.
+ Cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng, phát triển quanh năm và cho năng suất cao.
+ Là điều kiện thuận lợi để quy hoạch các vùng chuyên canh, chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp.
- Nguồn nước:
+ Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều hồ, đầm tự nhiên và nhân tạo, lượng mưa hằng năm tương đối lớn, nguồn nước ngầm phong phú, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.
+ Các hệ thống sông còn có vai trò bồi đắp phù sa cho các đồng bằng châu thổ.
- Sinh vật:
Nước ta có hệ động, thực vật phong phú, đa dạng về giống và chủng loại.
=> Là cơ sở để thuần dưỡng, lai tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi, tạo ra các loại đặc sản vùng miền, có giá trị kinh tế cao.
* Hạn chế
- Việt Nam nằm trong khu vực chịu nhiều tác động của thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu,... ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng và gây rủi ro cho sản xuất nông nghiệp.
- Đất ở nhiều nơi đang bị thoái hoá. Bình quân diện tích đất tự nhiên và đất nông nghiệp trên đầu người ở nước ta thấp, hạn chế việc mở rộng sản xuất nông nghiệp hàng hoá.
b. Điều kiện kinh tế – xã hội
* Thế mạnh
- Dân cư và nguồn lao động:
+ Nước ta có số dân đông => Là thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp lớn.
+ Lực lượng lao động nông nghiệp dồi dào, có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Trình độ của người lao động ngày càng được nâng cao => Thuận lợi cho việc áp dụng khoa học – công nghệ mới vào sản xuất.
- Khoa học – công nghệ và cơ sở vật chất – kĩ thuật:
+ Khoa học – công nghệ được ứng dụng trong nhiều khâu sản xuất: lai tạo giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao; kĩ thuật tiên tiến được sử dụng trong canh tác, thu hoạch, chế biến và bảo quản sản phẩm,...
=> Tạo ra các sản phẩm an toàn, có giá trị cao.
+ Cơ sở vật chất – kĩ thuật trong nông nghiệp ngày càng được hoàn thiện như các công trình thuỷ lợi, kênh, mương dẫn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Các cơ sở chế biến nông sản và các dịch vụ nông nghiệp ngày càng được mở rộng.
=> Thúc đẩy sự phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá quy mô lớn.
- Thị trường tiêu thụ nông sản:
+ Thị trường trong và ngoài nước được mở rộng đã thúc đẩy sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp.
+ Nhiều sản phẩm nông nghiệp Việt Nam đã đáp ứng được tiêu chuẩn toàn cầu, có mặt ở các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản,...
- Chính sách phát triển nông nghiệp:
Nhà nước ban hành nhiều chính sách thúc đẩy nông nghiệp phát triển như:
+ Thu hút vốn đầu tư, cho vay vốn ưu đãi, tái cơ cấu nông nghiệp.
+ Phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao.
+ Chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu,...
* Hạn chế
- Cơ sở vật chất – kĩ thuật ở một số vùng còn hạn chế, chưa hoàn thiện và đồng bộ. Công nghiệp chế biến ở một số vùng chưa phát triển, công nghệ còn lạc hậu nên giá trị sản phẩm không cao.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp biến động, việc đáp ứng tiêu chuẩn toàn cầu còn hạn chế.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây