Thầy Cao Đô
Giới thiệu về bản thân
a) Xét hai tam giác $AMB$ và $AMC$ có:
$AM$ là cạnh chung;
$AB = AC$ (gt);
$BM = MC$ ($M$ là trung điểm $BC$);
Suy ra $\Delta AMB=\Delta AMC$ (c.c.c)
b) $\Delta AMB=\Delta AMC$ suy ra
$\widehat{BAM} = \widehat{CAM}$ (hai góc tương ứng)
Suy ra $AM$ là tia phân giác của góc $BAC$.
c) Xét hai tam giác $AMD$ và $DMC$ có:
$AM = AD$ (gt);
$\widehat{AMB} = \widehat{CMD}$ (hai góc đối đỉnh);
$BM = MC$.
Nên $\Delta AMD=\Delta DMC$ (c.g.c)
Suy ra $\widehat{BAM} = \widehat{CDM}$ (hai góc tương ứng)
Mà hai góc này ở vị trí so le trong nên $AB$ // $CD$.
Ta tính 47 x 11 - 47 : 0,1 - 47 = 47 x 11 - 47 x 10 - 47 = 0
Mọi số nhân với 0 đều bằng 0 nên kết quả của cả phép tính là 0.
Nhà toán học John Venn sinh năm: 1643 + 191 = 1834.
Nhà vật lý học Gallei sinh năm: 1643 - 79 = 1564.
Tổng số dầu trong can thứ 2 và thứ 3 là:
7 - 2 = 5 (lít)
Số dầu trong can thứ hai (hoặc can thứ ba) là:
5 : 2 = 2,5 (lít)
Số nguyên tố lẻ nhỏ nhất là $3$;
Số cần tìm $x$ chia cho $15$ và $24$ đều dư $5$ thì $(x-5)$ sẽ chia hết cho cả $15$ và $24$.
Vậy bài toán trở thành: tìm số tự nhiên $x$ sao cho $300 \le x \le 399$ và $x-5$ chia hết cho cả $15$ và $24$.
Ta tìm BCNN$(15 , 24) = 120$ nên $(x - 5)$ là bội của $120$.
Suy ra $(x-5) \in \{0; \, 120; \, 240; \, 360; \, 480; \, ...\}$.
Kết hợp điều kiện $300 \le x \le 399$ ta có $x-5 = 360$.
Vậy$x = 365$.
Em sẽ sử dụng máy tính casio và nhập biểu thức sau:
$(2^{24}+1)$ : R$10^5$, ta sẽ được kết quả $167$,R = $77217$ nên năm chữ số tận cùng bên phải là $77217$.
Để bấm được ": R", con bấm tổ hợp phím này nhé.
Thương hai số bằng 0,25 ta có thể hiểu tỉ số của hai số đó bằng 0,25 (số thứ nhất chiếm 1 phần thì số còn lại chiếm 0,25 phần).
Tổng số phần bằng nhau:
1 + 0,25 = 1,25 (phần)
Giá trị một phần, chính là số thứ nhất là:
0,25 : 1,25 = 0,2
Từ đó, em tìm được số còn lại là:
0,25 - 0,2 = 0,05 nhé.
Ta có 250 chia 3,8 được 65 và dư 3 vì 250 = 3,8 x 65 + 3 (Phép chia có dư).
Nên 250 m vải may được nhiều nhất 65 bộ quần áo và thừa 3 m vải.
Con quan sát dãy số để nhận xét: số liền sau luôn bằng số liền trước + 6 đơn vị
19 = 13 + 6; 25 = 19 + 6; 31 = 25 + 6;
Từ quy luật này con viết thêm 3 số hạng tiếp theo nhé!
Em sẽ áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau nhé, ví dụ: $\dfrac{x_1}{y_1} = \dfrac{x_2}{y_2} = \dfrac{x_1 + x_2}{y_1 + y_2} = \dfrac{x_1 - x_2}{y_1 - y_2}$ (các biểu thức đều có nghĩa).
Đề bài cho tổng $x + y = -17$ nên:
$\dfrac x9 = \dfrac y8 = \dfrac{x+y}{8+9} = \dfrac{-17}{17} = -1$.
Từ đó em suy ra $x$; $y$ nhé.
$\dfrac x9 = -1$ thì $x = (-1).9 = -9.$ Tương tự ta tìm được $y$.
Để hiểu hơn về các bài dạng này, em theo dõi bài học này trên OLM nhé: https://olm.vn/chu-de/tinh-chat-cua-day-ti-so-bang-nhau-2132348726