Nội dung tài liệu
1. Điều kiện tự nhiên
Bán đảo Ấn Độ là một tam giác ngược, một “tiểu lục địa” ở Nam Á, ngăn cách với bên ngoài bởi dãy Hymalaya và Ấn Độ Dương, đa dạng về địa lí, chủng tộc, ngôn ngữ, khí hậu và văn hóa.
Ấn Độ thời cổ đại rộng hơn ngày nay gồm Cộng hòa Ấn Độ, Pakixtan, Bangladesh, Butan, Nêpan ngày nay với tài nguyên phong phú (đất đai, động thực vật, khoáng sản) và chia làm 3 vùng rõ rệt: vùng núi phía Bắc, vùng đồng bằng Ấn-Hằng, vùng cao nguyên Đêcan ở phía Nam.
- Dãy Himalaya – nơi ngự trị của tuyết/ xứ tuyết phủ. Đỉnh Everest (Chomolungma) – đỉnh núi cao nhất thế giới cao 8848m nằm ở biên giới giữa Nepal và Tây Tạng (Trung Quốc) chắn phía bắc làm cho việc từ bên ngoài vào Ấn Độ rất khó khăn, chỉ có thể qua các con đèo nhỏ ở Tây - Bắc Ấn.
- Đồng bằng Ấn – Hằng là khu vực hình thành văn minh sớm nhất Ấn Độ.
+ Sông Ấn (Indus) dài gần 3000km, bắt nguồn từ dãy Himalaya qua Kasmir chạy dọc theo hướng Tây Bắc, đổ vào biển Arap, tạo thành đồng bằng châu thổ sông Ấn rộng 8000km2. Thung lũng sông Ấn là một trong 4 nơi hình thành nền văn minh cổ đại sớm nhất thế giới.
+ Sông Hằng (Ganges) dài 2510km, chảy theo hướng Đông Nam, lưu vực sông Hằng là khu vực sông dài nhất, sản xuất nông nghiệp lớn nhất và và rộng lớn nhất ở Ấn Độ. Sông Hằng là một dòng sông linh thiêng, lễ hội sông Hằng là lễ hội tôn giáo lớn nhất của Ấn Độ.
à Sông Ấn (Indus) và sông Hằng (Ganga) có vai trò quan trọng đối với văn minh Ấn Độ thời cổ - trung đại
- Vai trò của sống Ấn và sông Hằng đối với hình thành nền văn minh Ấn Độ:
+ Cung cấp nguồn nước dồi dào; nguồn thủy sản phong phú.
+ Là những tuyến giao thông huyết mạch, liên kết giữa các vùng, các khu vực trong cả nước.
+ Sông Ấn và sông Hằng có vị trí rất linh thiêng trong tâm thức của người Ấn Độ, vì họ cho rằng: các dòng sông này từ trên trời đổ xuống, nước của các dòng sông này có khả năng thanh lọc tâm hồn và rửa trôi mọi tội lỗi của con người.
- Sông lớn và các đồng bằng phù sa màu mỡ đã: thúc đẩy sự ra đời sớm của các nhà nước cổ đại ở Ấn Độ đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, góp phần to lớn vào sự hình thành nền văn minh Ấn Độ.n minh sông Ấn, văn minh sông Hằng.
2. Chế độ xã hội của Ấn Độ cổ đại
- Trong xã hội Ấn Độ cổ đại có 4 đẳng cấp:
+ Bra-man: Tăng lữ- quý tộc. Có vị trí cao nhất, họ là những người da trắng, những người thuộc đẳng cấp này có nhiệm vụ nghiên cứu - giảng dạy kinh Vê-đa và lo việc cúng tế thần linh.
+ Ksa-tri-a: vương công- vũ sĩ. Có vị trí cao thứ hai trong xã hội. Họ họp thành tập đoàn quý tộc quân sự – hành chính, nắm quân đội và chính quyền. Nhà vua thường là người thuộc tầng lớp này.
+ Va-si-a: người bình dân (nông dân, thợ thủ công, thương nhân). những người thuộc đẳng cấp này có nghĩa vụ nộp thuế, lao dịch; phục vụ cho Bram và Ksatria.
+ Su-đra: những người có địa vị thấp kém. Đại bộ phận là cư dân bản địa bị chinh phục, họ phải phục tùng không điều kiện cho 3 đẳng cấp trên.
+ Người Ba-ri-a (Pariah), giống người cùng khổ, bị coi như sống ngoài lề xã hội loài người, bị các giai cấp trên đối xử như thú vật, vô cùng khổ nhục, tối tăm.
3. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu
- Chữ viết: nhiều loại chữ cổ, trong đó chữ Phạn có ảnh hưởng rất lớn đến Ấn Độ và Đông Nam Á sau này.
- Văn học: hai bộ sử thi vĩ đại có sức ảnh hưởng lớn đó là Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na.
- Lịch pháp: làm ra lịch.
- Tôn giáo: ra đời nhiều tôn giáo lớn như đạo Bà La Môn, đạo Phật.
- Toán học: tạo ra hệ số có 10 chữ số, đặc biệt có giá trị là chữ số 0.
- Kiến trúc: tiêu biểu là cột đá A-sô-ca và đại bảo tháp San-chi.
=> Đây là những thành tựu văn hóa rất quan trọng, đóng góp to lớn đối với nền văn minh nhân loại.