Nội dung tài liệu
1. Sự hình thành các vương quốc phong kiến
- Thời gian: từ thế kỉ VII đến thế kỉ X,
- Cơ sở hình thành: trên cơ sở những quốc gia sơ kì với nhiều bộ tộc cùng sinh sống, dần dẩn đã hình thành những quốc gia lấy một bộ tộc đông và phát triển nhất làm nòng cốt.
- Một số quốc gia như: quốc gia Đại Cồ Việt của người Việt (Bắc Việt Nam); Vương quốc Đra-ra-va-ti của người môn, Chân Lạp của người Khơ-me (ở lưu vực sông Chao Phray-a); Vương quốc Sri Vi-giay-a của người Mã Lai (trên đảo Xu-ma-tra)…
2. Hoạt động kinh tế ở các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X
- Nền kinh tế các vương quốc phong kiến Đông Nam Á tiếp tục phát triển:
+ Nông nghiệp vẫn là nền tảng chủ yếu.
+ Thương mại biển thịnh đạt hơn, tạo nền tảng cho sự kết nối buôn bán châu Á và châu Âu, mà sau này gọi là Con đường gia vị.
+ Nhiều vương quốc phong kiến trở thành những đế quốc hàng hải như Phù Nam, Sri Vi-giay-a,...
Có thể nói rằng nền kinh tế các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X phát triển mạnh mẽ nhờ sự giao lưu thương mại, trao đổi buôn bán với các thương nhân nước ngoài đã thúc đẩy sự phát triển của kinh tế trong khu vực. ĐNÁ chính là nơi cung cấp các sản vật tự nhiên như gỗ quý, hương liệu, các loại gia vị, đồi mồi, ngọc trai… và cũng là thị trường tiêu thụ các sản phẩm thủ công như len, đồng hồ, đồ sứ…. Với nguồn sản vật phong phú, các vương quốc Đông Nam Á đã đóng góp nhiều mặt hàng chủ lực trên những tuyến buôn bán đường biển kết nối Á-Âu. Vì thế trong thời kì này đã xuất hiện những thương cảng sầm uấ, trở thành điểm kết nối về kinh tế và văn hóa giữa các châu lục.