Viết bài văn nghị luận về vai trò của sách với đời sống con người
MÌNH CẦN GẤP CẢM ƠN!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn tham khảo dàn bài nhé :
1. Mở bài: - Giới thiệu về vai trò của nhà trường
2. Thân bài:
- Dẫn dắt:
Chúng ta được sinh ra và nuôi dưỡng trong vòng tay yêu thương của gia đình. Và trường học sẽ là mảnh đất tốt tươi để ươm mầm tri thức cho mỗi người, là bước đệm để mỗi chúng ta vươn tới tương lai rực rỡ.
- Bàn luận:
- Ở nơi đó, chúng ta được thầy cô – người mẹ hiền thứ hai, sẽ dạy dỗ, truyền tải những tri thức khoa học, là hành trang quan trọng theo chúng ta suốt cả cuộc đời.
- Thầy cô còn dạy ta biết yêu thương, biết ứng xử sao cho đúng đắn với mọi người. Không những vậy, trường học là một thế giới thu nhỏ nơi có bạn bè, để cùng sẻ chia niềm vui nỗi buồn, cùng nhau đoàn kết để tạo nên sức mạnh trong mỗi tập thể lớp.
- Ngôi trường là nơi nuôi dưỡng và chắp cánh cho những ước mơ, hoài bão của những cô cậu học trò. Ở thế giới đó, chúng ta được yêu thương và che chở, được học làm người trước khi bước ra cánh cửa cuộc đời rộng lớn và khắc nghiệt hơn. Có thể nói, mái trường như ngôi nhà lớn thứ hai, che chở cho ta trong suốt những năm tháng học trò tươi đẹp...
3. Kết bài: Khẳng định về vai trò của nhà trường trong sự trưởng thành của chúng ta
https://lazi.vn/edu/exercise/viet-doan-van-nghi-luan-khoang-12-cau-trinh-bay-suy-nghi-cua-em-ve-suc-lan-toa-cua-nhung-dieu
H/t
tham khảo
Yêu đất nước tức là yêu nơi chôn nhau cắt rốn, yêu con đường làng hai buổi đến trường, yêu cả những quần đảo ngoài xa khơi đang ngày đêm làm hệ thống tiền tiêu để bảo vệ cho tổ quốc. Phạm vi lãnh thổ của nước ta không chỉ bao gồm có đất liền, vùng trời, vùng biển mà còn cả những hòn đảo ngoài xa. Như Bác Hồ đã từng nói “Ngày xưa ta có đêm, có rừng. Ngày nay, ta có ngày có trời, có biển. Biển nước ta dài và tươi đẹp. Ta phải biết giữ gìn và phát huy nó”.
Từ thuở tấm bé ta vẫn thường nghe những lời ru ngọt ngào của bà của mẹ, đất nước ta tươi đẹp với rừng vàng biển bạc. Lớn lên theo những trang sách sử vọng về chúng ta càng thêm yêu quý thêm từng mảnh đất quê hương. Đó không chỉ là mảnh đất liền nơi ta sinh sống, vùng trời mênh mông với những cánh chim bay mà còn cả những hòn đảo nhỏ ngoài khơi đang ngày ngày làm hệ thống tiền tiêu để bảo vệ tổ quốc.
Thật vậy, biển đảo chính là máu thịt của tổ quốc. Thật may mắn cho chúng ta khi được sinh ra và lớn lên trong thời đại hòa bình. Thế nhưng lịch sử 14 cuộc chiến tranh cướp nước của giặc ngoại xâm thì có đến 10 cuộc chiến bắt đầu từ biển. Thế mới biết biển có vai trò quan trọng thế nào trong việc giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ. Nhất là đối với Việt Nam, nắm giữ một trong những đường hàng hải quan trọng nhất thế giới.
Biển không chỉ là người bạn của con người mà nó còn là người mẹ vĩ đại nuôi sống con người. Biết bao nhiêu làng chài ven biển đang ngày ngày bám biển tìm kiếm hạt ngọc cho đời. Những mẻ cá trĩu nặng, những vựa muối óng ánh chính là phần quà tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Không những thế, biển còn có những hòn đảo, những vị trí quân sự trọng yếu để bảo vệ đất mẹ từ xa. Chúng ta tự hào với những Hoàng Sa, Trường Sa sừng sững với những người lính quê hương đang ngày ngày vững cây súng bảo vệ tổ quốc.
Không những thế biển còn là một chứng nhân lịch sử, một minh chứng hùng hồn cho những năm tháng đau thương mà anh hùng của cả dân tộc. Nhà tù Côn Đảo thuộc huyện đảo Phú Quốc là một trong những di tích lịch sử nổi tiếng. Nơi chứng kiến biết bao nhiêu lớp người đã anh dũng ngã xuống vì bình yên độc lập của quê hương. Biển yên bình nhưng vùi sâu trong nó là biết bao chiến tích được viết nên bằng máu và hoa. Như một nhạc sĩ nào đó đã từng viết “Ôi biển Việt Nam, ôi sóng Việt Nam. Qua bao nhiêu thăng trầm lửa thử vàng mới nên người. Vùi sâu dưới đáy những gì đau thương biển lại hát tình ca biển kể chuyện quê hương”.
Trong cuộc sống hiện đại, thì biển càng đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng với cuộc sống. Không chỉ cung cấp cho con người nguồn tài nguyên dồi dào về hải sản, dầu khí… Biển còn là nơi để con người tìm được sự cân bằng sau những ngày lao động mệt mỏi. Và nơi đây cũng mang một ý nghĩa chính trị lớn lao. Những năm qua, biết bao nhiêu thế hệ trẻ đã xung phong được ra đảo để bảo vệ tổ quốc. Các anh thực sự là những tấm gương sáng ngời để thế hệ trẻ chúng em noi theo tiếp nối truyền thống yêu nước vĩ đại của dân tộc.
Yêu nước là một truyền thống quý báu ngàn đời của cả dân tộc. Yêu nước là yêu những thứ bình dị và nhỏ bé nhất. Và tình yêu biển đảo chính là một phần trong thứ tình cảm mãnh liệt đó. Thế hệ trẻ chúng ta, những người lớn lên trong thời buổi hòa bình hãy tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước yêu biển đảo quê hương đó. Bởi biển đảo chính là hệ thống tiền tiêu để bảo vệ trái tim của Tổ quốc.
REFER
Mỗi con người khi xây dựng cuộc sống của chính mình và phát triển bản thân cũng chính là xây dựng đất nước. Chúng ta cần có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội nhất. Quê hương chính là nơi mỗi con người được sinh ra, lớn lên, là mảnh đất chúng ta chôn rau cắt rốn, gắn bó suốt một khoảng thời gian dài với những kỉ niệm đẹp đẽ khó quên. Mỗi người có một quê hương, mỗi quê hương có một bản sắc khác nhau nuôi dưỡng nên những tâm hồn con người khác nhau vô cùng phong phú. Quê hương có vai trò to lớn và vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Mỗi người một hành động, dù nhỏ dù lớn nhưng cùng hướng về một mục tiêu xây dựng quê hương, nước nhà giàu đẹp sẽ khiến cho cộng đồng tốt đẹp và vững mạnh hơn. Mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng trong mắt mọi người mà nó còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh, cố gắng trở thành một công dân tốt và cống hiến trọn vẹn cho nước nhà. Tuy nhiên, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị lên án. Đất nước này là của chúng ta, bầu trời này là của chúng ta, do chúng ta làm chủ. Chính vì thế, chúng ta cần có ý thức bảo vệ và phát triển nước nhà ngày càng giàu đẹp hơn
Tham khảo:
Quê hương là noi đất mẹ,cũng chính là nơi ta đã cất tiếng khóc đầu đời.Là nơi nằm sâu trong trái tim mỗi người và sẽ mãi chẳng bao giờ phai nhạt.Mỗi cá thể đều cần phải có trách nhiệm đối với quê hương đất mẹ.Chúng ta cần cố gắng học hành,sau này trở về quê hương thì giúp quê hương ngày mọt phát triển.Luôn dùng hết sức lực để bào vệ quê hương khỏi các bọn chủ buôn,phải giữ gìn vẻ đẹp truyền thống của quê hương,giữ lại nét đặc dắc từ những điều xa xưa đến hiện tại.Luôn khắc ghi hai chữ"Quê hương"trong lòng,sau này có đi ra khỏi nước,có làm người địa vị cao hay những thứ cao sang quỉ quyền khác thì trong lòng vẫn giữ mãi hai chữ"Quê hương".Một quê hương tươi đẹp trong lòng của bao người.
viết một bài văn nghị luận khoảng 300 chữ bàn về vai trò của gia đình đối với cuộc đời mỗi con người
Trong cuộc đời của mỗi con người, người ta có thể đi đến nhiều nơi hay có nhiều nơi để đến nhưng duy nhất chỉ có một nơi để trở về đó chính là gia đình. Gia đình là duy nhất và thiêng liêng nhất với mỗi người, chỉ có tình cảm gia đình mới là thứ tình cảm vô điều kiện, giống như câu nói "Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc". Vai trò của gia đình đối với cuộc sống con người là vô cùng quan trọng, dù cuộc đời bạn có tốt đẹp đến đâu nhưng nếu không có gia đình thì đó vẫn chỉ là cuộc đời bất hạnh.
Vậy gia đình là gì và chúng ta hiểu như thế nào là gia đình? Theo định nghĩa khoa học, gia đình là một cộng đồng người cùng chung sống, gắn bó với nhau bằng các mối quan hệ huyết thống, hôn nhân và tình cảm, cũng có thể là quan hệ nuôi dưỡng hay giáo dục. Gia đình đã tồn tại từ rất sớm và trải qua quá trình phải triển lâu dài, có thể nói gia đình có ý nghĩa quan trọng không chỉ với con người mà còn tác động mạnh mẽ đến xã hội. Đối với xã hội, gia đình là một thiết chế xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xã hội hóa con người. Đối với con người, gia đình mang nhiều vai trò quan trọng bậc nhất mà không có một tổ chức hay cộng đồng nào có thể thay thế được. Gia đình là nơi có cha và mẹ của ta, là nơi ta được sinh ra, là cội nguồn tồn tại của ta trên cõi đời này; mọi người trong gia đình đã cho ta được tồn tại, được yêu thương vô bờ bến. Cho ta một không gian sống để bước những bước đầu tiên trong cuộc đời, khi ta còn quá non nớt và bé bỏng, gia đình là nơi chăm sóc, nuôi dưỡng và che chở cho ta được an toàn lớn lên. Chỉ có tình cảm của những người trong gia đình mới là thứ tình cảm cho đi mà không cần nhận lại, nơi đó chan chứa bao nhiêu tình cảm thương yêu, đùm bọc và cao đẹp mà những người thân dành cho nhau. Đến khi chúng ta lớn lên và trưởng thành, bước ra ngoài cuộc sống để mưu sinh, ai cũng phải đối mặt với khó khăn và thử thách của cuộc đời, đứng trước khó khăn đó gia đình chính là điểm tựa vững chắc cho ta sức mạnh và niềm tin giúp đỡ ta vượt qua khó khăn. Dù có thất bại hay gục ngã trước sóng gió cuộc đời, chúng ta vẫn có một nơi bình yên nhất là mái ấm gia đình để trở về. Mãi cho đến khi cuối đời, chúng ta đã nếm trải đủ vị đắng cay ngọt bùi của cuộc sống, đã đến lúc nghỉ ngơi thì gia đình lại là một bến đỗ cho tất cả mọi người.
Ai chẳng muốn những năm tháng còn lại của cuộc đời được sống bên người thân yêu, được sống trong tình cảm yêu thương, tránh xa mọi bộn bề và bon chen của cuộc sống, có gia đình để nương tựa lúc về già là hạnh phúc lớn lao. "Gia đình giống như một cái cây", mỗi cá nhân chúng ta giống như cành cây, trưởng thành theo nhiều hướng khác nhau nhưng vẫn chung một cội rễ. Gia đình chính là nơi nuôi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách con người cho chúng ta, mái ấm gia đình cũng là mái trường đầu tiên ta được học, học từ những thứ căn bản, đơn sơ nhất trong nếp sống, sinh hoạt đến cách đối nhân xử thế. Chính vì vậy, người ta thường nói gia đình phải có gia phong, lễ nghĩa, nề nếp và nếp sống của gia đình sẽ quyết định đến chiều hướng phát triển nhân cách của chúng ta. Một gia đình gia giáo, con cái được dạy dỗ đến nơi đến chốn sẽ trở thành những người có phẩm chất, nhân cách tốt đẹp, ngược lại nếu gia đình thường bất hòa, mâu thuẫn và chia rẽ sẽ khiến con cái lớn lên trong ác cảm, tự ti và thù hận. Nếu điều hạnh phúc nhất là có gia đình thì điều tồi tệ nhất chính là sự tan vỡ gia đình. Đối với người đã trưởng thành, đó là một mất mát to lớn, khiến họ mất đi chỗ dựa, chẳng còn bến đỗ bình yên để trở về, nhưng đã trưởng thành vẫn còn may mắn hơn là trẻ thơ, nếu trẻ thơ mất đi gia đình sẽ trở thành trẻ mồ côi, cơ nhỡ, không người chăm sóc, lang thang đầu đường xó chợ. Có thể nói, gia đình tan vỡ trẻ em sẽ là người chịu tổn thương và bất hạnh nhất. Đối với xã hội, khi gia đình tan vỡ giống như mất đi một tế bào có lợi, sản sinh ra thêm nhiều tế bào có hại, bởi không có gia đình con người ta khó được giáo dục nên người, khi ra ngoài xã hội chỉ gây ra những tệ nạn, thói hư tật xấu làm ảnh hưởng đến mọi người và bộ mặt xã hội.
Mỗi cá nhân chúng ta phải cảm thấy thật may mắn khi có được mái ấm gia đình bởi ngoài kia còn có biết bao nhiêu người bất hạnh không có gia đình. Nhìn vào họ, ta hãy cố gắng gìn giữ hạnh phúc gia đình, nâng cao trách nhiệm của bản thân với những người thân trong gia đình, không nên vì bất cứ lý do gì mà làm tổn hại đến chính mái nhà hạnh phúc và những người yêu thương mình.
Viết về vai trò của sách trong đời sống thì là nghị luận xã hội rồi :v nên là dùng biểu cảm,tự sự miêu tả cũng được,nhưng chủ yếu là nêu vai trò thôi,đừng nên đi sâu quá vào 3 cái yếu tố này làm gì
Ngày nay, cả nhân loại đang trên đường hướng đến một xã hội học tập. Vì vậy, sách trở thành một phương tiện quan trọng để con người đến với tri thức. Càng ngày sách càng cho chúng ta thấy tầm quan trọng của mình với đời sống nhân loại.
Con người lưu lại vào sách những suy nghĩ tâm tư, tình cảm của mình về những vấn đề trong cuộc sống: khoa học, nghệ thuật, đời sống,... Sách được phân loại chẳng những theo thể loại, lĩnh vực mà còn theo độ tuổi, sở thích của từng đối tượng. Sách được in với nhiều thứ tiếng, nhiều ngôn ngữ khác nhau và có thể mang đến bất kì đâu trên thế giới.
Sách có một vai trò rất quan trọng đối với việc mở rộng hiểu biết của con người và từ đó góp phần phát triển thế giới.
Sách lưu giữ những thông tin, những giá trị vật chất và tinh thần của nhân loại. Như vậy, sách chứa đựng toàn bộ những giá trị nhân loại trong quá khứ cũng như trong hiện tại, để các thế hệ sau tiếp nối và phát triển. Những phát minh của người Ai Cập, Hi Lạp cổ đại,... những phát minh của các nhà bác học lỗi lạc,... tất cả được lưu lại trong những mảnh da, những mai rùa hay những trang giấy trắng... đều đã trở thành tài sản vô giá của nhân loại.
Sách không chỉ dùng để luu trữ những giá trị đời sống mà sách còn cung cấp tri thức cho con người. Nhà văn M. Gorki đã nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Nhờ có sách mà con người thật sự người hơn. Sách cho ta những tri thức cần thiết trong học tập, trong công việc và trong đời sống. Ông cha ta từng dạy: “Một kho vàng không bằng một nang sách”, sách không chỉ là một kho kiến thức vô tận mà còn là của kho vô tận. Sách đã trở nên vô giá với nhân loại. Những phát minh của Ê-đi-sơn, Niu-tơn,... nhờ được lưu giữ lại trong sách mà thế hệ sau có thể hiểu được những gì cha ông đâ làm được từ đó kế thừa và tiếp tục phát triển những lĩnh vực khác.
Bên cạnh đó, sách còn giúp con người giao lưu với thế giới bên ngoài. Khi viết sách, người viết đã gửi gắm những kinh nghiệm, tâm tư, tình cảm,... của mình vào những trang giấy. Một quyển sách dù mỏng hay dày đều chất chứa bao nỗi lòng của tác giả. Không chỉ thế, khi đọc sách người đọc cũng bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ của mình. Đó chính là những vui, buồn, hờn giận hay căm ghét, bực bội... mà cảm xúc của ta hướng đến khi đọc những câu chuyện, những trang thơ.
Đặc biệt, sách còn có tác dụng lớn đối với việc giáo dục. Đó là giáo dục tình cảm, đạo đức, giáo dục ý thức thẩm mĩ,... Sách văn chương cho ta những tình cảm yêu thương con người, cho ta những kiến thức về thẩm mĩ,... như những bài ca dao, những tác phẩm văn học (“Truyện Kiều” của Nguyễn Du, “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm,...). Sách đời sống lại cho ta những bài học đạo đức giá trị như câu chuyện “Cô bé bán diêm”, “Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen-ri,..
Khi đọc sách, chúng ta cần chú ý lựa chọn loại sách phù hợp với bản thân. Đó là sự phù hợp về lứa tuổi, về nhu cầu phát triển, thẩm mĩ. Trong quá trình đọc, cần có sự chuyên tâm và tập trung để đạt hiệu quả lớn nhất. Sách giữ một vai trò quan trọng trong đời sống nhân loại. Nhờ có sách nhân loại mới tiến lên, xã hội mới phát triển. Với biết bao ích lợi từ việc đọc sách, mỗi người chúng ta đặc biệt là những người trẻ tuổi cần biết chăm chỉ, chuyên tâm vào việc đọc sách.
Gorki từng nói “Mỗi cuốn sách là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để đi tới gần con người”. Nhận xét này đã khái quát một cách chính xác vai trò của sách đối với cuộc sống nhân loại. Mỗi cuốn sách mở ra trước mắt con người những chân trời mới.
Sách là sản phẩm của xã hội văn minh, sự ra đời của sách chứng tỏ một bước tiến quan trọng của xã hội loại người. Trước đây khi chữ viết, giấy viết chưa ra đời, con người chỉ có thể giao tiếp với nhau bằng lời nói, cử chỉ và hành động. Hình thức giao tiếp ấy chỉ có thể dễn ra trong phạm vi hẹp, khoảng cách ngắn, hẹp về thời gian và không gian. Khi chữ viết, giấy viết và nhất là kỹ thuật in ra đời, xã hội loài người đã được tận hưởng một thành tựu vô cùng quý giá của khoa học kĩ thuật. Chúng ta có thể ghi lại những điều chúng ta nghĩ và có thể truyền nó đến cho rất nhiều người thuộc nhiều thế hệ khác nhau. Sách ra đời như vây và đã mang đến nhiều lợi ích cho con người. Thử tưởng tượng thế giới chúng ta đang sống không có một cuốn sách nào. Chúng ta sẽ tìm hiểu và lưu giữ vốn kiến thức khổng lồ của loài người ở đâu? Có lẽ xã hội loài người sẽ lại chìm trong mông muội và u tối.
Tất nhiên, sách không phải là phương tiện duy nhất để ghi lại và truyền đạt thông tin từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngày xưa, cha ông ta đã dùng hình thức truyền miệng. Tuy “Trăm năm bia đá thì mòn, Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ” nhưng hìmh thức truyền miệng bao giờ cũng có dị bản theo quy luật “tam sao thất bản”. Có thể đối với văn học dân gian, với những sáng tác của tập thể nhân dân thì không sao song với những tri thức khoa học, xã hội, tư tưởng… dị bản gây ra những tác động tiêu cực. Vì thế, các tri thức về lịch sử, thiên văn, khoa học tự nhiên và xã hội đều xảy ra sự mất mát, sai hụt, thiếu chính xác. Khi những tri thức ấy được ghi lại bằng văn bản và được gìn giữ một cách có ý thức thì người đời sau sẽ nhận được nhhững tri thức chính xác do thế hệ trước truyền lại. Ngày nay, chúng ta có truyền thanh, truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng khác, song tất cả đều không thể thay thế được sách. Mỗi phương tiện truyền thông tin có những ưu, nhược điểm riêng và chúng không thể thay thế nhau. Cùng một nội dung cốt truyện nhưng xem phim và đọc tiểu thuyết lại mang lại hai kết quả cảm nhận khác nhau. Đối diện với trang sách, người đọc được hoàn toàn độc lập và tự do phát huy tưởng tượng và suy luận của mình. Sách giúp con người phát triển trí tưởng tưởng, tư duy sáng tạo và độc lập suy nghĩ. Mỗi trang sách sẽ mang đến cho người đọc những tri thức thú vị. Ngồi trước trang sách là người đọc đang thực hiện cuộc đối thoại với tác giả. Với hình thức ngôn ngữ chữ viết – phương tiện giao tiếp quan trọng nhất – sách giúp người đọc có điều kiện nghiền ngẫm, suy nghĩ và tiếp nhận chính xác, đầy đủ nội dung thông tin. Hơn thế nữa, sách là phương tiện có khả năng truyền đạt thông tin rộng rãi và tiện lợi nhất bởi hình thức tiếp nhận thông tin đơn giản là đọc.
Dù xã hội có phát triển đến đâu, có thêm nhiều hơn nữa các phương tiện truyền đạt thông tin hiện đại, nhưng sách vẫn giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống. Đọc sách là một hoạt động có tính chất văn hoá của người đọc. Đọc sách gì và đọc như thế nào cũmg là một phương diện của văn hoá mà chúng ta vẫn gọi là văn hoá đọc. Ngày nay, vì có quá nhiều và quá sẵn những hình thức tiếp nhận thông tin tiện lợi và hiện đại dẫn đến việc nhiều người coi thường vai trò của sách. Đó là một thực tế đáng buồn. Thờ ơ với sách sẽ dẫn đến những lối sống thụ hưởng, buông thả, những tâm hồn nghèo nàn và cằn cỗi. Lạm dụng các phương tiện tiếp nhận thông tin quá tiện dụng như băng hình, phim ảnh.. . con người dễ rơi vào tình trạng tiếp nhận thông tin thụ động.
Ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy vai trò vô cùng quan trọng và không thể thay thế của sách đối với đời sống hiện đại. Vì vậy, mỗi chúng ta cần phải biết quý trọng những trang sách, bởi đó là nơi kết tụ tâm hồn, trí tuệ và tâm huyết của bao người thuộc bao thế hệ. Khi viết lên mỗi trang sách, người viết đã gửi gắm vào đó tất cả tình cảm và trí tuệ của mình. Hãy trân trọng những trang sách “mênh mông trí tuệ” của nhân loại, sách sẽ mang đến cho các bạn những món quà vô giá.