Giúp mình với, mình đag cần gấp:
Tìm hiểu tiểu sử của Lê Doãn Sửu và Trần Khải Bình
Cảm ơn các bạn trước nha!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
2. * Giáo dục và văn hoá - Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long. Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại. Nhà nước quan tâm đến giáo dục, khoa cử. Năm 1076, mở Quốc tử giám - trường đại học đầu tiên của nước ta. Chế độ thi cử chưa đi vào nền nếp và quy củ. Việc xây dựng Văn Miếu và Quốc tử giám đánh dấu sự ra đời của nền giáo dục Đại Việt. - Văn học chữ Hán bước đầu phát triển. -Các vua Lý rất sùng đạo Phật, khắp nơi đều dựng chùa, tỏ tượng, đúc chuông... - Hoạt động ca hát. nhảy múa, trò chơi dân gian, kiến trúc, điêu khắc... đều phát triển, với phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt, tiêu biểu là chùa Một Cột, tượng Phật A-di-đà, hình rồng thời Lý. - Kiến trúc rất phát triển, tiêu biểu là tháp Báo Thiên, chùa Một Cột... - Nghệ thuật tinh xảo, thanh thoát, tiêu biểu là rồng thời Lý... Những thành tựu về văn hoá, nghệ thuật đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hoá riêng biệt của dân tộc — Vân hoá Thăng Long.
1. - Khác nhau : Thời Lý - Trần, tầng lớp quý tộc vương hầu rất đông đảo, nắm mọi quyền lực, tầng lớp nông nô nô tì có số lượng lớn, rất đông đảo trong xã hội.
- Giống nhau : giai cấp thống trị và giai cấp bị trị với các tầng lớp quý tộc, địa chủ tư hữu (giai cấp thống trị), nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì. - Khác nhau : Thời Lý - Trần, tầng lớp quý tộc vương hầu rất đông đảo, nắm mọi quyền lực, tầng lớp nông nô nô tì có số lượng lớn, rất đông đảo trong xã hội. Thời Lê sơ, tầng lớp nông nô không còn, nô tì giảm dần về số lượng và được căn bản giải phóng vào cuối thời Lê sơ, tầng lớp địa chủ tư hữu phát triển rất mạnh.
Nếu Tí cho Sửu 18 viên bi thì số bi của 2 bạn bằng nhau nên ban đầu Tí hơn Sửu 36 viên bi
Số bi của Tí ban đầu là :
36 : ( 7 - 4 ) x 7 = 84 ( viên )
Số bi của Sửu ban đầu là :
84 - 36 = 48 ( viên )
:))
1 doesn't like
2 was reconstructed
3 have ever tried
4 will you take
5 is made
6 often rains - isn't raining
7 had
8 are standing
9 are
câu 1 : có nền kinh tế phát triển cao ,có ngành công nghiệp đứng đầu thế giới như sản xuất điện ,máy móc ,thiết bị...
nông nghiệp : là một trong những vùng xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới
câu 2 :diện tích đồng bằng lớn nhất thế giới . Đồng thời đây cũng là nơi làm cho biển ít mặn nhất vì hằng ngày sông a-ma-dôn đổ vào biển hàng triệu lít nước ngọt
Thân cuốn:
-Dạng thân cây khác các dạng thân cỏ leo bò, thân bàu bì. Dạng sống thực vật trong rừng mưa nhiệt đới thường thấy nhiều đại diện cho hình thái thân cây này. Thân cây bò tràn lan trên mặt đất hoặc bò, nương tựa, níu, quấn vào thân cây khác. Thân cây có hình thái này có thể hóa gỗ hoặc không. Thân cây só thể sử dụng biểu bì gai hoặc dễ phụ sinh để vươn bò leo và bám vững giá thể.
Thân quấn: Thân leo lên và quấn lến vật trụ
Tua cuốn: Thân cây có những tua tua nhìn như lò xo, cuốn vào thân cho chắc.
a: góc ABC=90 độ-góc ACB
góc KHC=90 độ-góc ACB
=>góc ABC=góc KHC
b: Xét ΔBAH vuông tại A và ΔBKH vuông tại K có
BH chung
góc ABH=góc KBH
=>ΔBAH=ΔBKH
=>BA=BK và HA=HK
=>BH là trung trực của AK
c: Xét ΔIBC có
BD,CA là đường cao
BD căt CAt tại H
=>H là trực tâm
=>I,H,K thẳng hàng
d: ΔADK đều
=>góc ADH=30 độ
=>góc AIK=30 độ
=>góc ABC=60 độ
Dưới triều đại của mình, ông dành nhiều thời gian để đánh dẹp các nơi phản loạn, vì cơ bản nước Đại Cồ Việt vẫn chưa thu phục được lòng tin của các tộc người vùng biên cương. Triều đình trung ương dần được củng cố, các thế lực phiến quân bị đánh dẹp, kinh đô được dời từ Hoa Lư về thànhĐại La vào tháng 7 năm 1010, và thành này được đổi tên thành Thăng Long, mở đầu cho sự phát triển lâu dài của nhà Lý tồn tại hơn 200 năm.( cái này là Lý Công Uẩn nha)
Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản là một quý tộc nhà Trần, sống ở thời kỳ trị vì của vua Trần Nhân Tông, có công tham gia kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai.( cái này của Trần Quốc Toản , hơi ngắn)suy nghĩ mik chưa làm đc nha
Tiểu sử của Lê Doãn Sửu :
Vào giữa mùa Xuân năm Tân Sửu(1901), Lê Doãn Sửu ra đời tại lkhu phố Đệ Thập, thành phố VInh(nay là phường Bến Thuỷ- thành phố Vinh), tỉnh Nghệ An. Vợ chồng anh Lê Doãn Xường và Nguyễn Thị Chắt đã đặt tên con là Lê Doãn Sửu để không quên năm sinh của cậu con trai đầu lòng.
Thành phố Vinh vào những năm đầu thế kỷ XX, các nhà tư bản Pháp lợi dụng quyền thống trị đã cướp đất của nông dân quanh vùng để xây dựng các nhà máy. Người nông dân không có một tấc đất cắm dùi, ngoài ra còn chịu cảnh sưu cao thuế nặng và họ lâm vào cảnh bần cùng hoá. Hàng ngày người đàn ông phải đi làm thuê trong các nhà máy còn phụ nữ ở nhà buôn thúng bán mẹt hoặc đi làm thuê, cấy rẽ nhưng vẫn không đủ ăn. Lớn lên trong hoàn cảnh gia đình khó khăn như bao gia đình khác ở trong vùng, Lê Doãn Sửu phải đi làm thuê cùng với cha trong nhà máy Diêm vào năm 16 tuổi.
Nhà máy Diêm ra đời năm 1907 thuộc công ty vô danh Rừng và Diêm(gọi tắt là SIFA) với số lượng công nhân khoảng 750 người trong đó công nhân nam chiếm 1/4, nữ chiếm 2/4 và trẻ em chiếm ¼. Nhà máy có 6 bộ phận chính: nhà đẽo, nhà kẽm, bộ phận cầm bàn, sấy vỏ, bỏ que, quét phấn và dán tem. Ngoài ra có bộ phận nhỏ làm nhiệm vụ sửa chữa nhà cửa, phân xưởng. Mỗi bộ phận có một cai và một phó cai quản lý công nhân. Giám đốc và phó giám đốc nhà máy là người Pháp thông qua quản lý của nhà thầu khoán là Trương Đắc Lạp. Trẻ em vào làm việc trong nhà máy Diêm thường ở bộ phận bỏ que(que diêm đã hoàn chỉnh bỏ vào bao).
Lê Doãn Sửu hàng ngày được chứng kiến cảnh công nhân bị bọn chủ đánh đập vì những lỗi nhỏ. Trẻ em làm việc mỗi ngày từ 17 dến 18 giờ nhưng chỉ được trả với đồng lương hết sức thấp và thường xuyên bị đánh đập: nếu xếp que diêm vào hộp chậm là bị đánh hoặc xếp que không chặt cũng bị đánh...Lúc nào tên cai Học cũng lăm le chiếc roi dài dò xét công nhân trong xưởng.
Cùng các bạn trong khu phố làm ở nhà máy Diêm như Lê Mao, Lê Viết Thuật, Nguyễn Phúc, Nguyễn Viết Lục... trông thấy cảnh chủ nhà máy đối xử với công nhân như vậy Lê Doãn Sửu rất tức, nhung không biết làm thế nào. Tuổi trẻ hăng hái họ định tìm cách trừng trị bọn cai, nhưng nếu trừng trị không thành thì sẽ bị đuổi việc ...
Năm 1921, Lê Doãn Sửu và các bạn nghe nói có phong trào thanh niên xuất dương sang Xiêm, Trung Quốc để hoạt động cách mạng chống Pháp, nhưng nhà anh quá nghèo, cơm không đủ ăn lấy tiền đâu mà làm lộ phí. Hàng ngày các anh nghe tiếng thì thầm bên tai: ở nước ngoài có ông Mã Khắc Tư(Các Mác) giỏi lắm, ông Lý Ninh(Lê nin) đánh đổ chế độ Nga Hoàng ...ở nước ta có ông Nguyễn Ái Quốc đang ở bên Tây mà Tây thì lùng bắt mãi không được...
Lúc này Lê Mao, một người bà con trong họ cách nhà anh 2 km, ít tuổi hơn Lê Doãn Sửu nhưng được anh em công nhân trong nhà máy Diêm yêu quý, công nhân coi Lê Mao như anh trai, lớp có tuổi thì coi như người thân đã bàn anh và các bạn cần thiết phải tổ chức một hình thức sinh hoạt tinh thần để mở mang trí óc. Các anh tìm mua các sách báo như báo “Tiếng dân”, “Tân Thế kỷ” để qua đó hiểu thêm về phong trào cách mạng trên thế giới, hiểu thêm sinh hoạt của thợ thuyền trong nước.
Trong những năm 1923-1924, Lê Doãn Sửu cùng Lê Mao và các bạn trẻ làm trong các nhà máy Diêm, Trường Thi, Cưa....thường đến hội trường Quảng Tri ở trong thành phố Vinh để nghe thầy giáo Trần Văn Tăng, Hà Huy Tập và Trần Phú nói chuyện về lịch sử nhân loại, về những tấm gương nghĩa sỹ yêu nước. Từng bước một Lê Doãn Sửu và các bạn trẻ trong các nhà máy đã được bồi đắp thêm lòng yêu nước và ý chí đấu tranh chống ách cường quyền.
Giữa năm 1924, Lê Doãn Sửu và các bạn của anh nghe anh chị em thợ trong nhà máy bàn tán nhỏ to về việc Phạm Hồng Thái ôm bom giết tên Méc lanh, toàn quyền Đông Dương, lúc y đến Sa Điện (Quảng Châu- TrungQuốc). Lần đầu tiên được nghe chuyện lạ như vậy, tìm hiểu kỹ thì ra Phạm Hồng Thái trước đây là cũng thợ nhà máy Đèn Bến Thuỷ và anh cũng là người Hưng Nguyên đã xuất dương sang Trung Quốc từ đầu năm. Lê Doãn Sửu rất khâm phục tinh thần quả cảm của Phạm Hồng Thái và anh thường nghĩ: giá như trước đây mình có tiền đi xuất dương thì....Và thời gian sau dồn dập nhiều sự kiện trọng đại đã cuốn hút lớp thanh niên như Lê Doãn Sửu. Các anh tham gia phong trào đòi ân xá cụ Phan Bội Châu(1925) và dự lễ truy điệu cụ Phan Chu Trinh(tháng 3/1927).
Ngày 14/7/1925 tại núi Con Mèo(Bến Thuỷ) Hội Phục Việt ra đời do Lê văn Huân, Nguyễn Đình Kiên, Tôn Quang Phiệt, Trần Mộng Bạch, Ngô Đức Diễn ...sáng lập(Hội Phục Việt nhằm: tập hợp lực lượng yêu nước trong nhân dân, đánh đổ thực dân Pháp, khôi phục lại nền độc lập cho đất nước). Hội đã mở rộng cơ sở tổ chức ra cả nước. Dưới sự chỉ đạo của Tổng bộ Hội Phục Việt, phong trào yêu nước ở Vinh - Bến Thuỷ có điều kiện phát triển và nhanh chóng trở thành trung tâm của phong trào yêu nước trong tỉnh và cả xứ Trung Kỳ. Cơ sở của Hội phát triển hầu khắp trong các nhà máy và các đường phố và trường học ở Vinh Bến Thuỷ. Ở nhà máy Diêm, đồng chí Lê Mao đã sớm trở thành thành viên của Hội Phục Việt và anh đã tích cực xây dựng cơ sở của Hội trong nhà máy Diêm; một thời gian sau Lê Doãn Sửu cũng được kết nạp vào Hội. Năm 1927, 4 tiểu tổ Hưng Nam (sau này đổi tên là Tân Việt) do Nguyễn Khắc Long thành lập với tên “Xuân, Hạ Thu, Đông” ở trong các nhà máy và làng Yên Dũng Hạ, Lê Doãn Sửu cùng Lê Mao, Lê Viết Thuật, Nguyễn Viết Lục, Phạm Châu, Lê Thị Kiều Hà, Đinh Văn Đức, Lê Thị Vy là những thanh viên tích cực của các chi bộ đó.
Một thời gian sau do yêu cầu của tổ chức, Lê Doãn Sửu chuyển sang nhà máy Cưa làm việc cùng Nguyễn Viết Lục. Tại đây các anh đã xây dựng được cơ sở của Đảng Tân Việt, nhà máy Trường Thi có Lê Viết Thuật phụ trách, cảng Bến Thuỷ có Phạm Châu, nhà máy Diêm có Lê Mao. ..
Ngày 11/ 4/1928, nhân việc chủ nhà máy đuổi một công nhân, các đồng chí Lê Mao( nhà máy Diêm) và Nguyễn Viết Lục, Lê Doãn Sửu( nhà máy Cưa, thuộc hãng SIFA) đã lãnh đạo công nhân đình công phản đối chủ đuổi thợ vô lý và đòi tăng lương, bỏ cúp phạt. Công nhân nhà máy Diêm nghỉ việc buổi sáng thì chiều hôm đó công nhân nhà máy Cưa cũng nghỉ việc đồng thời đưa yêu sách tương tự. Lần đầu tiên bị thợ hai nhà máy bãi công cùng một lúc, bọn chủ hết sức hoảng hốt. Vì thế ngày hôm sau, chủ hai nhà máy này đã tập trung công nhân lại tuyên bố tăng lương đồng loạt cho mỗi người 5 xu một ngày.ắThng lợi của cuộc đấu tranh đã cổ vũ tinh thần đấu tranh của công nhân trong toàn thành phố.
Tháng 5/1929, nhân dịp cuộc đấu tranh vạch mặt tên Cao Kiên(phó trưởng khu phố Đệ Thập) một khu phố bao gồm thợ thuyền và dân cày, lạm dụng quyền để thu thuế nhà ở tăng gấp ba lần, Đảng Tân Việt chủ trương đưa người của mình vào nắm chính quyền cơ sở để tạo điều kiện cho tổ chức Đảng hoạt động, Đồng chí Lê Mao và Phạm Châu trúng cử chánh, phó lý làng Yên Dũng Hạ; Phạm Châu làm lý trưởng, Lê Mao làm phó lý, từ đó hai đồng chí càng có điều kiện đi lại công khai để hoạt động cách mạng.
Sau khi thành lập, cuối năm 1929, Ban chấp hành lâm thời Trung ương Đông Dương cộng sản Đảng đã cử đông chí Nguyễn Phong Sắc, Trần Văn Cung vào xây dựng cơ sở Đảng ở Trung Kỳ. Các đồng chí đã gặp đồng chí Võ Mai và thành lập Kỳ bộ Đông Dương cộng sản Đảng Trung Kỳ, Nguyễn Phong Sắc làm Bí thư. Cơ quan Xứ uỷ đóng ở làng Vang(thuộc Hưng Nguyên, giáp thành phố Vinh), được một thời gian cơ quan Xứ uỷ dời xuống cống Đệ Nhất, phố Cô Đầu(nay là khu vực bên trái nhà thiếu nhi Việt Đức, Thành phố Vinh).
Vào Nghệ An đồng chí Nguyễn Phong Sắc đặc biệt chú ý phong trào công nhân Vinh Bến Thuỷ. Đồng chí đã gặp Lê Mao, Lê Viết Thuật và Lê Doãn Sửu, lấy đó làm nòng cốt để phát triển tổ chức Đông Dương cộng sản Đảng trong giai cấp công nhân ở Vinh Bến Thuỷ. Kỳ bộ Trung Kỳ đã xây dựng được cơ sở Đảng sâu rộng ở vùng xung quanh thành phố Vinh Bến Thuỷ và trong các nhà máy.
Sau vụ Đông Dương cộng sản Đảng tổ chức rải truyền đơn ở Nghệ An kêu gọi quần chúng kỷ niệm ngày phản đối đế quốc chiến tranh(1/8/1929), đồng chí Trần Văn Cung bị bắt, cơ quan của Xứ uỷ phải chuyển đồ đạc và tài liệu ấn loát xuống nhà đồng chí Lê Doãn Sửu ở làng Yên Dũng Hạ.
Sau ngày Đảng cộng sản Việt Nam ra đời(3/2/1930), tháng 3/1930, Xứ uỷ Trung Kỳ được thành lập và đã chỉ định ra hai Ban chấp hành lâm thời Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tại Nghệ An: Tỉnh bộ Vinh (bao gồm Vinh Bến Thuỷ, hai huyện Hưng Nguyên, Nghi Lộc và thị xã Thanh Hoá); Tỉnh uỷ Nghệ An (gồm các huyện còn lại).
Ngày 20/2/1930, đồng chí Nguyễn Phong Sắc đã triệu tập Lê Doãn Sửu cùng các đảng viên Tân Việt như: Nguyễn Xuân Thanh, Nguyễn Lợi, Lê Viết Thuật, Lê Mao, Nguyễn Phúc, Nguyễn Khắc Thiện...tại Dăm Mụ Nuôi(làng Yên Dũng Thượng, tổng Yên Trường, huyện Hưng Nguyên (nay là phường Hưng Dũng, thành phố Vinh) nói về việc thống nhất lại Đảng và chuyển các đồng chí này thành đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Đồng thời thành lập Tỉnh đảng bộ lâm thời Vinh, đồng chí Lê Mao được bầu làm Bí thư, Ban chấp hành lâm thời gồm các đồng chí Lê Viết Thuật, Lê Doãn Sửu, Nguyễn Phúc, Nguyễn Viết Lục. Hội nghị đã phân công nhiệm vụ cho từng đồng chí:
-Đồng chí Lê Mao: phụ trách phong trào chung cả tỉnh
- Đồng chí Lê Viết Thuật: phụ trách nhà máy Trường Thi và các khu phố khu vực Vinh
-Đồng chí Nguyễn Phúc: phụ trách khu vực Bến Thuỷ
-Đồng chí Nguyễn Viết Lục: trực tiếp nhận giấy tờ và mệnh lệnh cấp trên
-Đồng chí Lê Doãn Sửu: Phụ trách phong trào nông dân huyện Hưng Nguyên và Nghi Lộc.
Sau khi cơ quan Xứ uỷ chuyển xuống nhà đồng chí Lê Doãn Sửu, các đồng chí lãnh đạo Xứ uỷ, Tỉnh uỷ, giao thông liên lạc như Nguyễn Thị Nghĩa(cán bộ liên lạc giữa Trung ương và Xứ), Nguyễn Thị Duệ(cán bộ Xứ) ....thường đi ăn nghỉ tại đây. Để che mắt địch hoạt động, đồng chí Nguyễn Thị Nghĩa trong vai là cô vợ lẽ người Bắc Kỳ của anh công nhân Lê Doãn Sửu. Hàng xóm làng giềng xì xào anh Sửu có hai vợ nhưng các bà ăn ở hoà thuận. Anh Sửu là người tốt số biết dạy vợ... Sau những chuyến đi buôn xa từ ở ngoài Bắc Kỳ về, cô vợ lẽ lại đảm đang công việc nội trợ, gánh nước, quét nhà, giặt giũ quần áo cho “anh ấy” và đi chợ, nấu ăn đỡ tay cho bà cả.
Đồng chí Lê Doãn Sửu có dáng người mập, đầu anh thường húi cua đôi mắt to sáng và hay nhấp nháy,- Chị Nguyễn Thị Minh Khai đặt biệt danh cho anh là "anh nhấp nháy" và chị Nguyễn Thị Nhuân và NguyễnThị Duệ lúc làm việc với anh đều gọi là "anh nhấp nháy". Lê Doãn Sửu thường nói rất nhanh và tính hay đùa nên mọi người ai cũng quý mến. Trong lúc đi hoạt động Lê Doãn Sửu thường cài trang, lúc là công nhân khuân vác với áo nâu bạc màu cỏ vắt chiếc khăn có mỏ neo; lúc thì itrong vai một thầy cúng với áo dài thâm quần cháo lòng đội khăn đóng màu đen. Và không bao giờ bị lộ.
Một thời gian sau đồng chí Nguyễn Thị Nghĩa bị lộ và bị địch đón bắt tại sân ga Trường Thi. Chúng đưa chị về giam tại nhà lao Vinh. Tại nhà lao Vinh mặc dù bị tra tấn dã man nhưng chị Nghĩa không khai nửa lời và đồng chí đã hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ. Cơ quan Xứ uỷ lại phải chuyển đi nơi khác.
Nhân ngày Quốc tế Lao động(1/5/1930), chủ trương của tỉnh bộ Vinh - Bến Thuỷ là huy động công nhân và nông dân khu vực Vinh - Bến Thuỷ làm cuộc biểu tình nhằm biểu dương lực lượng và đưa yêu sách cho nhà chức trách thực dân ở Vinh. Đồng chí Nguyễn Phong Sắc, đặc phái viên của Trung ương Đảng tại Trung Kỳ được cử phụ trách chung. Tỉnh bộ Vinh- Bến Thuỷ do đồng chí Lê Mao làm Bí thư trực tiếp chỉ đạo cuộc đấu tranh của công nhân các nhà máy. Vì các nhà máy riêng biệt nên Tỉnh bộ quyết định mỗi nhà máy có một Ban chỉ huy riêng(mỗi ban có từ 3-7 người). Nhà máy Diêm Bến Thuỷ có 3 người trong ban chỉ huy là: Lê Viết Cường, Nguyễn Thị Duệ, Dương Diên và Lê Mao ngoài việc chỉ huy chung còn trực tiếp chỉ huy cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy Diêm. Nhà máy Điện có 3 người: Nguyễn Duy Thiện, Tài Dung, Bình. Nhà máy Cưa Lao Xiên gồm ba người: Lê, Hậu, Hiến. Nhà máy Cưa Kỳ Sùng Thúc gồm Lê Văn và hai ngườ nữa. Các đơn vị công nhân khuân vác ở cảng Bến Thuỷ có 7 người do Lê Doãn Sửu chỉ huy, nhà máy Trường Thi do Lê Viết Thuật trực tiếp chỉ huy.
Về phía nông dân quanh vùng Vinh Bến Thuỷ, ban chỉ huy gồm Hoàng Trọng Trì, Trần Cảnh Bình...
Cuộc biểu tình của công nông Vinh- Bến Thuỷ đã thu hút hơn 1.200 người (gồm công nhân các nhà máy và nông dân các làng Ân Hậu, Lộc Đa, Yên Dũng ...)tham gia, được tổ chức chu đáo; tuy bị đàn áp đẫm máu nhưng đã gây tiếng vang lớn, mở đầu cho cao trào đấu tranh cách mạng trong cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Cuộc biểu tình được Đảng đánh giá “Lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng xứ ta, công - nông - binh bắt tay nhau giữa trận tiền”.
Được phân công phụ trách phong trào cách mạng huyện Nghi Lộc và Hưng Nguyên, đồng chí Lê Doãn Sửu như con thoi đi lại giữa hai vùng. Đã nhiều lần đồng chí cùng đồng chí Nguyễn Phong Sắc tham dự và chỉ đạo trực tiếp phong trào đấu tranh của nhân dân Nghi Lộc.
Vào khoảng tháng 3/1930, Xứ uỷ Trung Kỳ bắt liên lạc với Lê Xuân Đào, là một đảng viên Tân Việt tích cực ở Hưng Nguyên để xây dựng cơ sở Đảng Tháng 4/1930, đồng chí Lê Xuân Đào đã thành lập chi bộ ghép Đảng cộng sản đầu tiên của hai tổng Phù Long(Hưng Nguyên) và Nam Kim(Nam Đàn) do đồng chí Lê Xuân Đào làm Bí thu. Đồng chí Lê Doãn Sửu lúc này với bí danh là Đông đã về bắt liên lạc với Lê Xuân Đào để xây dựng cơ sở Đảng trong cả vùng.
Để chuẩn bị cho cuộc biểu tình của nhân dân huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên ngày 12/9/1930 đạt kết quả tốt, đồng chí Lê Doãn Sửu đã cùng đồng chí Lê Xuân Đào và các đảng viên trong chi bộ ghép tuyên truyền vận động nhân dân tham gia. Do được chuẩn bị chu đáo, cuộc biểu tình đã thu hút hơn 8.000 nông dân thuộc ba tổng Phù Long, Thông Lãng p(hủ Hưng Nguyên) và tổng Nam Kim(huyện Nam Đàn) tham gia. Đoàn biểu tình với hàng ngũ chỉnh tề, trang bị gậy gộc, giáo, mác giương cao cờ búa liềm vừa đi vừa hô vang khẩu hiệu. Đến ga Yên Xuân, ban chỉ huy bắt trói xếp ga và cắt đứt đường điện tín. Khi đoàn biểu tình đến Thái Lão, thực dân Pháp cho hai máy bay ném bom vào đoàn người. Cuộc biểu tình giải tán. Đến chiều khi bà con nông dân ra khâm liệm và mai táng những đồng chí hy sinh thì thực dân Pháp lại cho máy bay đến ném bom một lần nữa. Tổng cộng số người thiệt mạng trong cuộc biểu tình lên đến 217 người và 125 người bị thương. Ngoài ra chúng còn bắt giam hàng trăm người khác. Vụ tàn sát cực kỳ dã man của thực dân Pháp đã làm chấn động dư luận trong nước và Quốc tế. Ngay sau cuộc biểu tình của nhân dân Hưng Nguyên, đồng chí Lê Doãn Sửu đã cùng các đồng chí trong Tỉnh Đảng bộ Vinh, đồng chí Lê Xuân Đào tổ chức truy điệu những người hy sinh, quyên góp ủng hộ những người bị thương.. Xứ uỷ Trung Kỳ và Tỉnh uỷ Nghệ An phát truyền đơn, đăng báo ca ngợi tinh thần đấu tranh của quần chúng, tố cáo tội ác của chính quyền thực dân Pháp và tay sai. Truyền đơn của Đảng cộng sản Việt Nam kêu gọi nhân dân cả nước đấu tranh: không được đụng đến nhân dân Nghệ Tĩnh; không được đuổi công nhân xã Đệ Thập; không được bắn giết các cuộc biểu tình; không được ném bom tàn sát....
Sau cuộc biểu tình ngày 12/9 ở Hưng Nguyên, đồng chí Lê Doãn Sửu và Lê Xuân Đào đã tích cực chuẩn bị cho việc thành lập phủ uỷ Hưng Nguyên. Cũng trong thời gian này vợ đồng chí Lê Doãn Sửu sinh con gái đầu lòng nhưng vì nhiệm vụ cách mạng, việc nhà đồng chí đã trông nhờ vào ông bà nội ngoại.
Vào cuối tháng 9/1930, Tỉnh uỷ Vinh đã chỉ định ra Ban chấp hành Thành Đảng bộ Vinh - Bến Thuỷ gồm các đồng chí: Trần Hường, Nguyễn Văn Dật, Nguyễn Thị Liên và đồng chí Lê Doãn Sửu, Uỷ viên Tỉnh uỷ Vinh được cử làm Bí thư. Thành uỷ Vinh - Bến Thuỷ được Tỉnh uỷ giao nhiệm vụ quản lý, lãnh đạo các tổ chức cơ sở Đảng và phong trào cách mạng trong thành phố, còn các chi bộ Đảng ở nông thôn giao về huyện uỷ Hưng Nguyên và Nghi Lộc.
Phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Nghệ An và Hà Tĩnh dưới sự lãnh đạo của các tỉnh Đảng bộ phát triển mạnh mẽ. Từ tháng 9/1930 trở đi chính quyền địch ở nhiều địa phương tan rã, các xã bộ nông đứng lên nắm chính quyền điều hành công việc của địa phương.
Tháng 10/1930, khi đồng chí Lê Viết Thuật đang hoạt động ở Hà Tĩnh được điều về cơ quan Xứ uỷ, đồng chí Lê Doãn Sửu và Nguyễn Phúc...được Xứ uỷ giao nhiệm vụ chỉ đạo phong trào cách mạng hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh nhằm duy trì thành quả Xô Viết và đối phó với những âm mưu, thủ đoạn mới của địch.
Cuối năm 1930, phong trào đấu tranh của công nhân phát triển mạnh ở thành phố Vinh các tổ chức quần chúng ra đời. Đồng chí Lê Doãn Sửu giao nhiệm vụ cho đồng chí Nguyễn Thị Nhuận và NGuyễn THị Duệ(công nhân nhà máy Diêm) tổ chức Hội phụ nữ giải phóng. Tổ chức này đã thu hút được đông đảo phụ nữ tham gia(công nhân, buôn bán...). Các hội viên đóng góp ủng hộ vê ftinh thần và vật chất trong lúc gặp khó khăn, quyên góp quần áo gửi cho anh em tù chính trị ở lao Vinh đấu tranh bị địch tịch thu và đốt hết quần áo.
Để chỉ đạo phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng sát sao hơn, Xứ ủy Trung Kỳ đã tổ chức Hội nghị toàn thể (từ ngày 22/4 đến 29/4/1931) tại làng Lộc Đa, tổng Yên Trường, Hưng Nguyên(nay là xã Hưng Lộc, thành phố VInh). Hội nghị ra quyết định giải thể cấp Tỉnh ủy Vinh và thành lập Khu ủy Vinh, Khu ủy Bến Thủy. Hai khu ủy này trực thuộc Xứ ủy. Xứ ủy đã cử hai đồng chí là Nguyễn Văn Lợi và Đinh Văn Đức chỉ đạo việc thành lập hai khu ủy(tháng 5/1931).
Khu ủy Vinh gồm 5 ủy viên do đồng chí Phan Công Vượng làm Bí thư. Khu ủy Bến Thủy do đồng chí Lê Doãn Sửu làm Bí thư.
Để đối phó với phong trào cách mạng đang dâng lên ở hai tỉnh, thực dân Pháp đã tìm mọi cách dìm phong trào vào trong biển máu. Chúng xây thêm các đồn bốt, điều lính các nơi về Nghệ Tĩnh, hàng ngàn chiến sỹ cách mạng bị bắt và chuyển giam trong các nhà tù Lao Bảo, Kon Tum, Ban Mê Thuột, Côn Đảo, Trà Khê....Vào tháng 8/1931 đồng chí Lê Doãn Sửu bị sa vào tay địch. Chúng kết án đồng chí khổ sai chung thân cùng với 12 người khác như Nguyễn Cầu, Phạm Châu, Nguyễn Cận, Mai Trọng Tín, Tôn Gia Chung...(theo bản án số 152 ngày 29/10/1931) và sau đó bản án được Hội đồng cơ mật giảm xuống 13 năm khổ sai và 7 năm quản thúc; đồng thời đày đi nhà tù Buôn Ma Thuột. (theo bản án số 246 ngày 24/6/1932 của Hội đồng cơ mật).
Giữa năm 1934, đồng chí Lê Doãm Sửu và nhiều đồng chí khác được trả tự do nhân dịp toàn quyền Rô bin đến Đông Dương và vua Bảo Đại cưới vợ. Về Vinh Lê Doãn Sửu xin trở lại làm công nhân và tiếp tục hoạt động. Tên của anh lại nằm trong sổ theo dõi của mật thám Pháp(số A.15.941).
Năm 1936-1937 phong trào đấu tranh đòi quyền dân sinh dân chủ ở Vinh phát triển mạnh. Anh Sửu hòa mình vào phong trào đấu tranh của công nhân Vinh Bến Thủy. Ngày 15/7/1937 Lê Doãn Sửu bị bắt trên đường từ Thà Khẹt(Lào) về Vinh(theo Thông tư mật số 845-CS ngày 27/5/1937 của Paul. Hum bert chánh mật thám Vinh gửi liêm phóng Trung Kỳ tại Huế. bị giam ở đồn bang tá VInh, nhưng không có lý do buộc tội thực dân Pháp phải thả anh ra.
Cuối năm 1939, chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, chính phủ Pháp tuyên chiến với Đức và bắt đầu thi hành chính sách phát xít giải tán Đảng cộng sản và các tổ chức dân chủ trong nước cũng như ở các nước thuộc địa của Pháp. Ở Đông Dương chúng điên cuồng tấn công vào Đảng cộng sản và các đoàn thể quần chúng của đảng. Toàn quyền Đông Dương ngày 28/9/1939 ra Nghị định giải tán các tổ chức nghiệp đoàn, tương tế, ái hữu ở Đông Dương. Ngày 5/10/1939, chính phủ Nam triều ra Đạo dụ cấm hội họp, tuyên truyền cộng sản và tịch thu sách báo tiến bộ ở Việt nam. Ở Nghệ An, nhất là ở VInh Bến Thủy, ngoài llực lượng cảnh sát , mật thám cũ, thực dân Pháp còn cấp thêm ngân sách cho mỗi phố trưởng lập một đơn vị "đoàn phòng" gồm 30 tên canh phòng trong khu phố. Những người tù chính trị đã mãn hạn đều bị quản thúc chặt chẽ.
Ngày 20/7/1940, Sô nhi(chánh mật thám Trung Kỳ) đã ra lệnh cho các sở mật thám thuộc Trung Kỳ : "không thể đợi chúng tổ chức xong và có bằng chứng cụ thể mới truy tố. Trong bất cứ tình huống nào, dù chưa có bằng chứng để truy tố cũng phải thi hành tức khắc một trong những biện pháp đã định trong Sắc luật ngày 21/1/1940, đặc biệt là đem những tên hoạt động mạnh nhất đi trại trung đặc biệt".
Lê Doãn Sửu lại bị thực dân Pháp bắt và đưa đi an trí tại Trà Khê(Tỉnh Phú Yên) theo Quyết định số 4206 ngày 7/12/1943. Nói là an trí nhưng nơi đây là rừng thiêng nước độc hoang vu. Thực dân Pháp muốn đọa đày để giết dần giết mòn người chiến sỹ cộng sản.
Hôm bị dẫn giải qua ngã ba đầu làng, vợ chồng đồng chí gặp nhau lần cuối. Lê Doãn Sửu khuyên vợ đừng khóc, can đảm đứng lên, nuôi dạy con thật tốt. Lời đồng chí dặn vợ câu nói cuối cùng mà sau này bà thường nhắc lại với con cháu: “Anh ra đi lần này không hẹn ngày về, em ở nhà chịu khó nuôi con. Nếu các con có nhớ cha, hãy nói: Các con nhìn lên Rú Quyết mà nuôi chí lớn. Còn em nếu nhớ anh, hãy nhìn xuống dòng sông Lam mà nuôi hận rửa sạch căm hờn”.
Đồng chí Lê Doãn Sửu ra đi lần này không bao giờ trở về nữa. Chỉ biết rằng vào một đêm giữa năm 1944, có 3 người lạ mặt vào nhà bà Cao Thị Kỷ, vợ đồng chí Lê Doãn Sửu tại khu phố Đệ Thập; họ mang theo một nải chuối, 5 quả cau và 1 thẻ hương. Một người nói với bà Kỷ: “Anh ấy đi rồi, chúng tôi là bạn của anh ấy trốn được về đây. Chúng tôi xin lập bàn thờ thắp cho anh ấy nén nhang”. Nói rồi họ lập bàn thờ thắp hương khấn vái và chào gia đình rồi vội bước đi thật nhanh. Trong khi đó mẹ con bà chưa hết bàng hoàng và chưa kịp hỏi thăm chồng mình mất ở đâu? nay mộ ở đâu...?
Và cho đến năm 2010 trong thời gian tìm hiểu về quá trình hoạt động cách mạng của đồng chíLê Doãn Sửu, chúng tôi mới được biết đồng chíi đã hy sinh tại Trà Khê(Phú Yên) ngày 27/3/1944 trong thời gian bị an trí tại đây vì bị kiết lỵ nặng nhưng không được cứu chữa
Đồng chí Lê Doãn Sửu đã hy sinh vẻ vang vì sự nghiệp cách mạng. Đó là một tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Mình chỉ biết có thế thôi . k cho mình nhé !
dai the