K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 1 2018

Hoàn toàn có thể đưa ra những định nghĩa như sau làm nền tảng cho khái niệm văn bản:

1. Tính biểu thị. Văn bản được định hình bằng những ký hiệu cụ thể và với ý nghĩa như thế, nó đối lập với các cấu trúc ngoài văn bản. Với văn học nghệ thuật, trước hết, đó là sự biểu thị của văn bản bằng các ký hiệu của ngôn ngữ tự nhiên. Sự biểu thị, trái ngược với sự không biểu thị, buộc phải xem văn bản là sự hiện thực hoá một hệ thống nào đấy, là sự phản ánh vật chất của nó. Trong cặp đối lập ngôn ngữ và lời nói của de Saussure, văn bản bao giờ cũng thuộc về lĩnh vực lời nói. Với lý do như thế, văn bản bao giờ cũng có hàng loạt yếu tố hệ thống và những yếu tố ngoài hệ thống. Thật ra, việc kết hợp các nguyên tắc về trật tự cấp độ và sự chồng xếp đa tầng cấu trúc sẽ dẫn tới chỗ: cái ngoài hệ thống từ giá độ của một trong số những tiểu cấu trúc có thể trở thành cái hệ thống từ giác độ của một tiểu cấu trúc khác; và việc chuyển mã của văn bản sang ngôn ngữ cảm thụ nghệ thuật của cử toạ hoàn toàn có thể chuyển bất kỳ yếu tố nào vào tầng bậc của những cái thuộc hệ thống. Và toàn bộ sự hiện diện của các yếu tố ngoài hệ thống – hệ quả tất yếu của sự vật chất hoá, cũng như cảm giác cho rằng, cùng là những yếu tố như thế, nhưng ở cấp độ này, chúng có thể là những yếu tố thuộc hệ thống, nhưng ở cấp độ khác, chúng lại là những yếu tố ngoài hệ thống, – nhất thiết sẽ đi kèm với văn bản.

2. Tính phân giới. Tính phân giới là đặc trưng của văn bản. Về phương diện này, một mặt, văn bản đối lập với tất cả các ký hiệu được biểu hiện bằng vật chất không thuộc thành phần của nó, theo nguyên tắc can dự, nó đối lập với cái không can dự. Mặt khác, nó đối lập với tất cả các cấu trúc có dấu hiệu không phân giới – ví như cấu trúc của các ngôn ngữ tự nhiên, và các cấu trúc không phân giới (“cấu trúc mở”) của các văn bản bằng lời nói của nó. Nhưng trong hệ thống các ngôn ngữ tự nhiên cũng vẫn có những cấu trúc có phạm trù biểu hiện sự phân giới rõ rệt: ví như từ và, đặt biệt là câu. Không phải ngẫu nhiên mà chúng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc tổ chức văn bản nghệ thuật. Khi xưa, A.A.Potebnhia từng nói về tính đẳng cấu giữa từ với văn bản nghệ thuật. A.M.Piatigorski đã chỉ ra, mối văn bản có một ý nghĩa văn bản duy nhất và ở phương diện này, có thể xem nó là một tín hiệu không thể chia tách. “Thành tiểu thuyết”, “thành bài ký”, “thành văn khấn” – điều đó có nghĩa là hiện thực hoá một chức năng văn hoá nào đó và truyền đạt một ý nghĩa toàn vẹn nào đó. Mỗi một văn bản được người đọc xác định bằng một tổ hợp các dấu hiệu. Vì vậy, chuyển ký hiệu cho một văn bản khác là một trong những phương thức cơ bản dùng để tổ chức các nghĩa mới (dấu hiệu văn bản của một tài liệu được chuyển cho tác phẩm nghệ thuật v.v…).

Trong những loại hình văn bản khác nhau, khái niệm ranh giới được biểu hiện theo những kiểu khác nhau: đó là mở đầu và kết thúc ở cấu trúc triển khai trong thời gian, khung trong hội hoạ, hàng đèn trước sân khấu trong nhà hát. Sự phân giới giữa không gian cấu trúc (nghệ thuật) với không gian phi cấu trúc là phương thức cơ bản của điêu khắc và kiến trúc.

Tính phân cấp của văn bản, việc hệ thống của nó được tách ra thành cấu trúc phức tạp của những tiểu hệ thống sẽ dẫn tới chỗ: hàng loạt yếu tố thuộc cấu trúc bên trong sẽ được phân giới trong các tiểu hệ thống thuộc một loại hình khác (ranh giới của các chương, các khổ, các câu thơ, của các nhịp, phách…). Ranh giới chỉ cho người đọc, rằng anh ta đang tiếp xúc với văn bản bằng cách gợi dậy trong ý thức của anh ta toàn bộ hệ thống của các mã nghệ thuật tương ứng, rằng anh ta đang đứng ở một vị thế cấu trúc vững chắc. Do một loạt yếu tố này thì là tín hiệu của một ranh giới nào đó, còn những yếu tố khác lại là những tín hiệu của một số ranh giới trùng với vị thế chung trong văn bản (kết thúc chương cũng là kết thức cuốn sách), nên trật tự đẳng cấp của các cấp độ cho phép ta nói về vị thế chủ đạo của các ranh giới này hay ranh giới kia (ranh giới các chương giữa vị thế chủ đạo hơn so với ranh giới các khổ, ranh giới của tiểu thuyết giữ vị thế chủ đạo so với ranh giới các chương), nó mở ra khả năng đối sánh vai trò của các tín hiệu phân giới nào đó về phương diện cấu trúc. Song song với điều đó, sự bão hoà ranh giới nội tại của văn bản (sự hiện diện của “ngắt dòng”, phân khổ, hay phân đoạn cấu trúc, chia nhỏ thành các chương v.v…) và sự đánh dấu các ranh giới bên ngoài (mức độ đánh dấu các ranh giới bên ngoài có thể hạ sát tới mức mô phỏng chỗ ngắt máy móc của văn bản) cũng tạo ra cơ sở để phân loại các dạng kiến tạo văn bản.

3. Tính cấu trúc. Văn bản không phải là một trình tự giản đơn của các ký hiệu nằm ở khoảng cách giữa hai ranh giới bên ngoài. Văn bản bao giờ cũng là một tổ chức nội tại biến nó thành một chỉnh thể cấu trúc ở cấp độ ngữ đoạn. Vì thế, muốn thừa nhận một tổ hợp câu nào đó của ngôn ngữ tự nhiên là một văn bản nghệ thuật, cần phải chứng minh, chúng tạo thành một cấu trúc thuộc loại thứ cấp nào đó ở cấp độ tổ chức nghệ thuật.

Nên nhớ, tính cấu trúc và tính phân giới của văn bản gắn bó chặt chẽ với nhau.

3 tháng 3 2019

Truông Bồn là một địa danh thuộc xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, nằm trên tuyến đường chiến lược 15A trong kháng chiến chống Mỹ. Tuyến đường chiến lược này có chiều dài gần 200km, tiếp nối từ quốc lộ 1A - giáp với tỉnh Thanh Hóa, đi qua địa bàn các huyện: Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Đô Lương về đến huyện Nam Đàn.

Tại đây có một ngả rẽ về bến phà Linh Cảm, tỉnh Hà Tĩnh; một ngả đi về thành phố Vinh, qua phà Bến Thủy vào ngã ba Đồng Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Đây là huyết mạch giao thông quan trọng để vận chuyển nhân tài, vật lực chi viện cho chiến trường miền Nam khi máy bay Mỹ ném bom đánh phá, phong tỏa tuyến đường sắt, đường sông, đường biển và quốc lộ 1A đi qua địa bàn tỉnh Nghệ An. Trên tuyến đường chiến lược này, Truông Bồn là điểm nút giao thông đặc biệt quan trọng.

Trong tiếng Nghệ, “truông” là danh từ để chỉ một đoạn đèo dốc chạy giữa hai vách núi hiểm trở. Trọng điểm Truông Bồn có chiều dài 5 km nằm trên tuyến đường 15A. Cung đường này có địa hình phức tạp, lầy, hẹp và dốc, gồm dãy núi đồi liên kết với nhau xen kẽ thung lũng sâu với những địa danh mà sau mấy chục năm, cánh lính trung đoàn chúng tôi mỗi khi họp mặt vẫn không thể nào quên như: Cầu Om, dốc U Bò, khe Vực Chỏng, dốc Kỳ Lợn…

Đặc biệt, tôi và các đồng đội trong chiếc xe đặc chủng P405 đã có lần hút chết tại đây trong một lần hành quân đêm di chuyển khí tài tên lửa qua trọng điểm ác liệt này vào mùa hè năm 1972 rực lửa. Do biết đây là tuyến đường vận tải chiến lược, là yết hầu của con đường chi viện cho miền Nam nên không quân Mỹ đã không ngừng ném bom bắn phá, huỷ diệt. Bom đạn Mỹ đã làm cho một vùng Truông Bồn vốn xanh tươi, trù phú trở nên hoang tàn, rừng bị tiêu huỷ, hầu hết các thôn làng dọc tuyến đường 15A bị tàn phá, rất nhiều bộ đội và TNXP đã hy sinh để bảo vệ trọng điểm huyết mạch này. Nhưng nói đến Truông Bồn là nói về một chứng tích hào hùng, bất hủ, ghi dấu những chiến công và sự hy sinh oanh liệt của quân và dân ta trong cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước. Tiêu biểu là những chiến công và sự hy sinh oanh liệt ngày 31/10/1968 của 13 chiến sĩ TNXP “Tiểu đội cảm tử” - “Tiểu đội thép” - “Tiểu đội cọc tiêu sống” Anh hùng thuộc Ðại đội 317 - Đội 65 - Tổng đội TNXP chống Mỹ cứu nước tỉnh Nghệ An.

 


Ngược thời gian trở về những năm tháng chiến tranh khốc liệt ngày ấy, để bảo vệ trọng điểm giao thông chiến lược này, chúng ta đã thành lập các đơn vị TNXP cùng các bộ phận mạng lưới thông tin liên lạc, lực lượng điều hành phương tiện giao thông, giữ gìn an ninh khu vực Truông Bồn, trong đó có Đại đội TNXP 317 - đại đội TNXP chủ lực được lệnh điều chuyển đến Truông Bồn từ năm 1967.


Vào tháng 7/1968, đại đội đã chọn 14 chiến sĩ, gồm 12 nữ và 2 nam, làm nhiệm vụ trực chiến 24/24 giờ hàng ngày để quan sát, cảnh báo máy bay Mỹ, đánh dấu bom nổ chậm, phối hợp với công binh phá bom, bảo đảm cho chặng đường giao thông qua Truông Bồn luôn thông suốt. Sau chiến dịch “100 ngày đêm đảm bảo mạch máu giao thông”, Ban chỉ huy Tổng đội đã cho phép xét chọn 8 chiến sỹ đã phục vụ hết thời gian 3 năm và có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn được xuất ngũ.

Trong 8 người được chọn thì có 1 người ở nhà chỉ còn mỗi mẹ già đau yếu không có người chăm sóc, 1 người có anh trai là liệt sĩ vừa hy sinh trên chiến trường miền Nam, một đôi nam nữ yêu nhau đã 3 năm chỉ chờ xuất ngũ là tổ chức lễ cưới và 4 người được nhận giấy báo nhập học tại các trường trung học chuyên nghiệp. Tất cả 8 người đã chia tay đồng đội, chờ sáng mai trở về nhà.

Thế nhưng, đêm 30/10/1968, Đại đội 317 nhận lệnh phải cấp tốc thông đường để đoàn xe quân sự vượt qua Truông Bồn vào Nam trước khi trời sáng. Cả 8 TNXP chuẩn bị xuất ngũ ấy đã xung phong cùng các đồng đội của mình ra hiện trường làm nhiệm vụ. 4 giờ sáng ngày 31/10/1968, toàn đơn vị khẩn trương san lấp hố bom. Đến 6 giờ 10 phút khi công việc sắp hoàn thành thì bất ngờ máy bay Mỹ đến oanh tạc. Vì giữ nhiệm vụ trực chiến nên 14 chiến sĩ TNXP ấy không kịp rút về hầm trú ẩn và 13 người đã hy sinh khi chỉ còn hơn 10 tiếng đồng hồ nữa là đến thời điểm 0 giờ ngày 1/11/1968 - thời điểm không quân Mỹ ngừng ném bom bắn phá trên toàn miền Bắc. 13 TNXP - 11 cô gái và 2 chàng trai - hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, người trẻ nhất  là 17 tuổi và người nhiều tuổi nhất mới có 22 tuổi. Sự hy sinh của các chị, các anh đã làm nên huyền thoại Truông Bồn!

 

Với ý nghĩa to lớn đó và được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhằm xây dựng Truông Bồn trở thành “Địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau, ngày 19/4/2010, UBND tỉnh Nghệ An đã quyết định phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình “Bảo tồn, tôn tạo Khu di tích lịch sử Truông Bồn”. Cùng với tỉnh Nghệ An, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ Giao thông Vận tải và nhiều cơ quan, đơn vị, tập thể, cá nhân trong và ngoài nước đã đầu tư, quyên góp, ủng hộ xây dựng, tôn tạo Khu di tích trên diện tích 217.327m2 với tổng mức đầu tư 365 tỷ đồng.

Công trình được khởi công vào ngày 27 tháng 10 năm 2012. Tháng 7/2015, công trình được hoàn thành và ngày 7/8/2015, UBND tỉnh Nghệ An đã tổ chức lễ khánh thành trong niềm xúc động của nhân dân khắp mọi miền của Tổ quốc, của hàng ngàn đại biểu và nhân dân về dự lễ tại nơi chứng tích một huyền thoại bất tử!

Khu Di tích lịch sử quốc gia Truông Bồn được xây dựng trên diện tích 22ha với nhiều cụm công trình quy mô lớn, kéo dài theo trục đường 15A huyền thoại. Ngoài một số hạng mục chính như: Nhà che mộ 13 liệt sỹ, Khu tưởng niệm, Khu quảng trường, Đài chiến thắng, Tháp chuông còn có nhiều công trình phụ trợ khác làm nên cảnh quan tổng thể của khu di tích. Gây ấn tượng mạnh nhất đối với khách tham quan chính là khu Đài tưởng niệm anh hùng liệt sỹ Truông Bồn.

Đây là công trình văn hóa nghệ thuật nhiều màu sắc, vừa để tưởng niệm ghi nhớ, vinh danh các anh hùng liệt sỹ trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước trên mặt trận giao thông vận tải vô cùng gian khổ, ác liệt; vừa là điểm nhấn văn hóa du lịch tâm linh, thu hút khách trong và ngoài nước đến tham quan chiêm ngưỡng và hành lễ. Ở công trình này có một đài hương gồm ba cây hương được làm từ đá xanh nguyên khối cao 27m, đường kính hơn 1m, bên trên có những áng mây phủ đồng tượng trưng cho những nén tâm nhang gửi đến những anh hùng liệt sỹ đã hy sinh tại Truông Bồn.

Phía sau đài hương là bức phù điêu lớn với nhiều họa tiết được chạm khắc tinh xảo, tái hiện hình ảnh cuộc sống, quá trình lao động, chiến đấu đảm bảo giao thông của các cán bộ, chiến sĩ và TNXP trên tuyến đường. Phần chính giữa bức phù điêu là Bia ghi danh 1.240 liệt sỹ hy sinh tại Truông Bồn. Xung quanh Đài tưởng niệm là 2 nhóm tượng và 6 trụ huyền thoại khắc tạc hình ảnh mang tính biểu tượng cho tinh thần chiến đấu, hy sinh anh dũng của lực lượng TNXP nơi đây.

Đây là tấm lòng của các thế hệ được sống, được hưởng hạnh phúc hòa bình hôm nay thành kính biết ơn các liệt sỹ TNXP Truông Bồn - những người đã dâng hiến tuổi xuân cho Tổ quốc./.

3 tháng 3 2019

minh vy , bạn tự làm hay là chép mạng ?

Thầy Ha-men là hình ảnh tiêu biểu nhất cho nỗi đau của một người dân mất nước. Vẫn như mỗi lần, thầy Ha-men đi đi lại lại với cây thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách. Không phải ngày lễ phát phần thưởng hoặc có thanh tra đến trường, nhưng thầy Ha-men vẫn ăn mặc rất trang trọng. Lớp học của trường làng, trước đây ồn ào, vui vẻ thế, nhưng hôm nay trở nên trang trọng khác thường. Ngoài lũ học trò quen thuộc, buổi học hôm nay còn có nhiều bà con dân làng đến dự, và ai nấy đều có vẻ buồn rầu.

Thầy Ha-men với giọng dịu dàng và trang trọng thông báo cho mọi người biết lệnh từ Béc-lin là từ nay, chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát và Lo-ren... Thầy giảo mới ngày mai sẽ đến. Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con. Phrăng vô cùng choáng váng khi nghe thầy nói. Tất nhiên, thầy Ha-men càng xót xa hơn khi nói lên sự thật mà bất cứ người con nào của vùng An-dát và Lo-ren cũng đều không mong muốn. Thầy đã gắn bó với ngôi trường này gần 40 năm, thầy đã phụng sự cho quê hương, hết lòng với Tổ quốc. Bà con đến với trường trong buổi học cuối cùng là để tạ ơn thầy Ha-men trước khi thầy rời xa mái trường thầy nhiều năm gắn bó. Thầy nói lên một cách chân thành, xúc động về sự coi nhẹ học hành, thầy cho rằng đó là một trong những nguyên nhân làm nước Pháp thất bại. Thầy cũng nhẹ nhàng phê phán Phrăng nhiều lần về việc em không chăm chỉ học hành. Bài học yêu nước từ việc chăm chỉ học hành đã được thầy nối lên một cách chân thành và giản dị.

Giờ Ngữ pháp, thầy phân tích và giảng giải để nâng cao lòng tự hào trong mỗi học sinh về một ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sángnhất.Thầy nhấn mạnh về nghĩa vụ bảo vệ và giữ gìn tiếng Pháp đối với mỗi công dân. Yêu tiếng Pháp chính là yêu nước Pháp, yêu nước Pháp đểtiến đến giải phóng đất nước ra khỏi cảnh bị đô hộ. Thầy nhấn mạnh vai trò của chừ viết trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và sức mạnh trong cuộc đấu tranh chống ách nô lệ: Một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù. Có thế nói buổi học cuối cùng là buổi học về lòng yêu nước mà trước hết là yêu tiếng Pháp, bảo vệ và giữ gìn tiếng Pháp. Bài học ấy thiêng liêng biết bao, nhât là đôi với thầy Ha-men, đối với Phrăng và các cô cậu khác, đối với cụ già, Hô-de và bao người dân vùng An-dát trong những năm tháng đau thương.

Hình ảnh người thầy trong buổi học cuối cùng thật trang trọng nhưng cũng thật cảm động. Những gì thầv nói ra đều xuất phát từ tận đáy lòng thầy, đó là lòng yêu nước nồng nàn, yêu quê hương tha thiết và yêu tiếng mẹ đẻ của mình. Thầy cố gắng truyền tải lòng yêu nước của mình đến với thế hộ trẻ, những người sẽ gánh trách nhiệm giải phóng quê hương, giữ gìn nhừng giá trị truyền thống cua dân tộc.

6 tháng 4 2020

Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi muốn đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “Kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ đẻ đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to:
“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”

Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi muốn đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “Kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ đẻ đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to:
“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”

29 tháng 3 2020

Gọi cạnh HLP ban đầu là a ( a>0)

Suy ra diện tích toàn phần của HLP ban đầu là a x a x a

Suy ra cạnh HLP mới là a + 50%a = 150%a

Diện tích toàn phần của HLP mới là: 150%a x 150%a x 150%a = 337.5% a x a x a

Vậy diện tích toàn phần của HLP tắng lên 337,5%

30 tháng 3 2020

thanks bạn nha!

20 tháng 6 2019

Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác. Bác có tên thật là Nguyên Sinh Cung sinh ngày 19/5/1890 và mất ngày 2/9/1960 là một nhà lãnh đạo cách mạng tài ba sáng lập ra Đảng Cộng Sản Việt Nam. Đồng thời là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc, một chiến sĩ Cộng sản quốc tế, một Danh nhân văn hóa thế giới. Mùa xuân năm 1951, tại một khu rừng Việt Bắc, Đại hội Đảng Lao động Việt Nam (Đảng Cộng sản Việt Nam) lần thứ 2 được tổ chức. Hồ Chủ tịch đã thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng đọc báo cáo chính trị quan trọng. Trong đó có đoạn bàn về “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”. Bài “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” được trích trong báo chính trị của Bác Hồ tại Đại hội thứ II của Đảng lao động Việt Nam( Đảng Cộng sản Việt Nam).

2 tháng 3 2021

oesai r. Ngu như bò í

16 tháng 8 2016

Theo em, đó là một thế giới vô cùng tuyệt vời, bởi vì: - Em nhận biết được bao nhiêu điều mới lạ, bao nhiêu vốn trí thức phong phú của loài người: từ những cái gần gũi xung quanh như vì sao cây lại cần ánh sáng, đến những cái xa vời như bầu trời khí quyển và định lí toán học, hóa học, vật lí…. - Qua cánh cổng trường còn cho em rất nhiều bạn bè thân thương, thầy cô yêu kính, với những tình cảm chân thành cao quý. - Qua cánh cổng trường còn cho em hiểu và càng yêu thêm đất nước mình.
 

16 tháng 8 2016

Lí do người mẹ không ngủ được: - Ngày khai trường vào lớp Một là ngày thực sự quan trọng đối với con và với mẹ, đối với mỗi đời người. - Mẹ muốn khắc ghi vào lòng con cảm xúc rạo rực, bâng khuâng, xao xuyến của ngày khai trường => kỉ niệm đẹp của cuộc đời. - Ngày khai trường của con đã làm sống dậy trong tâm tưởng của mẹ ngày khai trường của mình, tiếng đọc bài trầm bổng và cảm giác chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại. - Mẹ nghĩ tới ngày khai trường ở Nhật Bản với sự quan tâm của toàn xã hội và của các quan chức nhà nước. - Mẹ bâng khuâng nghĩ tới giây phút hạnh phúc cầm tay con dắt tới cổng trường để con bước vào thế giới kì diệu.