K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 11 2017

Mình có

28 tháng 11 2017

Hồ Kim Phong có vậy thì cho mik xin nha

21 tháng 11 2019

giờ mới tháng 11 làm j đã có bài học kì

21 tháng 11 2019

tui thi rùi đề là nhưng hơi dài đó

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu 1: Truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê gửi đến người đọc thông điệp gì?

A. Hãy tôn trọng những ý thích của trẻ em.

B. Hãy hành động vì trẻ em.

C. Hãy để trẻ em được sống trong một mái ấm gia đình.

D. Hãy tạo điều kiện để trẻ em phát triển tài năng sẵn có.

Câu 2: Nhà thơ Hồ Xuân Hương được mệnh danh là gì?

A. Nữ hoàng thi ca.

B. Đệ nhất nữ sĩ.

C. Bà chúa thơ Nôm.

D. Bà Huyện Thanh Quan.

Câu 3: Nhân vật chính trong truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê là ai?

A. Những con búp bê.

B. Hai anh em.

C. Người mẹ.

D. Cô giáo.

Câu 4: Bài thơ “Sông núi nước Nam” được coi như là

A. Khúc ca khải hoàn.

B. Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.

C. Bài ca chiến thắng.

D. Áng thiên cổ hùng văn.

Câu 5: Trong những từ sau, từ nào là từ láy bộ phận?

A. Oa oa.

B. Nhanh nhẹn.

C. Nho nhỏ.

D. Ầm ầm.

Câu 6: Trong những từ sau đây, từ nào là từ ghép?

A. Bàn ghế.

B. Liêu xiêu.

C. Róc rách.

D. Lom khom.

B/ PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm):

Câu 1 (2.5 điểm): Chép thuộc lòng bài thơ “Qua Đèo Ngang” (Bà Huyện Thanh Quan). Cho biết thể loại và nội dung của bài thơ?

Câu 2 (1.5 điểm): Sự khác nhau của cụm từ “ta với ta” trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” (Bà Huyện Thanh Quan) và bài “Bạn đến chơi nhà” (Nguyễn Khuyến)

Câu 3 (3 điểm): Cuối văn bản “Cổng trường mở ra”,người mẹ nói: “bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra…”. Em hãy trình bày bằng một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu cho biết thế giới kì diệu đó là gì?

ĐÁP ÁN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN LỚP 7

A. Phần trắc nghiệm:

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

C

C

B

B

B

A

B/ PHẦN TỰ LUẬN:

Câu 1:

- Chép thuộc lòng đúng bài thơ,trình bày sạch sẽ, đúng chính tả: 1 điểm (sai 4 lỗi chính tả trừ 0,5 điểm)

- Nêu đủ nội dung:

· Cảnh Đèo Ngang hoang sơ, heo hút, có sự sống con người nhưng còn thưa thớt, vắng vẻ (0,5 điểm)

· Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan: Nỗi nhớ nước thương nhà và sự cô đơn thầm lặng của tác giả (0,5 điểm)

· Nêu thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật (0,5 điểm)

Câu 2:

Sự khác nhau của cụm từ “ta với ta “trong hai bài thơ là (mỗi ý đạt điểm):

Qua Đèo Ngang

Bạn đến chơi nhà

Ngôi số 1 số ít (chỉ Bà Huyện Thanh Quan)

- Sự cô đơn thầm lặng của tác giả

Ngôi số 1 nhiều (Nguyễn Khuyến và bạn của mình)

- Ngôi số 1 số ít (sự gắn bó hòa hợp của tình bạn đẹp)

Câu 3: Học sinh trình bày được các ý sau:

- Hình thức: Đúng hình thức đoạn văn (1 điểm), có sử dụng phương tiện liên kết phù hợp (0,5 điểm)

- Nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải có được các ý sau:

· Về tri thức: Cung cấp và mở rộng tri thức(0,5 điểm)

· Về tình cảm: Bồi đắp tình cảm tốt đẹp về tình bạn bè, tình thầy cô, đạo lí làm người (0,5 điểm)

· Về năng lực, phẩm chất: Rèn cho mỗi người ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống(0,5 điểm)

→ Là môi trường tốt nhất cho sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của mỗi người.

13 tháng 12 2016

Đề năm ngoái nha ?

Học kì 1

24 tháng 9 2017

Câu 1a nha

21 tháng 11 2019

I. Trắc nghiệm khách quan (2,5 điểm, 10 câu, mỗi câu 0,25 điểm)

Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng.

1. Bài thơ Sông núi nước Nam thường được gọi là gì?

A. Hồi kèn xung trận

B. Khúc ca khải hoàn

C. Áng thiên cổ hùng văn

D. Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên

2. Bài Sông núi nước Nam được viết cùng thể thơ với bài nào?

A. Phò giá về kinh

B. Bài ca Côn Sơn

C. Bánh trôi nước

D. Qua Đèo Ngang

3. Bài thơ Sông núi nước Nam ra đời trong hoàn cảnh nào?

A. Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.

B. Lý Thường Kiệt chống quân Tống trên sông Như Nguyệt.

C. Trần Quang Khải chống giặc Nguyên ở bến Chương Dương.

D. Quang Trung đại phá quân Thanh.

4. Bài thơ Sông núi nước Nam đã nêu bật điều gì?

A. Nước Nam là đất nước có chủ quyền và không một kẻ thù nào xâm phạm được.

B. Nước Nam là một đất nước có truyền thống văn hiến từ ngàn xưa.

C. Nước Nam rộng lớn và hùng mạnh, có thể sánh ngang với các cường quốc khác.

D. Nước Nam có nhiều anh hùng sẽ đánh tan giặc ngoại xâm.

5. Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ sơn hà?

A. Giang sơn

B. Sông núi

C. Đất nước

D. Sơn thuỷ

6. Nghệ thuật nổi bật của bài thơ Sông núi nước Nam là gì?

A. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu cảm xúc

B. Sử dụng điệp ngữ và các yếu tố trùng điệp

C. Ngôn ngữ sáng rõ, cô đúc, hoà trộn giữa ý tưởng và cảm xúc

D. Nhiều hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng

7. Trong các bài thơ sau, bài nào là thơ Đường?

A. Phò giá về kinh

B. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

C. Cảnh khuya

D. Rằm tháng giêng

8. Nhận xét nào sau đây không đúng về tác phẩm trữ tình?

A. Tác phẩm trữ tình thuộc kiểu văn bản biểu cảm.

B. Tác phẩm trữ tình chỉ dùng lối bày tỏ trực tiếp tình cảm, cảm xúc.

C. Tác phẩm trữ tình có ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm.

D. Tác phẩm trữ tình có thể có yếu tố tự sự và miêu tả.

9. Thành ngữ trong câu "Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con." giữ vai trò gì?

A. Chủ ngữ

B. Vị ngữ

C. Bổ ngữ

D. Trạng ngữ

10. Lối chơi chữ nào được sử dụng trong hai câu sau:

"Con cá đối bỏ trong cối đá
Con mèo cái nằm trên mái kèo"

A. Từ ngữ đồng âm

B. Cặp từ trái nghĩa

C. Nói lái

D. Điệp âm

II. Tự luận (7, 5 điểm)

11. (2 điểm): Nhận xét ngắn gọn về sự khác nhau của cụm từ ta với ta trong hai bài thơ Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan) và Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến).

12. (5,5 điểm): Viết bài văn biểu cảm (có sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự) theo một trong hai chủ đề sau:

  • Một kỉ niệm tuổi thơ.
  • Tình bạn tuổi học trò
  • Chúc bạn học tốt !
21 tháng 11 2019

trường bn thi giữa hk1 ak

trường mk ko cần thi

đề đây

Phần I. Văn bản

Câu 1: (1 điểm)

Chép lại nguyên văn phần dịch thơ của bài: “Sông núi nước Nam” (Nam quốc sơn hà) của Lí Thường Kiệt.

Câu 2: (1 điểm)

Vì sao: Bài thơ “Sông núi nước Nam” được coi như là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta? Từ bài thơ đó em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình đối với đất nước ?

Phần II. Tiếng Việt

Câu 1: (1 điểm)

Điệp ngữ là gì?

Câu 2: (1 điểm)

Tìm và chỉ ra tác dụng của phép điệp ngữ trong đoạn thơ sau:

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

Cục cục tác cục ta

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ.

(Trích “Tiếng gà trưa” – Xuân Quỳnh)

Phần III. Tập làm văn

Đề bài : Cảm nghĩ về 1 người thân trong gia đình em mà em yêu quý.

30 tháng 12 2016

C1: mô tả chi tiết bộ phận cơ thể tôm sông

C2:nêu biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại không gây ô nhiễm môi trường

C3: nêu lợi ích của động vật Ruột khoang

C4:tôm sông hoạt động vào thời gian nào? Nêu cách bắt tôm sông? Giải thích cách làm

23 tháng 12 2016

Công Nghệ nha mấy bạn

28 tháng 12 2017

Bạn đang học lớp mấy vậy?

26 tháng 12 2018

Văn lớp mấy vậy bạn !

#Nhi#

26 tháng 12 2018

I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm, 12 câu, mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm).

Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng.

“Khi trời vừa hửng sáng thì Giôn – xi, con người tàn nhẫn, lại ra lệnh kéo mành lên. 

Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó. 

Giôn – xi nằm nhìn chiếc lá hồi lâu. Rồi cô gọi Xiu đang quấy món cháo gà trên lò hơi đốt.

“Em thật là con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi !”, Giôn – xi nói: “Có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội. Giờ chị có thể cho em xin tí cháo và chút sữa pha ít rượu vang đỏ và – khoan – đưa cho em chiếc gương tay trước đã, rồi xếp mấy chiếc gối lại quanh em, để em ngồi dậy xem chị nấu nướng…”

(SGK Ngữ văn 8, tập 1, trang 88)

1. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào?

A. Cô bé bán diêm

B. Hai cây phong

C. Đánh nhau với cối xay gió

D. Chiếc lá cuối cùng

2. Tác giả của văn bản ấy là ai?

A. Ai – ma - tốp

B. O. Hen – ri

C. Xéc – van – tét

D. An – đéc – xen

3. Văn bản chứa đoạn trích thuộc thể loại nào?

A. Truyện ngắn

B. Hồi ký

C. Tiểu thuyết

D. Phóng sự

4. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì?

A. Biểu cảm

B. Nghị luận

C. Tự sự

D. Miêu tả

5. Nội dung chính của đoạn trích là gì?

A. Tình yêu mãnh liệt của Xiu với Giôn – xi

B. Tình yêu mãnh liệt của Giôn – xi với cuộc sống

C. Tâm trạng chán chường của Giôn xi

D. Sự thức tỉnh và niềm tin vào cuộc sống của Giôn – xi

6. Câu văn: "Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó." thuộc loại câu gì ?

A. Câu đơn

B. Câu đặc biệt

C. Câu ghép chính phụ

D. Câu ghép đẳng lập

7. Từ "ơi" trong câu: "Em thật là con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi!" thuộc loại từ nào?

A. Tình thái từ

B. Trợ từ

C. Thán từ

D. Phó từ

8. Dấu ngoặc kép trong câu: "Em thật là con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi !" dùng để làm gì ?

A. Đánh dấu từ ngữ, đoạn dẫn trực tiếp

B. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai

C. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo hàm ý đặc biệt

D. Đánh dấu lời thoại của nhân vật

9. Các từ: "tàn nhẫn, độc ác, lạnh lùng" thuộc trường từ vựng nào dưới đây?

A. Chỉ bản chất con người

B. Chỉ tâm hồn con người

C. Chỉ tâm trạng con người

D. Chỉ đạo đức của con người

10. Nghĩa của từ "tàn nhẫn" là gì?

A. Hay nói xấu, làm hại đến người khác

B. Lạnh lùng, cay nghiệt đối với người khác

C. Độc ác quá mức gây đau khổ tai hại với người khác

D. Ích kỷ, không biết yêu thương người khác

11. Ý nào dưới đây nêu chính xác nhất khái niệm về từ tượng hình?

A. Là những từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật

B. Là những từ gợi tả bản chất của sự vật

C. Là những từ mô tả âm thanh của con người, sự vật

D. Là những từ miêu tả tính cách của con người

12. Câu văn: "Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình." sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. Nói quá

B. Nói giảm, nói tránh

C. Chơi chữ

D. Ẩn dụ

II. Tự luận (7 điểm, 1 câu)

Hãy viết một bài văn giới thiệu về ngôi trường thân yêu của em.

29 tháng 12 2020

mik thi rồi nhưng lỡ làm mất rồi

29 tháng 12 2020

bạn có thể viết câu hỏi cho mik đc ko ... mik đg cần ôn mai mik thi rồi

 

19 tháng 12 2018

cho cau tho 

                           Thân em vừa trắng lại vừa tròn

a, Chép chính xác những câu thơ tiếp thơ để hoàn chỉnh bài thơ Bánh trôi nước của tác giả Hồ Xuân Hương

b, Tìm thành ngữ trong bài thơ trên . Giải thích nghĩa của thành ngữ đó

c, Nếu giá trị nội dung , nghệ thuật của bài thơ em vừa chép