K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

BT11: Em biến thành một hạt mưa nhỏ, hãy kể lại cuộc hành trình của mìnhBT12: Tìm từ địa phương trong các đoạn ngữ liệu và xác định nghĩa toàn dân tương ứng, cho biết đó là ngôn ngữ miền nào?       Ngữ liệuTừ địa phươngPhương ngữ vùng miền Nghĩa toàn dâna.“Lặng nghe mẹ kể ngày xưaBây chừ biển rộng trời caoCá tôm cũng sướng, lòng nào chẳng xuân!Ông nhà theo bạn “ xuất quân”Tui may cũng được vô chân...
Đọc tiếp

BT11: Em biến thành một hạt mưa nhỏ, hãy kể lại cuộc hành trình của mình

BT12: Tìm từ địa phương trong các đoạn ngữ liệu và xác định nghĩa toàn dân tương ứng, cho biết đó là ngôn ngữ miền nào?

 

      Ngữ liệu

Từ địa phương

Phương ngữ vùng miền

 Nghĩa toàn dân

a.

“Lặng nghe mẹ kể ngày xưa

Bây chừ biển rộng trời cao

Cá tôm cũng sướng, lòng nào chẳng xuân!

Ông nhà theo bạn “ xuất quân”

Tui may cũng được vô chân “sẵn sàng”

 Một tay, lái chiếc đò ngang”

                                            (Tố Hữu)

 

 

 

 

b.

 Sáng ra bờ  suối tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng, thật là sang”

                                   (Nguyễn Ái Quốc)

 

 

 

c.

“Tía nuôi tôi lưng đeo nỏ, hông buộc ống tên bước xuống xuồng. Tôi cầm giầm bơi nhưng còn ngoái lên, nói với:..”

                                        (Đoàn Giỏi)

 

 

 

d.

       Bầm ơi sớm sớm chiều chiều

 Thương con bầm chớ  lo nhiều bầm nghe”

 

 

 

 

e.

Thưa cha, con muốn được cha chỉ bảo chúng con về sự tích ngôi đền ni, về tên của các hòn núi,kia trông lại mắt quá cha ạ

                                         (Sơn Tùng)

 

 

1
19 tháng 6 2023

Bài 11:

Gợi một số ý:

- Em đã bắt đầu cuộc hành trình của mình từ những đám mây cao trên bầu trời. 

+ bay lượn trong không khí, được gió thổi đẩy đi theo hướng nào mà nó muốn.

+ cảm nhận được sự mát mẻ và tươi mới của không khí, cùng với cảm giác tự do khi được bay lượn trên bầu trời.

- Sau đó, em bắt đầu rơi xuống đất, trở thành một giọt mưa nhỏ.

+ cảm giác được sự mềm mại và ấm áp của đất, cùng với âm thanh nhẹ nhàng khi giọt mưa chạm vào các vật thể xung quanh.

+ rồi em tiếp tục rơi xuống, trở thành một phần của dòng nước, được đưa đi theo con đường của nó.

- Đích đến cuối cùng của là đại dương theo năm tháng đi cùng dòng nước.

+ cảm nhận được sự mặn mà và mát mẻ của nước biển, cùng với sự đa dạng của các loài sinh vật sống trong đại dương.

+ Khép lại, em đã trở thành một phần nhỏ của biển cả.

8 tháng 9 2018

- Những từ ngữ địa phương xuất hiện ở địa phương này, nhưng không xuất hiện ở địa phương khác

- Sự xuất hiện từ ngữ địa phương cho thấy Việt Nam là đất nước có sự khác biệt giữa các vùng, miền, tự nhiên về tâm lý, phong tục tập quán

9 tháng 3 2018

a, Môi: chỉ cái muôi, thìa múc canh

Nhút: chỉ món ăn làm từ xơ mít

Bá: người anh/ chị lớn tuổi hơn bố mẹ mình.

9 tháng 8 2019

c. Giống âm khác nghĩa với phương ngữ khác hay ngôn ngữ toàn dân.

- Miền Bắc: Hòm làm bằng gỗ hoặc kim loại có đậy nắp.

- Miền Trung và Miền Nam: Hòm là quan tài

26 tháng 5 2019

Các từ địa phương: trái (quả), chi (gì), kêu (gọi), trống hểnh trống hảng (trống huếch trống hoác)

25 tháng 11 2017

Đồng nghĩa, khác âm

Phương ngữ Bắc bộ Phương ngữ Trung Phương ngữ Nam
Dứa Thơm Thơm
Bố Bọ/ ba Ba
Mùi tàu Mùi tàu Ngò gai
Lạc Lạc Đậu phộng
30 tháng 9 2018

Trái - quả

Chén - bát

Mè - vừng

Thơm - dứa

a) Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích- Huế là một trong những trung tâm văn hóa, nghệ thuật lớn của Việt Nam.(Huế)- Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng).(Khởi nghĩa Nông Văn Vân)Trong đoạn văn trên ta thường gặp từ gì? Sau từ ấy người ta cung cấp một kiến thức như thế nào? Hãy nêu vai trò và đặc điểm của loại câu văn định nghĩa, giải...
Đọc tiếp

a) Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích

- Huế là một trong những trung tâm văn hóa, nghệ thuật lớn của Việt Nam.

(Huế)

- Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng).

(Khởi nghĩa Nông Văn Vân)

Trong đoạn văn trên ta thường gặp từ gì? Sau từ ấy người ta cung cấp một kiến thức như thế nào? Hãy nêu vai trò và đặc điểm của loại câu văn định nghĩa, giải thích trong văn bản thuyết minh.

b) Phương pháp liệt kê

Phương pháp liệt kê có tác dụng như thế nào đối với việc trình bày tính chất sự việc. (trang 127 SGK Ngữ văn 8 tập 1)

c) Phương pháp nêu ví dụ

Chỉ ra và nêu tác dụng của các ví dụ trong đoạn trích (trang 127 SGK Ngữ văn 8 tập 1)

d) Phương pháp dùng số liệu, con số

Đoạn văn (trang 127 SGK Ngữ văn 8 tập 1) cung cấp những số liệu, con số nào? Nếu không có số liệu, có thể làm sáng tỏ vai trò của cỏ trong thành phố không?

e) Phương pháp so sánh

Đọc câu văn (trang 128 SGK Ngữ văn 8 tập 1) và cho biết tác dụng của phương pháp so sánh.

f) Phương pháp phân loại phân tích

Hãy cho biết bài Huế đã trình bày đặc điểm của thành phố Huế theo những mặt nào?

1
1 tháng 1 2019

a, Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích

   + Trong các câu văn trên người ta thường sử dụng nhiều từ "là. Sau từ đó người ta cung cấp tri thức về bản chất, đặc trưng của đối tượng.

   + Loại câu văn giải thích, định nghĩa trong thuyết minh có đặc điểm thường xuất hiện từ "là", đưa ra bản chất đối tượng.

b, Phương pháp liệt kê

Phương pháp liệt kê có tác dụng đưa ra hàng loạt số liệu, tính chất, đặc điểm của sự vật nào đó nhằm nhấn mạnh, khẳng định đối tượng cần thuyết minh làm rõ.

   + Đoạn Cây dừa Bình Định: liệt kê lợi ích từ tất cả các bộ phận của cây dừa đều hữu dụng.

   + Đoạn trích trong bài "Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 liệt kê hàng loạt tác hại của bao bì ni lông.

c, Phương pháp nêu ra ví dụ

- Nêu ví dụ là phương pháp thuyết minh có tính thuyết phục . Lấy dẫn chứng từ sách báo, đời sống để làm rõ điều mình trình bày.

   + Trong đoạn trích bài Ôn dịch, thuốc lá nêu ví dụ các nước phát triển xử phạt đối với người sử dụng thuốc lá.

d, Phương pháp dùng số liệu

- Phương pháp dùng số liệu là sử dụng những con số có tính định lượng để giải thích, minh họa, chứng minh cho một sự vật, hiện tượng nào đó.

e, Phương pháp so sánh

- Phương pháp so sánh trong văn thuyết minh là so sánh, đối chiếu một sự vật, hiện tượng nào đó trừu tượng, chưa thật gần gũi, còn mới mẻ với mọi người với những sự vật, hiện tượng thông thường, dễ gặp, dễ thấy.

f, Phương pháp phân loại, phân tích

- Áp dụng phương pháp phân loại, phân tích để làm rõ bản chất, đặc điểm của đối tượng, sự vật. Phương pháp này áp dụng với những đối tượng loại sự vật đa dạng, chia ra từng loại để trình bày.