2. Ở một số trường hợp, nếu người viết chỉ sử dụng kí hiệu đánh dấu phần văn bản bị lược bỏ mà không viết đoạn tóm tắt phần văn bản này thì sẽ gây khó khăn gì cho người đọc?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Qua hai văn bản "Đăm Săn chiến thắng Mtao-Mxây" và "Gặp Ka-ríp và Xi-la", người anh hùng Đăm Săn và Ô-đi-xê đã gây ấn tượng với người đọc bởi phẩm chất tốt đẹp. Đứng trước thử thách, nguy hiểm, cả hai nhân vật luôn sẵn sàng đối mặt mà không lùi bước. Khi gặp khó khăn trong việc triệt hạ Mtao Mxây, Đăm Săn không tỏ ra nản chí mà từ bỏ. Chàng đã tìm mọi cách giải quyết và nhờ lời mách bảo của ông Trời mà hạ gục được Mtao Mxây "Đăm Săn bừng tỉnh, chộp ngay một cái chày mòn, ném trúng vành tai kẻ địch [...] cuối cùng, hắn ngã lăn quay ra đất". Bên cạnh người anh hùng Đăm Săn, ta còn bắt gặp Ô-đi-xê trong sử thi Hy Lạp cũng mang trong mình phẩm chất cao đẹp ấy. Khi ở giữa đại dương mênh mông gặp hai quái vật Ka-ríp và Xi-la, chàng đã động viên và chỉ huy các bạn đồng hành tìm cách để vượt qua chúng "Các bạn ơi! Chúng ta chẳng phải là những người chưa qua thử thách... Nhưng nhờ có lòng dũng cảm, với lời khuyên và mưu trí của ta, nên chúng ta cũng đã thoát nạn,..." Thông qua đây, ta có thể thấy được bản lĩnh lớn lao cùng thái độ ngưỡng mộ của nhân dân với vẻ đẹp và sức mạnh của hai người anh hùng.
* Văn bản Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây
- Cách đánh dấu phần bị tỉnh lược:
+) Kết hợp giữa cách dùng cụm từ để chỉ báo về sự tỉnh lược (lược dẫn, lược một đoạn) và dùng một đoạn văn ngắn tóm tắt nội dung phần bị tỉnh lược.
+) Dùng kí hiệu dấu chấm lửng đặt trong dấu ngoặc vuông [...].
- Giải thích ý nghĩa thông tin của các kí hiệu đánh dấu:
+) Kí hiệu [...]: nhằm đánh dấu phần đoạn văn trước đã bị lược bỏ.
+) Các kí hiệu đánh số 1,2, 3, ... nhằm đánh dấu thông tin chú thích, ý nghĩa, định nghĩa của một số từ ngữ quan trọng cần giải thích cho độc giả hiểu.
Ví dụ: Cước chú số 1 “ché đuê” có nghĩa là tên một loại ché (ché: vò ủ rượu bằng gốm).
- Những chỗ đánh dấu sự tỉnh lược trong văn bản:
+) Phần đầu tiên của văn bản (trang 38, SGK Ngữ Văn 10, tập một).
Dẫn chứng: (Lược dẫn: Hơ Nhị, vợ Đăm Săn bị Mtao Mxây bắt cóc. Đăm Săn cùng dân làng đi đánh Mtao Mxây để cứu vợ mình và chàng đã giành chiến thắng oanh liệt. Phần văn bản dưới đây kể về sự kiện này).
+) Kí hiệu dấu chấm lửng đặt trong dấu ngoặc vuông [...] (trang 40, SGK Ngữ Văn 10, tập một).
+) Lược một đoạn văn trước đó (trang 40, SGK Ngữ Văn 10, tập một).
Dẫn chứng: (Lược một đoạn: Đăm Săn giết Mtao Mxây. Sau trận đánh, tôi tớ và dân làng của Mtao Mxây mang của cải, tài sản về theo Đăm Săn rất đông).
* Văn bản Gặp Ka-ríp và Xi-la
- Cách đánh dấu phần bị tỉnh lược:
+) Kết hợp giữa cách dùng cụm từ để chỉ báo về sự tỉnh lược (lược một đoạn) và dùng một đoạn văn ngắn tóm tắt nội dung phần bị tỉnh lược.
- Giải thích ý nghĩa thông tin của các kí hiệu đánh dấu.
+) Kí hiệu “lược một đoạn”: nhằm tóm tắt nội dung trước đó để mọi người dễ hiểu và có sự liên kết với đoạn sau.
+) Các kí hiệu đánh số 1,2, 3, ... nhằm đánh dấu thông tin chú thích, ý nghĩa, định nghĩa của một số từ ngữ quan trọng cần giải thích cho độc giả hiểu.
Ví dụ: cước chú số 2 (Xi-ếc-xê: nữ chúa xinh đẹp, tóc quăn, cai quản một quốc đảo nơi thủy thủ đoàn lạc vào, vì mê đắm Ô-đi-xê nên tìm cách giam giữ, chung sống với chàng, nhưng cũng chỉ dẫn và giúp đỡ chàng trong hành trình trở về quê hương.
- Chỗ đánh dấu sự tỉnh lược:
Phần đầu tiên của văn bản (trang 44, SGK Ngữ Văn 10, tập một).
Dẫn chứng: (Lược một đoạn: Về đến đảo Ai-ai-ê (Aiaie), chôn cất En-pê-no (Elpenor) và lại lên đường vượt biển cả tìm về quê nhà, Ô-đi-xê được Xi-ếc-xê (Circe) báo trước chàng còn phải gặp những nỗi gian nan khác nữa đồng thời căn dặn chàng cách vượt thoát hiểm nguy).
* Văn bản Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê:
Văn bản này không có phần bị tỉnh lược.
Văn bản tóm tắt trên kể lại nội dung của văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh. Dựa vào sự kiện, tên nhân vật, cốt truyện để nhận ra văn bản.
- Văn bản trên đã tóm gọn được những nội dung chính của văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh.
- Sự khác nhau giữa văn bản gốc với văn bản tóm tắt:
+ Văn tóm tắt có dung lượng ngắn hơn văn bản gốc.
+ Văn bản tóm tắt có số lượng sự việc, nhân vật tí hơn so với tác phẩm
- Yêu cầu đối với văn bản tóm tắt:
+ Ngắn gọn, chính xác về nhân vật và sự kiện quan trọng
+ Lời văn của văn bản tóm tắt là lời văn của mình, không phải lời văn của văn bản
Những khó khăn người đọc sẽ gặp phải nếu người viết chỉ sử dụng kí hiệu đánh dấu phần văn bản bị lược bỏ mà không viết đoạn tóm tắt phần văn bản này:
- Không có sự liên kết tổng thể toàn văn bản.
- Khiến người đọc khó hiểu, mông lung và dễ gây cảm giác hụt hẫng.
- Người đọc sẽ không có cái nhìn toàn diện về thông điệp mà văn bản gửi gắm.
Ví dụ: Trong văn bản Gặp Ka-ríp và Xi-la:
Nếu văn bản chỉ ghi cụm từ “Lược một đoạn” để ám chỉ rằng phần trước đó đã bị lược bỏ mà không nói tóm tắt nội dung phần ấy thì khi độc giả đọc dòng đầu của đoạn văn “Nàng nói vậy, và liền khi đó Rạng đông ngự ngai vàng xuất hiện”, họ sẽ không biết “nàng” ở đây là ai.