Câu 6. Đặc điểm của phản xạ có điều kiện:
A. mang tính bẩm sinh. B. bền vững.
C. mang tính di truyền. D. trả lời kích thích tương ứng, kích thích bất kì.
Câu 7. Khi trời quá nóng da có phản ứng:
A. mao mạch dưới da dãn tiết mồ hôi nhiều.
B. mao mạch dưới da dãn.
C. mao mạch dưới da co.
D. mao mạch dưới da co, cơ chân lông co.
Câu 8. Khả năng nào dưới đây chỉ có ở người mà không có ở động vật?
A. Phản xạ có điều kiện. B. Tư duy trừu tượng.
C. Phản xạ không điều kiện. D. Trao đổi thông tin.
Câu 9. Viễn thị là gì?
Trường THCS Chu Văn An
Năm học 2020- 2021 18
A. Là tật mà mắt có khả năng nhìn gần. B. Là tật mà mắt có khả năng nhìn xa.
C. Là tật mà mắt không có khả năng nhìn . D. Là tật mắt có khả năng nhìn rõ.
Câu 10. Ngăn cách giữa tai ngoài và tai giữa là
A. màng cơ sở. B. màng tiền đình.
C. màng nhĩ. D. màng cửa bầu dục.
Câu 11. Đồ uống nào dưới đây gây hại cho hệ thần kinh ?
A. Nước khoáng B. Nước lọc C. Rượu D. Sinh tố chanh leo
Câu 12. Ở người, có bao nhiêu tuyến nội tiết tham gia vào quá trình điều hoà đường huyết
khi đường huyết hạ ?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 13. Hoocmôn nào dưới đây có khả năng chuyển hoá glixêrin, axit amin thành glucôzơ
?
A. Tất cả các phương án còn lại B. Insulin
C. Cooctizôn D. Glucagôn
Câu 14. Khi tuyến giáp tiết quá nhiều TH, hoocmôn này sẽ tác động ngược lên
A. vùng dưới đồi và tuyến trên thận. B. tuyến giáp và tuyến yên.
C. vùng dưới đồi và tuyến giáp. D. tuyến yên và vùng dưới đồi.
Câu 15. Các tế bào thụ cảm thính giác nằm ở
A. màng bên. B. màng cơ sở.
C. màng tiền đình. D. màng cửa bầu dục.
Câu 16. Vì sao trẻ bị viêm họng thường dễ dẫn đến viêm tai giữa ?
A. Vì vi sinh vật gây viêm họng và vi sinh vật gây viêm tai giữa luôn cùng chủng loại với nhau.
B. Vì vi sinh vật gây viêm họng có thể theo vòi nhĩ tới khoang tai giữa và gây viêm tại vị trí này.
C. Vì vi sinh vật gây viêm họng có thể biến đổi về cấu trúc và theo thời gian sẽ gây viêm tai giữa.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 17. Tai ngoài có vai trò gì đối với khả năng nghe của con người ?
A. Hứng sóng âm và hướng sóng âm
B. Xử lí các kích thích về sóng âm
C. Thu nhận các thông tin về sự chuyển động của cơ thể trong không gian
D. Truyền sóng âm về não bộ
Câu 18. Mỗi bên tai người có bao nhiêu ống bán khuyên ?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 19. Để bảo vệ tai, chúng ta cần lưu ý điều nào sau đây ?
A. Tất cả các phương án còn lại.
B. Vệ sinh tai sạch sẽ bằng tăm bông, tránh dùng vật sắc nhọn vì có thể gây tổn thương màng nhĩ.
C. Tránh nơi có tiếng ồn hoặc sử dụng các biện pháp chống ồn (dùng bịt tai, xây tường cách
âm…).
D. Súc miệng bằng nước muối sinh lý thường xuyên để phòng ngừa viêm họng, từ đó giảm thiếu
nguy cơ viêm tai giữa.
Câu 20. Bệnh tiểu đường có liên quan đến sự thiếu hụt hoặc rối loạn hoạt tính của hoocmôn nào
dưới đây ?
A. GH B. Glucagôn C. Insulin D. Ađrênalin
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cả 5 phát biểu đúng. ¦ Đáp án A.
(1) đúng.
(2) đúng. Vì phản xạ có điều kiện thường trả lời lại nhiều kích thích đồng thời nên cần sự phối hợp nhiều bộ phận thần kinh để xử lý thông tin, phối hợp các cơ quan để cùng trả lời.
(3) đúng. Vì phản xạ có điều kiện được hình thành do học tập và rèn luyện nên số lượng tùy thuộc vào khả năng học tập.
(4) đúng. Vì phản xạ có điều kiện được hình thành do học tập vè rèn luyện, cần sự phối hợp nhiều bộ phận thần kinh để xử lý thông tin. Động vật bậc thấp có hệ thần kinh kém phát triển, tuổi thọ thấp không có nhiều thời gian để học tập.
(5) đúng. Vì phản xạ không điều kiện có tính di truyền, bẩm sinh nên rất bền vững còn phản xạ có điều kiện được hình thành do học tập nên dễ mất đi nếu không rèn luyện.
Phản xạ có điều kiện | Phản xạ không diều kiện | |
Nguồn gốc | - Bẩm sinh |
- Được hình thành ngay trong đời sống. - Trung ương nằm ở vỏ não. |
Tính chất đặc trưng | - Bền vững. - Số lượng có hạn. - Có tính chất di truyền, mang tính chủng loại. - Cung phản xạ đơn giản. | - Dễ bị mất đi khi không củng cố. - Số lượng không hạn định. - Hình thành đường liên hệ tạm thời. - Có tính cá thể, không di truyền. - Trả lời kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện. |
Tác nhân kích thích | - Các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện. | - Kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện. |
Đường đi | - Đơn giản từ nơi tiếp nhận kích thích đến thần king trung ương và phản ứng lại kích thích. | - Phức tạp hơn khi phải từ nơi tiếp nhận kích thích đi đến các phần não bộ đã học tập kiến thức rồi mới phản ứng lại kích thích. |
C6:
C7:A
C8:B
C9:B
C10:C
C11:C
C12:D
C13:A
C14:D
C15:B
C16:B
C17:A
C18:C
C19:A
C20:C
C6:D