K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 3 2023

Em lớp 6

14 tháng 3 2023

Em lớp 5

Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích sau:Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói:- Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ.- Quê anh ở đâu thế? Họa sĩ hỏi.- Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có...
Đọc tiếp

Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích sau:

Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói:
- Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ.
- Quê anh ở đâu thế? Họa sĩ hỏi.
- Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn…

1
5 tháng 12 2021

Tham khảo!

I, MB: Nói đến các tác phẩm viết về  cuộc sống mới hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, thật thiếu sót nếu như không nhắc đến thiên truyện "Lặng lẽ Sa Pa" của nhà văn Nguyễn Thành Long. Tác phẩm đã khắc họa 1 cách chân thực vẻ đẹp của con người lao động trong thời kì ấy mà tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên thông qua đoạn trích ""Anh hạ giọng, nửa tâm sư,.....Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ". 

II, TB 

 1, Khái quát chung 

 - Tác phẩm được sáng tác năm 1970, trong chuyến đi thực tế của tác giả ở Lào Cai, in trong tập “Giữa trong xanh” (1972). “Lặng lẽ Sa Pa” kể về cuộc gặp gỡ tình cờ giữa các nhân vật: ông họa sĩ già, cô kỹ sư trẻ, bác lái xe và anh thanh niên làm khí tượng trong vòng nửa giờ trên đỉnh núi Yên Sơn khi xe dừng lại - hình ảnh tiêu biểu cho những người lao động trong công cuộc xây dựng đất nước sau chiến tranh.

- Nội dung đoạn trích: Đoạn trích là những chia sẻ, suy nghĩ của anh thanh niên về chính công việc của mình, về ý nghĩa công việc. Qua đó làm toát lên vẻ đẹp phẩm chất ở anh. 

2, Phân tích 

 a, Nhân vật anh thanh niên

 * Hoàn cảnh sống và làm việc:

-Hoàn cảnh sống: hoàn cảnh sống khá đặc biệt.

- Công việc: Đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất... phục vụ sản xuất và chiến đấu công việc tuy không nặng nhọc nhưng đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác và phải có tinh thần trách nhiệm cao.

*. Tính cách, phẩm chất:

- Anh có lòng yêu nghề, thấy được công việc thầm lặng của mình là có ích cho cuộc sống "khi ta làm việc, ta với công viêcj là đôi, sao gọi là một mình được",..

- Anh rất yêu thích sách (thể hiện qua lời nói với cô kĩ sư). 

- Một người sống có lý tưởng, có trách nhiệm. Anh ý thức một cách rất rõ ràng: Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?

- Anh sống cởi mở, chân thành, quý trọng tình cảm con người, "thèm người". 

=>hình ảnh người thanh niên thể hiện vẻ đẹp của người thanh niên Việt Nam nói chung trong giai đoạn chống Mĩ: giản dị, chân thành và giàu lý tưởng; góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm, thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong chiến đấu. 

3, Đánh giá chung

-NT

III, KB: Khẳng định lại vấn đề

*bài làm

Nói đến các tác phẩm viết về  cuộc sống mới hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, thật thiếu sót nếu như không nhắc đến thiên truyện "Lặng lẽ Sa Pa" của nhà văn Nguyễn Thành Long. Tác phẩm đã khắc họa 1 cách chân thực vẻ đẹp của con người lao động trong thời kì ấy mà tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên thông qua đoạn trích "Hồi chưa vào nghề.....cho bác vẽ hơn”. 

 Tác phẩm được sáng tác năm 1970, trong chuyến đi thực tế của tác giả ở Lào Cai, in trong tập “Giữa trong xanh” (1972). “Lặng lẽ Sa Pa” kể về cuộc gặp gỡ tình cờ giữa các nhân vật: ông họa sĩ già, cô kỹ sư trẻ, bác lái xe và anh thanh niên làm khí tượng trong vòng nửa giờ trên đỉnh núi Yên Sơn khi xe dừng lại - hình ảnh tiêu biểu cho những người lao động trong công cuộc xây dựng đất nước sau chiến tranh.  Đoạn trích là những chia sẻ, suy nghĩ của anh thanh niên về chính công việc của mình, về ý nghĩa công việc. Qua đó làm toát lên vẻ đẹp phẩm chất ở anh. 

Nhân vật anh thanh niên là 1 trong những nhân vật chính, làm nổi bật nội dung tư tưởng của câu chuyện. Ấn tượng đầu tiên mà người đọc cảm nhận khi tiếp xúc văn bản là Anh thanh niên là người có lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm về công việc.  Anh đã tìm thấy niềm vui trong công việc và xem sách là bạn. Anh có suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc "Khi ta làm việc ta với công việc là đôi, sao coi là  1được" . Anh ý thức một cách rất rõ ràng: Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Nhận thức đó cho thấy anh trẻ nhưng không hời hợt.

Mặc dù, chỉ có một mình trên đỉnh núi cao, anh vẫn chủ động, sắp xếp cho mình một cuộc sống ngăn nắp, đầy đủ, phong phú và thơ mộng: trồng hoa, nuôi gà, đọc sách…Với anh, đọc sách không chỉ là nâng cao kiến thức mà còn để trò chuyện, để thanh lọc tâm hồn. Khi cô kĩ sư, ông họa sĩ… đến phòng ở của anh và quyển sách anh đang đọc dở vẫn còn để mở trên bàn. Chính anh cũng đã khẳng định với cô kĩ sư: Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ. 

Không những thế ở anh còn toát lên sưj chân thành, cởi mở và lòng hiếu khách.  Vì “thèm người” mà anh đã đẩy một khúc gỗ ra chắn giữa đường, buộc xe khách đi qua phải dừng lại. Anh vui mừng ra mặt khi có khách đến thăm. Từ hành động tiếp khách, tiễn khách nồng nhiệt, ân cần, chu đáo cũng thể hiện điều đó.

Hình ảnh người thanh niên thể hiện vẻ đẹp của người thanh niên Việt Nam nói chung trong giai đoạn chống Mĩ: giản dị, chân thành và giàu lý tưởng; góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm, thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong chiến đấu. 

Như vậy, với cốt truyện đơn giản, xây dựng nhân vật qua nhiều điểm nhìn và miêu tả tinh tế, tác phẩm đã khắc họa thành công hình ảnh những conngười lao động bình thường, khẳng định vẻ đẹp của conngười lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.

Bài 7: Đọc đoạn văn, thực hiện các yêu cầu sau:          “Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói:          - Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ.            - Quê anh ở đâu thế? Họa sĩ hỏi.          - Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu đi xa lắm cơ đấy,...
Đọc tiếp

Bài 7: Đọc đoạn văn, thực hiện các yêu cầu sau:

          “Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói:          - Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ.            - Quê anh ở đâu thế? Họa sĩ hỏi.

          - Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn…

(Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, SGK Ngữ văn 9, Tập 1, NXBGD)

A. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn.

B. Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu văn sau: Năm trước, cháu tưởng cháu đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không.

C. Qua đoạn văn, theo em có thể giải thích vì sao anh thanh niên lại từ chối “Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn…”

D. Viết đoạn văn nghị luận (không quá 5 câu) trình bày cảm nhận của em về đoạn văn trên.

0
Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói:- Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ.- Quê anh ở đâu thế? - Họa sĩ hỏi.- Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính...
Đọc tiếp
Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói:- Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ.- Quê anh ở đâu thế? - Họa sĩ hỏi.- Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một - không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ đựơc bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một - hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn...1. Xác định những phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên2. Xác định khởi ngữ có trong câu sau: Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại như thế
0
Con người luôn mong muốn được người khác lắng nghe và được công nhận. Do đó, một người biết cách lắng nghe thường là người được yêu quý và tôn trọng. Những người có thói quen hay phản đối người khác thường chỉ nhận được phản ứng bực bội và bị lảng tránh.Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn không được phép bảo vệ lập trường của mình, nhưng bạn cần thể hiện quan điểm trong sự hòa...
Đọc tiếp

Con người luôn mong muốn được người khác lắng nghe và được công nhận. Do đó, một người biết cách lắng nghe thường là người được yêu quý và tôn trọng. Những người có thói quen hay phản đối người khác thường chỉ nhận được phản ứng bực bội và bị lảng tránh.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn không được phép bảo vệ lập trường của mình, nhưng bạn cần thể hiện quan điểm trong sự hòa nhã. Đừng để những cảm xúc nóng vội lấn át lý trí của bạn, hãy tạo điều kiện cho người đối diện nói hết quan điểm của họ sau đó bạn mới trình bày nhận định của cá nhân mình. Khi đó, bạn không những thực hiện được quan điểm của mình mà cũng không hạ thấp người khác.

Hãy làm cho người khác tận hưởng niềm vui được tỏa sáng. Hãy bỏ thói quen luôn cho rằng mình đúng. Đừng áp đặt, hãy gợi mở. Mọi người xung quanh bạn sẽ cảm thấy thoải mái, tin tưởng và mở lòng ra với bạn hơn. Bạn sẽ có được niềm vui lớn khi giúp người khác hạnh phúc..

(Trích Tất cả đều là chuyện nhỏ – Richard Carlson, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2017, tr.39-40)

Câu 1. Đoạn văn bản trên viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 2. Theo tác giả bài viết, chúng ta nên bày tỏ quan điểm như thế nào khi cần bảo vệ quan điểm của mình?

Câu 3. Anh/ chị có đồng tình với ý kiến của tác giả: “Những người có thói quen hay phản đối người khác thường chỉ nhận được phản ứng bực bội và bị lảng tránh” hay không? Vì sao?

Câu 4. Một số bài học anh/chị rút ra được từ đoạn văn bản trên

 II. Làm văn (5.0)

Câu 1. Từ nội dung đoạn trích trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu lên cách thức để bảo vệ quan điểm của mình một cách hòa nhã.

0
a. Không phải lúc nào người phỏng vấn cũng chỉ nêu những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Ngược lại trong quá trình hỏi đáp, người hỏi còn cần lắng nghe lời đáp, để đưa ra những câu hỏi có tính chất "ngẫu hứng", "ứng đối" nhằm:- Làm cho câu chuyện liên tục, không rời rạc.- Khéo léo lái người được phỏng vấn trở lại chủ đề phỏng vấn nếu thấy họ có dấu hiệu "lạc đề" hoặc...
Đọc tiếp

a. Không phải lúc nào người phỏng vấn cũng chỉ nêu những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Ngược lại trong quá trình hỏi đáp, người hỏi còn cần lắng nghe lời đáp, để đưa ra những câu hỏi có tính chất "ngẫu hứng", "ứng đối" nhằm:
- Làm cho câu chuyện liên tục, không rời rạc.
- Khéo léo lái người được phỏng vấn trở lại chủ đề phỏng vấn nếu thấy họ có dấu hiệu "lạc đề" hoặc thậm chí có khi họ cố ý né tránh vấn đề.
- Gợi mở khiến họ có thể nêu ý kiến rõ ràng hơn.
b. Cuộc phỏng vấn diễn ra trong không khí thân tình, tự nhên. Người phỏng vấn cần lịch thiệp, nhã nhặn, biết lắng nghe, đồng cảm với người cùng nói chuyện, mà còn cần tỏ thái độ tôn trọng ý kiến của họ bằng cách chăm chú ghi chép và tránh chạm vào những chỗ có thể làm cho người phỏng vấn không vui.
c. Kết thúc phỏng vấn người phỏng vấn không nên quên việc cảm ơn người trả lời phỏng vấn đã dành thời gian và công sức cho buổi nói chuyện.

1
14 tháng 12 2017

Khi phỏng vấn, người phỏng vấn không chỉ nêu ra những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Hơn nữa, trong quá trình lắng nghe lời đáp, để đưa ra câu hỏi có tính chất “ngẫu hứng”, “ ứng đối”:

- Làm cho câu chuyện liên tục, không rời rạc

- Khéo léo lái được người trả lời vào chủ đề phỏng vấn khi họ lạc đề, né tránh vấn đề

- Gợi mở để người trả lời có câu trả lời rõ ràng hơn

b, Trong quá trình phỏng vấn, người phỏng vấn cần lịch thiệp, biết lắng nghe, đồng cảm và hợp tác, cần tỏ thái độ tôn trọng ý kiến, lắng nghe và ghi chép

c, Kết thúc phỏng vấn người phỏng vấn không nên quên việc cảm ơn người trả lời phỏng vấn đã dành thời gian và công sức cho buổi nói chuyện.

DẠY TIẾNG ANH Ở VIỆT NAM: ĐỪNG SỢ SAI, CŨNG ĐỪNG THAM TRÌNH DIỄN...Cameron Shingleton là tác giả cuốn sách "Những điều bạn chưa viết về trai Tây" (NXB Trẻ 2017) được viết bằng tiếng Việt. Sinh ở Melbourne, Australia, anh tốt nghiệp tiến sĩ ở Đại học Melbourne. Trong 5 năm sống ở TP.HCM, Cameron đã học tiếng Việt và tìm hiểu sự khác biệt trong văn hóa Đông - Tây.Nghe nói đề thi tiếng Anh THPT...
Đọc tiếp

DẠY TIẾNG ANH Ở VIỆT NAM: ĐỪNG SỢ SAI, CŨNG ĐỪNG THAM TRÌNH DIỄN...

Cameron Shingleton là tác giả cuốn sách "Những điều bạn chưa viết về trai Tây" (NXB Trẻ 2017) được viết bằng tiếng Việt. Sinh ở Melbourne, Australia, anh tốt nghiệp tiến sĩ ở Đại học Melbourne. Trong 5 năm sống ở TP.HCM, Cameron đã học tiếng Việt và tìm hiểu sự khác biệt trong văn hóa Đông - Tây.

    Nghe nói đề thi tiếng Anh THPT quốc gia 2018 đã gây rắc rối cho nhiều thí sinh và đọc báo thấy nói điểm thấp “thê thảm”, tôi quyết định tự mình làm thử. Tôi là người Australia, có bằng tiến sĩ triết học ở Đại học Melbourne nên làm xong chỉ mất 30 phút. Tuy thế, chưa chắc tôi đã được điểm tuyệt đối.

    Ai từng trải qua chương trình học tiếng Anh ở Việt Nam cũng biết nó khá nặng về ngữ pháp. Nhưng đề thi năm nay không đầy ắp câu trắc nghiệm ngữ pháp khô khan. Vấn đề ở đây là các câu hỏi kiểm tra kiến thức từ vựng, kiểu chọn từ gần đồng nghĩa nhất với từ gạch dưới trong câu sau.

    Người ta đã nói nhiều đến việc phải rèn cả 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết), phải chú trọng việc giao tiếp thực tế, thì mới có khả năng dùng đến tiếng Anh một cách toàn diện ở ngoài đời. Người ta nói rất nhiều, rất đúng và cũng từ rất lâu rồi.

    Vài câu hỏi có 2 phương án trả lời đủ đồng nghĩa với từ gạch dưới mà tôi phân vân không biết chọn đáp án nào. Một số câu hỏi khác khiến tôi tự nhủ: Không biết học sinh cấp ba ở Australia có chắc chắn biết cụm từ “disseminate knowledge" (phổ biến kiến thức) hay “broach a subject" (động đến vấn đề nhạy cảm) là gì không.

    Câu hỏi đặt ra: Phần lớn người bản ngữ còn chưa chắc rõ những từ này thì người trẻ Việt Nam sắp vào đại học biết để làm gì?

    Một trong những thách thức ngành giáo dục đang phải đối mặt trong năm học 2018-2019 chính là nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo.

    Trả lời báo chí ngày 4/9, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định: "Chúng tôi cũng tập trung thực hiện nâng cao trình độ ngoại ngữ, đặc biệt tiếng Anh theo hướng không chỉ giáo dục trong, mà còn ngoài nhà trường, để làm sao đề án mà trước kia là 2020, giờ trình Chính phủ điều chỉnh lại là đề án 2080, theo hướng thiết thực, hiệu quả".

    Ở Việt Nam, người ta đã nói nhiều đến việc phải rèn cả 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết), phải chú trọng việc giao tiếp thực tế, thì mới có khả năng dùng đến tiếng Anh một cách toàn diện ở ngoài đời. Người ta nói những điều này rất nhiều, rất đúng và cũng từ rất lâu rồi.

    HIỂU CHẾT LIỀN'

    Đề thi tiếng Anh THPT quốc gia 2018 năm nay (chắc như đề thi mấy năm trước) chỉ kiểm tra khả năng đọc hiểu, không yêu cầu thí sinh viết nguyên câu, không cần bày tỏ ý kiến hay tóm tắt lại thông tin, và tất nhiên không có phần nào liên quan giao tiếp.

    Nếu mục đích là kiểm tra KIẾN THỨC VỀ tiếng Anh (bao gồm một số điểm khá nâng cao) thì đề thi này tuyệt vời. Thế nhưng, nếu mục đích là kiểm tra KHẢ NĂNG DÙNG tiếng Anh thì giá trị của nó hầu như rất ít.

    Đã dạy ở 2, 3 trường đại học lớn ở Việt Nam, tôi nhận ra cái thiếu rất rõ ràng là bài thi không kiểm tra những kỹ năng tiếng Anh học sinh thực sự cần để học đại học một cách hiệu quả, huống chi là để hòa nhập vào thị trường lao động và thành công ở thế giới ngày càng toàn cầu hóa.

    Có nhiều thí sinh bị rớt môn tiếng Anh là chuyện không hề nhỏ. Nhưng vấn đề lớn hơn là ngay cả đối với những thí sinh vượt ải, thậm chí điểm cao chót vót, thì khi vào đại học vẫn chưa chắc có thể sử dụng tiếng Anh thành thục.

    Tôi có thể đưa ra rất nhiều ví dụ, vừa đáng cười vừa đáng buồn, về tiếng Anh kém cỏi của những học sinh tôi đã dạy (một số đã thi tốt nghiệp cấp ba với điểm tiếng Anh kha khá).

    Đã dạy ở 2, 3 trường đại học lớn ở Việt Nam, tôi nhận ra cái thiếu rất rõ ràng là bài thi không kiểm tra những kỹ năng tiếng Anh học sinh thực sự cần để học đại học một cách hiệu quả, huống chi là để hoà nhập vào thị trường lao động và thành công ở thế giới ngày càng toàn cầu hoá.

    Ở một trường đại học tôi dạy môn tiếng Anh giao tiếp năm thứ hai, sinh viên được yêu cầu nộp bài viết về những yếu tố chính của một bài thuyết trình thu hút và thuyết phục khán giả. Đọc xong 4, 5 bài, tôi gần như bị chóng mặt. Tiếng Anh viết của sinh viên thì không tự nhiên, đến độ mất ý nghĩa. Suy nghĩ lại một chút, tôi mới nhận ra tại sao: Phần lớn sinh viên đã viết bài bằng tiếng Việt và nhờ Google dịch giúp vì không có khả năng viết bài đơn giản bằng ngôn ngữ họ đang học. 

    Ở một trường đại học khác, tôi dạy khóa trang bị những kỹ năng tiếng Anh cần thiết cho sinh viên khi vào đại học. Mặc dù sinh viên tham dự đã đậu bài kiểm tra 4 kỹ năng, trong 20 phút đầu, tôi có cảm giác nhiều bạn theo không kịp những điều mình nói bằng một thứ tiếng Anh rõ ràng và thông thường nhất có thể.

    Sinh viên thì nhiệt tình, ham học nhưng không khí vẫn nghẹt thở. Rõ ràng là, mặc dù cũng có thể họ đã luyện nghe khá nhiều, có lẽ gần như chưa bao giờ nghe một người bản ngữ nói tiếng Anh một cách bình thường. Tôi thử đổi sang tiếng Việt: “Các bạn hiểu chết liền đúng không?” Cả lớp cười to. Nhờ vậy, không khí trong lớp mới bớt căng thẳng chút.

    SỢ SAI, SỢ "QUÊ", SỢ HỎI

    Cách học tiếng Anh không thực tế dẫn đến những vấn đề vô cùng lớn, gây ra nhiều hệ quả khác nhau. Và mọi vấn đề này đều xuất phát từ những nỗi sợ cố hữu của người Việt: sợ sai, sợ “quê” và sợ hỏi.

    Thứ nhất là tâm lý sợ sai. Đã nhiều lần bắt chuyện với người Việt bằng tiếng Anh, có khi là người thông minh đã học tiếng Anh nhiều năm, tôi để ý thấy khi bị bắt buộc phải dùng tiếng Anh, thái độ lạc quan, yêu đời của người Việt thường biến mất rất nhanh. Ở trường, họ sợ mắc lỗi thì bị thầy cô, bạn bè chê cười. Về sau, họ sợ nói sai vì không muốn mất mặt trước người nước ngoài.

    Đối với tôi, nỗi “sợ người nước ngoài” này đặc biệt khó hiểu: Khi qua Việt Nam, đại đa số người bản ngữ  không quan tâm người Việt nói sai ngữ pháp hay phát âm chưa chuẩn, mà chủ yếu để ý đến nội dung chính người nói muốn truyền đạt. Bất kỳ ai tự học một ngoại ngữ khác thì đủ “bầm mình” để hiểu rõ việc nói tiếng nước ngoài khó như thế nào.

    Nếu tự ý thức chút nữa, họ càng phải hiểu tầm quan trọng của việc “nói sai”: Trong lớp là nơi thầy cô có thể sửa lỗi, “ngoài đường" là nơi mình phát hiện ra cách nói tiếng Anh nào dễ hiểu, thực dụng và dễ sử dụng nhất.

    Khi bị bắt buộc phải dùng tiếng Anh, thái độ lạc quan, yêu đời của người Việt biến mất rất nhanh. Ở trường, họ sợ mắc lỗi thì bị thầy cô, bạn bè chê cười. Về sau, họ sợ nói sai vì không muốn mất mặt trước người nước ngoài.

    Vấn đề tiếp theo là cái có thể gọi là rối loạn lo âu khi phải đối đầu sự mập mờ, có ảnh hưởng đặc biệt đến khả năng nghe. Người Việt thường được khuyến khích hiểu bài học thông qua việc vận dụng các quy tắc ngữ pháp và tra từ điển. Kết quả là khi họ lâm vào tình trạng chỉ hiểu sơ sơ những gì một người bản ngữ nói - tức là ở tình thế rất bình thường khi đang học một sinh ngữ - thì đã cảm thấy hết sức khó chịu.

    Nguyên nhân là phong cách dạy lỗi thời. Khi giao tiếp bằng tiếng Anh và khó nghe hiểu được, đúng ra người học phải bình tĩnh lại, thử nghe ra những từ khóa cần thiết để hiểu ý chính của người nói và, trong trường hợp vẫn “hiểu chết liền" thì hỏi lại: “Could you say that again?” (Làm ơn nhắc lại được không?)

    Điều đáng nói là hệ thống dạy ngôn ngữ ở Việt Nam thì đã và đang âm thầm làm điều ngược lại: Nó vẫn khiến cho học trò quá rụt rè trong việc hỏi lại những gì họ chưa hiểu, thậm chí khi họ thực sự tò mò muốn biết.

    Vấn đề thứ ba thấy rất rõ ràng khi xem qua đề thi tiếng Anh THPT năm nay là người Việt học tiếng Anh không chú tâm đầy đủ ngữ cảnh liên quan. Khi tôi được đào tạo dạy tiếng Anh cho người không phải bản ngữ, giáo viên hay nhắc các thầy cô tương lai về kết quả của một cuộc nghiên cứu ngôn ngữ học: Để nhớ lâu một từ mới, một học trò với trí nhớ trung bình cần “gặp” lại nó khoảng 7 lần trong 7 tình huống khác nhau.

    Còn phương pháp dạy tiếng Anh phổ biến ở trường Việt Nam thì khác hẳn. Học trò vẫn bị bắt buộc học từ mới một cách máy móc, hiểu ra ý nghĩa từ 1, 2 ví dụ đơn điệu, tách biệt với tình huống cụ thể, không liên quan hành động thực tế nào giúp họ hiểu và nhớ. Kết quả của cách dạy và học này là bài thi phần lớn câu hỏi hoàn toàn thiếu ngữ cảnh.

    CÔNG CỤ GIAO TIẾP HAY NGHỆ THUẬT TRÌNH DIỄN

    Muốn phê phán thì phải có giải pháp khắc phục. Tới đây chắc sẽ có nhiều câu hỏi đặt ra: Một chương trình học Anh ngữ cấp 2, cấp 3 chất lượng cao thì ra sao? Một đề thi chất lượng cần kiểm tra cái gì và nên kiểm tra bằng cách nào?

    Ngoài việc dạy và luyện cả 4 kỹ năng, cái cần được nhấn mạnh là học và hiểu qua bối cảnh, đồng thời khích lệ học trò DÙNG tiếng Anh một cách thiết thực, hiệu quả.

    Dạy ngữ pháp hay từ vựng không có gì sai - dù gì vẫn có những điểm khi học một ngôn ngữ mới, học sinh vẫn phải học thuộc lòng hay lặp đi lặp lại nhiều lần. Nhưng phải công nhận là đại đa số học sinh sẽ không "tiêu hóa" được bài, nếu không có câu chuyện hay thông tin hấp dẫn đi kèm, hoặc không có trò chơi hay thử thách đủ để thu hút và giữ sự chú ý từ người học.

    Khi học viết thì phải khuyến khích học sinh bày tỏ quan điểm của chính mình. Khi học nói phải kích thích học sinh mô tả thế giới xung quanh, những trải nghiệm của chính lứa tuổi teen. Khi học đọc thì phải cho học sinh mang lên lớp tài liệu giàu ý nghĩa được chính các em chọn lọc, chứ không phải bài đọc nghiêm nghị có giá trị giáo huấn nặng nề.

    Phải bắt đầu coi tiếng Anh như công cụ để giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất, chứ không phải môn nghệ thuật để trình diễn, để đánh đố nhau bằng những từ tối nghĩa, bí ẩn và hầu như không người bản xứ nào sử dụng.

    Tôi không có ý khuyên giáo viên gạt bỏ tất cả giáo trình qua một bên. Thế nhưng, đó phải là giáo trình tiếng Anh và thiết bị lớp học “thế hệ mới", cùng với giáo viên tiếng Anh - không cần thiết là người nói tiếng Anh hoàn hảo - được đào tạo trên tinh thần tận dụng nguồn tài liệu khổng lồ hữu ích trên Internet.

    Đề thi tiếng Anh cần được thiết kế lại để có 4 phần riêng kiểm tra cả 4 kỹ năng, đi cùng với chương trình được mở rộng nói đại khái ở trên. Chuyện quan trọng không kém là cần thay đổi triệt để tiêu chí ra đề và chấm bài thi.

    Nếu bài thi thuộc “thế hệ cũ" (như đề thi tiếng Anh THPT 2018) đòi hỏi trình độ hiểu biết về tiểu tiết cao đến mất ý nghĩa thực tế, tiêu chí mới cần xoáy sâu vào giao tiếp thành công, tiếp thụ thông tin hiệu quả hay giãi bày ý kiến mạch lạc, rõ ràng.

    Nói tiếng Anh giọng Việt Nam hơi đặc sệt một chút cũng được, miễn là người nghe hiểu được ý. Viết cũng vậy: Email có sai ngữ pháp hay vụng về chút cũng ít khi thành vấn đề trên thực tế, vì vậy nó không nên bị quan trọng hoá khi ra đề hay chấm điểm.

    Việc phần lớn thí sinh trượt tiếng Anh THPT năm nay không hề có nghĩa là tiếng Anh trung bình của giới trẻ VN không có tiến bộ. Khảo sát so sánh trình độ tiếng Anh của các nước khác chỉ rõ Việt Nam đứng giữa danh sách và có xu hướng đi lên.

    Việt Nam vẫn xếp sau Singapore và Philippines - nơi tiếng Anh là một trong số ngôn ngữ chính thức hay được công nhận là ngôn ngữ giảng dạy, nhưng vẫn trội hơn Nhật Bản. Lớp học tiếng Anh ở Nhật hay Hàn Quốc ép học sinh học gạo và tập trung vào những kiến thức về ngôn ngữ bị tách rời, chủ yếu vì chúng dễ kiểm tra, và đặc biệt thích hợp với tư tưởng bằng cấp.

    Việt Nam có thể học từ ai nếu muốn tiến lên tiếp? Singapore cho học sinh thực hành nói bằng cách học diễn, kể chuyện. Đề thi tiếng Anh cấp ba bao gồm phần viết, nói và nghe; học sinh thi nói phải mô tả hình.

    Ở Philippines, tiếng Anh không chỉ được coi là môn học mà là phương tiện truyền thông hàng ngày. Điều làm học sinh thấy thích thú là trọng tâm của lớp học. Ngoài giờ lên lớp, còn có chương trình tiếng Anh do chính người Philippines nói tiếng Anh lưu loát sản xuất và dẫn.

    Mục đích của chương trình học nên là kỹ năng thực tế giúp học sinh giao tiếp với người nước ngoài, tự giới thiệu sơ qua về bản thân, tìm hiểu người nghe một chút, giao tiếp với họ một cách có hiệu quả. Hay nói một cách cụ thể hơn, để giúp người Việt sắp vào đời không ngại, không muốn chạy trốn, không sợ sai hay mất mặt khi có người nước ngoài đứng trước mặt và bắt chuyện.

    Đương nhiên, vẫn sẽ có những người Việt cần đến kỹ năng tiếng Anh “hàn lâm" và phức tạp hơn. Nhưng chuyện đó không có nghĩa phải lấy từ ngữ “siêu cao cấp" làm trọng tâm của chương trình Anh Ngữ cấp ba. Mục đích rõ ràng, ngay cả của việc học đại học đối với đại đa số sinh viên ngày nay, là có bằng và đủ kiến thức để kiếm được một việc làm sau tốt nghiệp.

    Khi vào đại học, sinh viên giỏi muốn học thật cao sẽ cặm cụi đọc hiểu, thảo luận tài liệu tiếng Anh liên quan chuyên môn của họ, trình bày sự kiện phức tạp và ý kiến tinh tế trong bài viết hay thuyết trình tiếng Anh. Nhưng, để đạt đến trình độ học vấn tiếng Anh cao như vậy, chắc chắn người học không thể bỏ qua cái nền cơ bản: Khả năng dùng tiếng Anh cho những mục đích hàng ngày, như nghe hai người bản ngữ nói chuyện về thời tiết hay bày tỏ quan điểm của mình về iPhone đời mới nhất.

    Nếu đi theo hướng đó, Việt Nam cần phải thay đổi trước tiên định hướng cốt lõi của việc dạy và học tiếng Anh: Phải bắt đầu coi tiếng Anh như công cụ để giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất, chứ không phải môn nghệ thuật để trình diễn, để đánh đố nhau bằng những từ tối nghĩa, bí ẩn và hầu như không người bản xứ nào sử dụng.

    2

    dài vậy trời

    17 tháng 11 2021

    đọc mỏi mắt quá

    Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:Lỗi lầm và sự biết ơnHai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, hai người nói chuyện với nhau và đã có một cuộc tranh cãi gay gắt. Một người nổi nóng, không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Người kia cảm thấy bị xúc phạm, nhưng anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi...
    Đọc tiếp

    Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

    Lỗi lầm và sự biết ơn

    Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, hai người nói chuyện với nhau và đã có một cuộc tranh cãi gay gắt. Một người nổi nóng, không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Người kia cảm thấy bị xúc phạm, nhưng anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.

    Họ tiếp tục bước đi cho tới khi nhìn thấy một ốc đảo, nơi họ quyết định sẽ dừng chân và tắm mát.

    Người bị miệt thị lúc này bị sa lầy và lún dần xuống, người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Thoát khỏi vũng lầy, anh lấy một miếng kim loại khắc lên tảng đá dòng chữ: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.

    Người bạn kia hết sức ngạc nhiên, bèn hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá?”.

    Anh bạn điềm tĩnh trả lời: “Khi ai đó xúc phạm chúng ta, chúng ta nên viết điều đó lên cát – nơi những cơn gió của sự thứ tha sẽ xóa tan những nỗi trách hờn. Nhưng khi chúng ta nhận được điều tốt đẹp từ người khác, chúng ta phải ghi khắc chuyện ấy lên đá – nơi không cơn gió nào có thể cuốn bay đi.”

    Mỗi chúng ra hãy học cách viết những nỗi buồn lên cát, khắc tạc những niềm vui và hạnh phúc lên đá để chúng mãi không phai.

    (Theo Hạt giống tâm hồn)

    Theo em, câu chuyện trên đã cho chúng ta bài học gì?

    A. Phải biết quan tâm đến bạn bè lúc khó khăn, hoạn nạn.

     

    B. Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè vượt qua khó khăn nhất thời.

    C. Biết xóa bỏ những điều không vui trong cuộc sống.

    D. Biết bỏ qua những lỗi lầm và ghi nhớ ân nghĩa.

    1
    13 tháng 10 2019

    Hướng dẫn giải:

    Khoanh đáp án : D