K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 1 2023

     Mối quan hệ kinh tế, văn hoá Việt Nam và Ô-xtrây-li-a được thành lập từ sớm (năm 1973, đến nay được coi là đối tác chiến lược. Kim ngạch xuất nhập khẩu của 2 nước tăng nhanh qua các năm. Bên cạnh quan hệ về kinh tế, Việt Nam và Ô-xtrây-li-a đang ngày càng gắn kết về xã hội và văn hóa. Ô-xtrây-li-a là nơi sinh sống của gần nửa triệu người gốc Việt, một cộng đồng được đánh giá là có cuộc sống ổn định, vững chắc, thành đạt, đặc biệt là giàu bản sắc dân tộc và luôn luôn hướng về quê hương. Đây là một cầu nối về văn hóa và kinh tế rất quan trọng và chắc chắn giữa hai nước. Hai nước hiện đang là đối tác chiến lược của nhau.

17 tháng 1 2018

* Chuyển biến về kinh tế

   - Chuyển biến tích cực:

   + Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa du nhập vào Việt Nam, đem lại nhiều tiến bộ hơn so với phương thức sản xuất phong kiến.

   + Cùng với sự xuất hiện, phát triển của kinh tế hàng hóa, kinh tế Việt Nam bước đầu có sự hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. 

   + Hình thành các đô thị lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn – Chợ lớn,...), các trung tâm công nghiệp mới (Nam Định, Bến Thủy, Hòn Gai...),... 

   - Chuyển biến tiêu cực:

   + Tài nguyên thiên nhiên bị vơi cạn. 

   + Việt Nam trở thành thị trường cung cấp nguyên, nhiên liệu, nhân công và tiêu thụ hàng hóa độc chiếm của thực dân Pháp. 

   + Thực dân Pháp không du nhập một cách hoàn chỉnh phương thức tư bản chủ nghĩa vào Việt Nam. Khi tiến hành khai thác thuộc địa, Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột phong kiến trong mọi lĩnh vực kinh tế. Vì vậy, kinh tế Việt Nam bị kìm hãm, phụ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp; sự phát triển chỉ mang tính chất cục bộ ở một số địa phương, về cơ bản kinh tế Việt Nam vẫn lạc hậu, phát triển thiếu đồng bộ, mất cân đối. 

    * Chuyển biến về xã hội

   - Các giai cấp cũ trong xã hội (địa chủ phong kiến và nông dân) có sự phân hóa sâu sắc:

   + Một bộ phận địa chủ cấu kết với đế quốc để áp bức, bóc lột nhân dân. Tuy nhiên, một số địa chủ vừa và nhỏ còn có tinh thần yêu nước nên đã tham gia vào các phong trào yêu nước, chống Pháp khi có điều kiện.

   + Giai cấp nông dân bị bần cùng hóa và phá sản trên quy mô lớn. 

   - Trong xã hội xuất hiện các giai cấp và tầng lớp mới:

   + Sự phát triển của nền công, thương nghiệp thuộc địa, dẫn đến sự hình thành của đội ngũ công nhân. Công nhân và gia đình họ bị thực dân, phong kiến và tư sản bóc lột nên sớm có tinh thần đấu tranh. Ở đầu thế kỉ XX, lực lượng công nhân Việt Nam còn ít (khoảng 10 vạn người); mục tiêu đấu tranh của họ chủ yếu đòi quyền lợi kinh tế (tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện điều kiện sống và điều kiện làm việc,...); ngoài ra họ còn hưởng ứng các phong trào chống Pháp do các tầng lớp khác lãnh đạo.

   + Tầng lớp tiểu tư sản xuất hiện và ngày càng phát triển về số lượng. Cuộc sống của tiểu tư sản tuy có phần dễ chịu hơn công nhân, nông dân và dân nghèo thành thị, song vẫn bấp bênh. Họ là những người có ý thức dân tộc, lại sớm được tiếp thu với những tư tưởng tiến bộ (nhất là bộ phận giáo viên, học sinh, sinh viên,...), nên tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.

   + Tầng lớp tư sản ra đời. Tư sản Việt Nam bị tư sản Pháp chèn ép, chính quyền thực dân kìm hãm. Song do bị lệ thuộc, yếu ớt về mặt kinh tế, nên họ chưa dám tỏ thái độ hưởng ứng hay tham gia vào các cuộc vận động yêu nước. 

   - Các sĩ phu yêu nước cũng có nhiều chuyển biến về tư tưởng chính trị. Họ bắt đầu tiếp thu trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản và khởi xướng ở Việt Nam một cuộc vận động giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi ở đầu thế kỉ XX. 

   * Mối quan hệ giữa chuyển biến kinh tế và chuyển biến xã hội:

   - Chuyển biến về kinh tế là tiền đề của chuyển biến xã hội. Sự thay đổi cơ cấu kinh tế Việt Nam dưới chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã làm cho xã hội ngày càng phân hóa sâu sắc. 

   - Dưới nền kinh tế phong kiến lạc hậu mới du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, phát triển một cách ì ạch, các giai cấp, tầng lớp mới được hình thành trong xã hội Việt Nam chưa thể lớn mạnh, đủ sức đứng ra cầm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam. 

22 tháng 1 2022

–   Ví dụ 1. Sự thắng lợi của Cách mạng tháng Mười và sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô đã động viên, khích lệ phong trào đấu tranh theo khuynh hướng vô sản ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Nó củng cố lòng tin cho nhân dân ta vào cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc Việt Nam nhất định sẽ thắng lợi nếu có sự lãnh đạo của môt chính Đảng Cộng sản với một đường cách mạng đúng đắn.

–   Ví dụ 2. Sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ nhất có ảnh hưởng sâu sắc tới tình hình Việt Nam. Nền kinh tế phát triển theo hướng phục vụ cho nhu cầu chiến tranh ; Pháp tăng cường việc bắt lính đi làm bia đỡ đạn ; nền kinh tế phát triển theo hướng phục vụ cho nhu cầu chiến tranh…

- Ví dụ 3,4 là cái còn lại, bn tự làm nha.......

22 tháng 1 2022

Cảm ơn ạ

22 tháng 3 2023

• Mối quan hệ giữa hệ kinh tế, hệ tự nhiên và hệ xã hội trong phát triển bền vững: Phát triển bền vững là sự kết hợp hài hoà giữa các hệ thống phụ thuộc lẫn nhau là hệ tự nhiên, hệ xã hội, hệ kinh tế. Phát triển bền vững nhằm giải quyết quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. Trong đó:

- Hệ kinh tế: Việc phát triển kinh tế vừa là nền tảng để nâng cao đời sống xã hội, vừa phải tính toán đến toán tác động như thế nào đến môi trường, xã hội.

- Hệ tự nhiên: Hệ tự nhiên là nguồn tài nguyên phong phú cung cấp nền tảng cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Việc khai thác hệ tự nhiên để phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội phải hướng tới sự phát triển bền vững.

- Hệ xã hội: Trong sự phát triển bền vững, cần nâng cao ý thức xã hội trong bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế bền vững cho các thế hệ mai sau.

• Ví dụ về mối quan hệ giữa hệ kinh tế, hệ tự nhiên và hệ xã hội trong phát triển bền vững: Sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp như: rơm, rạ, lõi ngô, phân động vật, chất thải… để sản xuất ethanol sinh học vừa giải quyết các vấn đề môi trường, vừa phát triển kinh tế và ổn định xã hội về vấn đề năng lượng.

25 tháng 11 2018

Đáp án B

Những biến đổi trong cơ cấu kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp đã kéo theo sự biến đổi về mặt xã hội.